Đổi mới công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 91)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức cấp xã

Đánh giá công chức xã, thị trấn đúng là khâu quan trọng làm tiền đề cho việc bố trí cơng chức và cho cơng tác quy hoạch đồng thời đây cũng là cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo công chức cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Việc đánh giá công chức xã, thị trấn cần phải làm định kỳ hàng năm và đột xuất khi có nhu cầu bố trí, bổ nhiệm ngạch cơng chức. Cơng tác đánh giá công chức xã, thị trấn cần đảm bảo tính cơng bằng, khách quan đáng tin cậy. Phải xác định được một cách chính xác kết quả làm việc, cống hiến của mỗi công chức. Kết quả đánh giá là cơ sở để xem xét khen thưởng, đề bạt, tăng lương, nâng ngạch, đào tạo phát triển cơng chức. Đây là một việc hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm. Để làm tốt công tác này cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, đánh giá phải dựa vào các chuẩn mực cụ thể về chuyên môn,

nghiệp vụ và lấy hiệu quả cơng việc làm thước đo chính. Rà sốt lại chức trách, nhiệm vụ cụ thể của mỗi chức danh cơng chức, từ đó xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chức danh và các tiêu chí để đánh giá mức độ đáp ứng và hồn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, khi đánh giá phải đặt trong điều kiện, hồn cảnh và mơi trường công

tác cụ thể của công chức; đặt trong mối quan hệ biện chứng với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, của địa phương cũng như q trình phấn đấu, phát triển của cơng chức. Đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định trên cơ sở tiêu chuẩn công chức và thực hiện theo đúng qui trình.

Thứ ba, đánh giá cần được tiến hành công khai minh bạch. Sau đánh giá cần

rút ra được những điểm mạnh, yếu của từng công chức, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế, làm rõ các nguyên nhân của việc cơng chức khơng hồn thành nhiệm vụ, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Từ đó, đề ra biện pháp khắc phục, giúp công chức phát huy tốt những ưu điểm, hạn chế khuyết điểm, tồn tại để phấn đấu vươn lên hồn thiện mình đáp ứng u cầu chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, xây dựng cơ chế để nhân dân giám sát nhằm phát hiện hiện kịp thời

những công chức non yếu về trình độ năng lực, sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống để xử lý kịp thời; loại bỏ được những cơng chức có phẩm chất, đạo đức, năng lực yếu khơng hồn thành nhiệm vụ ra khỏi công chức xã, thị trấn.

Thực hiện công tác đánh giá, xếp loại công chức hàng năm, đưa cơng tác đánh giá cơng chức vào nền nếp. Có cơ chế thưởng phạt thích đáng đối với những đơn vị, cá nhân tương xứng với mức độ cơng tác đã hồn thành. Muốn làm được điều này cần thực hiện một số công việc sau:

Một là, xây dựng khung tiêu chí khen thưởng, kỷ luật rõ ràng căn cứ trên

hiệu quả công việc, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức.

Hai là, sau khi đánh giá công chức, khen thưởng, công nhận và biểu dương

thành tích thỏa đáng khơng nên thực hiện mang tính chất hình thức, qua loa nhất là đối với những cơng chức có các sáng kiến cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc. Nếu là tốt được việc này sẽ khuyến khích cơng chức cả về vật chất và tinh thần, đồng thời cịn khuyến khích cơng chức khác noi theo.

Ba là, xây dựng quy định rõ ràng về khen thưởng và kỷ luật trong nội bộ

của mỗi cơ quan, tránh chung chung. Việc kỷ luật được tiến hành nghiêm minh với tất cả công chức nếu vi phạm.

3.2.6. Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách đối với cơng chức cấp xã, huyện Hoa Lư

Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XIII có nêu: “Cải cách cơ bản

chế độ tiền lương của cán bộ, cơng chức, viên chức. Thực hiện kiên trì, kiên quyết có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”

Để nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã, huyện Hoa Lư nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung cần chú trọng xây dựng, hồn thiện và thực hiện các chính sách: Tỉnh phải tiến hành thực hiện đúng, kịp thời những văn bản của cấp trên về chế độ, chính sách đối với cơng chức cấp xã. Trên cơ sở những văn bản đó xây dựng hệ thống chế độ, chính sách phù hợp với điều kiện, thực tiễn của tỉnh.

Phải coi trọng và đầu tư kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hố về trình độ cho cơng chức cấp xã. Có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đi học; căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, địa hình của từng xã có chính sách hỗ trợ khác nhau, đặc biệt quan tâm đối với các xã miền núi. Tạo thuận lợi cho công chức đi học để nâng cao cũng như chuẩn hố trình độ chun mơn.

Ban hành Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, trong đó xác định rõ mục tiêu, phương hướng, giải pháp về xây dựng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2020 - 2025. Trên cơ sở định hướng của Tỉnh ủy, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức rà sốt thực trạng cơng chức xã, thị trấn thuộc địa bàn quản lý để đề ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng công chức cấp xã, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

3.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ đối với công chức cấp xã với công chức cấp xã

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện bổ sung, uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng công chức xã, thị trấn ngay từ đầu vào.

Cùng với cơng tác bố trí, sử dụng cần phải tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với công chức cấp xã. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã nhấn mạnh: “Cơng tác kiểm tra, giám sát phải góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi manh nha”[13, tr 14]. Qua kiểm tra, giám sát sẽ đánh giá được chất lượng, hiệu quả công việc của từng công chức. Đồng thời phát hiện sớm những cơng chức vi phạm, từ đó có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời. Để thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, giám sát công chức cấp xã cần thực hiện các nội dung sau:

Cấp ủy các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tới tồn thể cơng chức cấp xã và quần chúng nhân dân.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động kiểm tra, giám sát. Cấp uỷ các cấp lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát; đề ra chủ trương, nghị

quyết, chương trình, kế hoạch về cơng tác kiểm tra, giám sát đối với công chức cấp xã trong từng giai đoạn nhất định; Uỷ ban kiểm tra huyện uỷ định kỳ, đột xuất kiểm tra việc tổ chức thực hiện; nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng uỷ các xã, thị trấn.

Cấp uỷ các cấp cần kiểm tra công tác đánh giá công chức cấp xã cuối năm của các xã, thị trấn. Việc đánh giá công chức cấp xã cuối năm phải tiến hành thật sự khách quan, dân chủ. Tránh tình trạng kết quả xếp loại cao hơn so với năng lực cũng như chất lượng, hiệu quả cơng việc của cơng chức. Cơng tác phê bình và tự phê bình cần được thực hiện tốt.

Tăng cường việc kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và của nhân dân.

Để nhân dân trực tiếp tham gia giám sát công chức cấp xã cần xây dựng bảng điện tử lấy ý kiến của nhân dân có các nội dung: Tên cán bộ cơng chức, ngày tháng làm việc với thái độ nhiệt tình, niềm nở hay khơng nhiệt tình, giải quyết nhanh hay chậm, giải thích dễ hiểu hay khó hiểu, có thái độ cửa quyền hay khơng, có sách nhiễu hay khơng, có đúng quy định pháp luật hay không. Nếu chưa xây dựng được bảng điện tử thì để người dân góp ý bằng giấy bỏ vào hịm thư góp ý đặt ngay trước phịng bộ phận một cửa. Việc kiểm tra hằng tháng phải có sự tham gia của đại diện nhân dân tránh tình trạng khơng minh bạch, có sự bao che.

UBND huyện tăng cường công tác kiểm tra đột xuất đối với công chức cấp xã. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát công chức của các xã, thị trấn. Phịng Nội vụ cần thực hiện tốt cơng tác tham mưu đối với UBND huyện, chủ động đề xuất với UBND huyện, để có chương trình thanh tra, kiểm tra UBND các xã, thị trấn thuộc địa bàn quản lý.

Từ kết quả thanh tra, kiểm tra, có những biện pháp nhằm uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng, hiệu quả trong thực thi công vụ của công chức cấp xã.

Coi trọng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, rút ra những bài học kinh nghiệm để phát huy, khắc phục kịp thời các yếu kém, tồn tại.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, những sai phạm của công chức cấp xã nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tạo cơ hội cho công chức sai lầm lớn hơn dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân, Đảng mất cán bộ, uy tín của Đảng, của Nhà nước đối với nhân dân bị giảm sút. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của công chức cấp xã phải được tiến hành thường xuyên, UBND cấp xã cần xây dựng kế hoạch đánh giá hàng tuần, hàng tháng không chờ khi công chức vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra, xử lý kỷ luật.

Thanh tra, kiểm tra có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo công chức cấp xã chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Các giải pháp trên đây được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng sinh động về công chức xã, thị trấn ở huyện Hoa Lư trong thời gian qua. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, việc thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện tốt giải pháp kia và ngược lại, vì vậy trong thời gian tới thiết nghĩ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng công chức xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoa Lư.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Trung ương

Tiếp tục nghiên cứu hồn thiện chính sách tiền lương để công chức cấp xã yên tâm công tác. Chế độ về tiền lương của cơng chức xã, thị trấn vẫn cịn tồn tại vấn đề bất hợp lý trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm giải quyết. Đó là, mối quan hệ tiền lương giữa các chức danh cơng chức xã, thị trấn vì có chức danh công chức được giao biên chế số lượng 2 người, có chức danh chỉ biên chế 1 người mà quy mơ loại hình cấp xã khác nhau.

Theo quy định hiện hành, chế độ tiền lương, phụ cấp của cơng chức xã, thị trấn cịn giống nhau cho các các loại hình và quy mơ đơn vị hành chính khác nhau.

Giữa các xã, về chức năng, nhiệm vụ có những điểm giống nhau, song cũng có những đặc điểm, tính chất khác nhau. Giữa các đơn vị hành chính cấp xã cũng có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội, về quy mơ diện tích, dân số dẫn đến khối lượng công việc phải xử lý, giải quyết và độ phức tạp trong quản lý điều hành khác nhau. Do vậy, chế độ phụ cấp cho cơng chức xã, thị trấn cũng địi hỏi phải tính đến các đặc điểm, tính chất, cũng như về quy mơ giữa các đơn vị hành chính để đảm bảo cơng bằng, hợp lý.

Có chương trình hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cơ sở, vật chất cho UBND cấp xã, đặc biệt một số địa phương điều kiện làm việc của cơng chức cấp xã cịn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Đối với các xã, thị trấn có trên 10.000 người, một số chức danh cơng chức khối lượng công việc lớn, ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công chức Địa chính- Xây dựng (Nơng, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, giao thông thủy lợi và môi trường), công chức Văn phòng- Thống kê (thống kê, thủ quỹ, văn thư lưu trữ, văn phòng Đảng ủy), Văn phòng- Thống kê (Văn phịng HĐND và UBND, thi đua khen thưởng và cơng tác Nội vụ), cơng chức Văn hóa - Xã hội (Lao động- thương binh và Xã hội), đề nghị xem xét bổ sung số lượng để bố trí thêm cơng chức làm việc hoặc số người hoạt động không chuyên trách để giúp các chức danh công chức cấp xã nêu trên hoàn thành nhiệm vụ.

Đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Cán bộ, công chức theo hướng phân cấp cho UBND cấp xã thêm một số thẩm quyền trong khen thưởng, xử lý kỷ luật, quản lý, sử dụng cơng chức cấp xã đảm bảo cơ quan có thẩm quyền sử dụng đồng thời có thẩm quyền quản lý, tuyển dụng, khen thưởng, xử lý kỷ luật nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, sử dụng công chức tại UBND cấp xã.

3.3.2. Đối với cấp tỉnh

3.3.2.1. Đối với UBND tỉnh

Tổ chức triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra do Sở Nội vụ đề xuất. Quan tâm, bố trí ngân sách, thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã hơn nữa, đặc biệt là các bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức tin học, quản lý hành chính nhà nước.

Bố trí ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho công chức cấp xã.

3.3.2.2. Đối với Sở Nội vụ

Tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên đề về thực thi nhiệm vụ, công vụ đối với công chức xã.

3.3.3. Đối với cấp huyện

3.3.3.1. UBND huyện

Xây dựng khung tiêu chuẩn làm căn cứ để tuyển dụng công chức xã đảm bảo yêu cầu: căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã, để đưa người đáp ứng đủ những tiêu chuẩn điều kiện cần thiết; có sự am hiểu nhất định về địa phương. Đặc biệt, một số vị trí cơng chức có tính chất đặc thù như địa chính – xây dựng, văn hóa – xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của công chức cấp xã.

Bố trí ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơng chức cấp xã.

3.3.3.2. Phịng Nội vụ

Tham mưu chủ động xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất đối với UBND các xã, thị trấn và công chức cấp xã thuộc địa bàn cấp xã quản lý.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về chất lượng công chức cấp xã và qua đánh giá thực trạng chất lượng công chức cấp xã, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ 2018 đến tháng 3/2021 ở chương 2, tác giả đã xây dựng các giải pháp, bao gồm:

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác cán bộ và đổi mới công tác cán bộ ở cơ sở; tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình về vị trí, vai trị của cơng chức cấp xã; đổi mới cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng đối với công chức cấp xã; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã; đổi mới công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức cấp xã; tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách đối với cơng chức cấp xã, huyện Hoa Lư; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)