Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 71 - 79)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

2.3. Đánh giá chung về chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Một là, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Công chức cấp xã ở huyện Hoa Lư đa phần đều có trách nhiệm với cơng việc, có phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại một bộ phận cơng chức yếu kém về phẩm chất, đạo đức chưa gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vẫn cịn có cơng chức còn vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị như không thường xuyên đeo thẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành giờ giấc vẫn cịn có vi phạm. Theo kết quả điều tra có 21 phiếu (chiếm tỷ lệ 17,8%) thường xun khơng đeo thẻ khi làm nhiệm vụ; 21 phiếu (chiếm tỷ lệ 17,8%) vi phạm trong chấp hành giờ giấc làm việc của cơng chức.

Hai là, trình độ đào tạo, chun mơn, nghiệp vụ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cịn mang nặng về bằng cấp, mang tính thủ tục, hồn thiện hồ sơ, hình thức đào tạo tại chức, từ xa… cịn nhiều, ít mang lại hiệu quả trong công việc.

Một số chức danh cơng chức bố trí chưa hợp lý về chun mơn nghiệp vụ chẳng hạn như Cơng chức địa chính - xây dựng - nơng nghiệp - mơi trường khơng có chun mơn về quản lý đất đai hiện đang phụ trách cả công tác quản lý đất đai do các xã đang thiếu cơng chức địa chính - đất đai (Ninh Giang, Ninh Vân, Ninh An, Ninh Khang) hoặc cơng chức văn phịng (Ninh Vân, Ninh Thắng). Việc chưa đạt chuẩn về số lượng các chức danh theo quy định cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác tham mưu, giúp việc của các cơng chức đó, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định lãnh đạo quản lý của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã.

Hiện nay, trên địa bàn huyện cịn 49/107 (chiếm tỷ lệ 45,8%) cơng chức cấp xã có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo trình độ trung cấp chính trị lý luận - hành chính dẫn đến nhận thức về Đảng, về hệ thống chính trị chưa đồng đều

trong khối công chức của đơn vị cần thiết phải cử đi học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

Kiến thức về pháp luật, về quản lý nhà nước của cơng chức cịn thiếu và yếu, chưa được qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu (chưa qua đào tạo: 92 người, chiếm 74,1%). Chính vì thế vẫn cịn tình trạng cơng chức cấp xã vi phạm các quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao.

Số lượng cơng chức có bằng cấp về ngoại ngữ và trình độ cơng nghệ thơng tin ngày càng tăng cả về chủng loại bằng, chứng chỉ, nhưng thực tế việc sử dụng vào cơng việc thực tế cịn nhiều hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trong khi đó, số lượng cơng chức chưa qua bồi dưỡng cũng còn chiếm số lượng cao (ngoại ngữ chiếm 37,4%; tin học chiếm 16,8%).

Ba là, tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ việc được giao

Xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơng chức cấp xã phát triển chưa đồng đều, bố trí việc làm nhiều chỗ chưa đúng với chuyên môn được đào tạo như: chuyên ngành đào tạo là sư phạm mỹ thuật chức danh đảm nhiệm cơng chức văn hóa (xã Trường n); chun ngành kế tốn, chức danh đảm nhiệm công chức lao động thương binh và xã hội (xã Ninh Hòa); chuyên ngành đào tạo kế tốn chức danh đảm nhiệm cơng chức văn phịng HĐND-UBND (xã Ninh Mỹ)…

Tinh thần trách nhiệm, phong cách làm việc của cơng chức cấp xã cịn yếu và chậm đổi mới. Hiện tượng lãng phí thời gian, đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ hành chính như đọc mạng, tán chuyện, chơi game trên máy tính vẫn chưa được khắc phục Ngồi ra, cơng chức xã đang ở độ tuổi sinh từ 20 đến 40 còn cao (chiếm 51,4%), điều này ảnh hưởng tới việc chấp hành giờ giấc làm việc đôi lúc chưa được nghiêm túc và việc sâu sát cơ sở chưa được thường xuyên và đang làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Một bộ phận cơng chức cấp xã cịn thiếu ý thức, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, cơng vụ như cịn bng lỏng trong quản lý để xảy ra nhiều sai phạm

như để hộ dân xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai (cơng chức Địa chính, nơng nghiệp, xây dựng và mơi trường xã Ninh Xuân), lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (tính đến 6 tháng đầu năm 2018 có 4/118 cơng chức chiếm 3.4%) như lập hồ sơ khống để hưởng chính sách đối với người có cơng (cơng chức đảm nhiệm cơng tác Lao động thương binh và xã hội xã Ninh Hòa, Ninh Vân, Ninh Thắng). Chất lượng cơng việc chưa cao, cịn thiếu khả năng để hoàn thành nhiệm vụ một cách sáng tạo.

Vẫn có trường hợp cơng chức cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình giải quyết cơng việc cịn gây phiên hà cho người dân. Vì vậy, khi khảo sát ý kiến công dân về kết quả giải quyết công việc chuyên môn của công chức chiếm tới 3,3%, trung bình chiếm tới 15,3%.

Nhiều cơng chức cịn kiêm nhiệm chức danh khác nên hạn chế đến việc giải quyết nhiệm vụ chính của chức danh phụ trách. Chính vì vậy, trong thực thi nhiệm vụ, công vụ công chức cấp xã cũng cần phải rèn luyện, nâng cao về kỹ năng làm việc, thông qua việc tự học, tự trau dồi và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp; trình bày, thuyết trình; lập kế hoạch và giải quyết cơng việc; phối hợp, giải quyết công việc; tiếp nhận và xử lý thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin và viết báo cáo.

Hiện nay một số xã (Ninh Xuân, Ninh Vân) nơi làm việc của Chỉ huy trưởng quân sự, của Trưởng công an, xây dựng đã lâu, xuống cấp, chắp vá. Một số phòng làm việc còn thiếu, cơ sở vật chất chưa đảm bảo tốt nhất điều kiện làm việc của công chức. Trang thiết bị phục vụ cơng việc cịn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Bốn là, năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác

Công chức cấp xã ở huyện Hoa Lư có độ tuổi từ 20 đến dưới 50 tuổi là 72 người (chiếm tỷ lệ 76,6%) tuy năng động, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, tinh thần học hỏi chưa cao nên trong công tác chuyên mơn cịn nhiều thiếu sót, xử lý cơng việc cịn nhiều hạn chế, làm mất nhiều thời gian của nhân dân; số

công chức độ tuổi từ 50 đến 60 là 25 người (chiếm 23,4%), có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác nhưng lại có một sức ỳ khá lớn, tình trạng tư duy ngại đổi mới vẫn diễn ra ở một bộ phận công chức cấp xã này. Chính vì vậy, việc tiếp cận với phương thức quản lý tiên tiến, sử dụng trang, thiết bị, cơng nghệ hiện đại cũng cịn hạn chế, chậm tiếp thu những kiến thức chuyên môn mới, thiếu sáng tạo, thao tác chậm, không biết khai thác các phần mềm công nghệ thông tin, không biết ứng dụng công nghệ tin học trong công việc nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

Xuất phát từ chính bản thân của cơng chức, có cơng chức chưa xác định rõ được nhiệm vụ của mình, nên thái độ và tinh thần làm việc chưa cao, đặc biệt là trong công tác phối hợp, tham mưu.

Một bộ phận công chức cấp xã thiếu kiến thức, kỹ năng trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, chủ yếu vừa học, vừa làm, sử dụng cán bộ sau đào tạo còn hạn chế, nên hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao.

Vẫn cịn một số cơng chức năng lực chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng cơng tác, kiến thức hành chính, pháp luật cịn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, dẫn đến giải quyết cơng việc đơi lúc cịn lúng túng, thiếu tính nhạy bén, thiếu chủ động trong cơng việc; năng lực thực hiện các nhiệm vụ chun mơn đơi lúc cịn thấp, mức độ đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ trong thực tiễn điều hành, quản lý kinh tế xã hội của một số công chức xã chưa cao; tinh thần phối hợp trong công việc đôi lúc còn nhiều hạn chế.

Trên địa bàn huyện hiện nay thực hiệc việc luân chuyển một số chức danh cơng chức nên tình trạng cơng chức khơng phải người địa phương sẽ có những bất cập, như việc nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nắm địa bàn dân cư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã/thị trấn (đặc biệt là đối với chức danh cơng chức Địa chính - xây dựng, tài chính - kế tốn, tư pháp - hộ tịch) gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hoặc tham mưu, giúp việc cho UBND, Chủ tịch UBND xã, thị trấn.

Năm là, việc cung ứng dịch vụ công và tiến độ giải quyết công việc của công chức cấp xã, nhất là việc cơng khai, cập nhật thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, cơng dân cịn chậm.

Trong những năm qua, dịch vụ hành chính cơng ln được UBND cấp xã quan tâm và tập trung nâng cao chất lượng cung ứng, coi đó là một khâu quan trọng trong thực hiện cải cách nền hành chính theo hướng hiện đại, hiệu quả. Nhiều xã và thị trấn đã áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, công nghệ thông tin tiên tiến vào hoạt động cung ứng dịch vụ. Chi phí thời gian, tiền bạc của tổ chức, công dân khi sử dụng dịch vụ đã giảm nhiều, việc tiếp cận các quy trình và thơng tin về dịch vụ cũng dễ dàng và thuận tiện. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được áp dụng rộng rãi ở UBND xã, thị trấn của huyện giúp cho người dân không phải đi lại quá nhiều để làm các thủ tục hành chính...

Tuy chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng ở cấp xã đã được nâng lên, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế mang tính chủ quan: vẫn còn nhiều người dân chưa hài lịng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cơng chức, về sự phục vụ nhiệt tình của cơng chức cấp xã; sự thành thạo và tuân thủ quy trình cung ứng dịch vụ hành chính cơng cịn chưa cao. Khảo sát về nội dung này công dân đánh giá 12/150 phiếu (chiếm 8%) là yếu; 08/150 phiếu (chiếm 5,3%) trung bình.

Như vậy, qua việc tìm hiểu, đánh giá và khảo sát ý kiến của công chức và người dân cho thấy chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư đang ngày càng được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận chưa đáp ứng được tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, cần xác định những nguyên nhân của cả ưu điểm và hạn chế để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư trong thời gian tới

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, một số cấp uỷ đảng, chính quyền ở cấp xã chưa coi trọng đúng mức

Thứ hai, tuy công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được quan tâm, triển khai tích

cực với nhiều nội dung, hình thức đa dạng nhưng chưa tập trung nhiều nguồn lực cho bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, tin học theo chương trình quy định cho công chức cấp xã.

Cơng chức cấp xã sau đào tạo trình độ, năng lực được nâng lên, nhưng việc vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo vào cơng việc cịn hạn chế, chưa có cơ chế đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

Kinh phí bố trí hàng năm cịn hạn hẹp trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã cịn rất lớn.

Thứ ba, công tác đánh giá công chức được thực hiện hàng năm theo quy

định, nhưng vẫn cịn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng được thực chất công chức; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cơng chức; cịn cảm tính, hình thức, x xoa, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu, thiếu tinh thần xây dựng trong đánh giá công chức. Đồng thời việc đánh giá, xếp loại công chức chưa thực sự gắn với công tác thi đua khen thưởng nên tạo tâm lý chán nản, không phấn đấu trong công tác, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc cuả họ.

Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ đối với công chức cấp xã chưa thường xuyên, chưa có cơ chế giám sát hiệu quả thực hiện kết luận sau thanh kiểm tra.

Thứ tư, công chức cấp xã do UBND cấp huyện tuyển dụng, quản lý nhưng

khơng trực tiếp sử dụng vì vậy UBND huyện không thể sát sao với việc làm, tâm tư của công chức xã để kịp thời trong điều hành, phân cơng nhiệm vụ.

Đã có thời gian hình thức tuyển dụng chủ yếu qua xét tuyển nên chủ yếu thông qua hồ sơ học bạ, điểm số nên một số cơng chức khơng có kinh nghiệm cơng tác, yếu trong xử lý các tình huống phát sinh.

Một số công chức phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, lĩnh vực khác nhau do đó chưa chuyên sâu kiến thức chuyên môn, chưa tập trung được vào nhiệm vụ chính được giao, cụ thể như cơng chức Văn phịng - Thống kê.

Thứ năm, một số công chức do thời gian cơng tác ít, kiến thức thực tế cịn

hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết cơng việc, nhiều khi cịn lúng túng. Đặc biệt trong lĩnh vực có nhiều phức tạp như đất đai.

Xuất phát từ chính bản thân của cơng chức, có cơng chức chưa xác định rõ được nhiệm vụ của mình, nên thái độ và tinh thần làm việc chưa cao, đặc biệt là trong công tác phối hợp, tham mưu.

Một bộ phận công chức cấp xã thiếu kiến thức, kỹ năng trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, chủ yếu vừa học, vừa làm, sử dụng cán bộ sau đào tạo còn hạn chế, nên hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao.

Thứ sáu, về cơng tác chính sách và tiền lương, khen thưởng, kỷ luật. Mặc

dù chính sách cán bộ đã có đổi mới, nhưng nhìn chung hệ thống chính sách cịn nhiều bất cập. Chính sách tiền lương chậm đổi mới mà chưa thực sự là địn bẩy khuyến khích cơng chức hồn thành nhiệm vụ, đạt hiệu quả cơng tác cao.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, đứng trước đòi hỏi của sự phát triển đất nước cũng như yêu cầu CCHC Nhà nước thì yêu cầu cần thiết đặt ra là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cấp, các ngành trong đó có chính quyền cơ sở mà cơng chức cấp xã là nòng cốt. Muốn đạt được mục tiêu trên thì phải nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của công chức cấp xã. Để đạt được điều này khơng những cần có sự quan tâm của Nhà nước mà chính bản thân mỗi cơng chức cũng phải nỗ lực rất nhiều để nâng cao trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và hồn thành tốt cơng việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về công chức cấp xã và với điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện cịn khó khăn về nhiều mặt, nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng của công chức cấp xã trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đưa ra những ý kiến về thực trạng chất lượng của công chức chấp xã tuong đối đấy đủ, đồng thời cũng đã chỉ rõ những nguyên nhân của về những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế trong chất lượng của công chức cấp xã. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)