Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
3.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ đối với công chức
với công chức cấp xã
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện bổ sung, uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng công chức xã, thị trấn ngay từ đầu vào.
Cùng với cơng tác bố trí, sử dụng cần phải tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với công chức cấp xã. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã nhấn mạnh: “Cơng tác kiểm tra, giám sát phải góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi manh nha”[13, tr 14]. Qua kiểm tra, giám sát sẽ đánh giá được chất lượng, hiệu quả công việc của từng công chức. Đồng thời phát hiện sớm những cơng chức vi phạm, từ đó có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời. Để thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, giám sát công chức cấp xã cần thực hiện các nội dung sau:
Cấp ủy các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tới tồn thể cơng chức cấp xã và quần chúng nhân dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động kiểm tra, giám sát. Cấp uỷ các cấp lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát; đề ra chủ trương, nghị
quyết, chương trình, kế hoạch về cơng tác kiểm tra, giám sát đối với công chức cấp xã trong từng giai đoạn nhất định; Uỷ ban kiểm tra huyện uỷ định kỳ, đột xuất kiểm tra việc tổ chức thực hiện; nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng uỷ các xã, thị trấn.
Cấp uỷ các cấp cần kiểm tra công tác đánh giá công chức cấp xã cuối năm của các xã, thị trấn. Việc đánh giá công chức cấp xã cuối năm phải tiến hành thật sự khách quan, dân chủ. Tránh tình trạng kết quả xếp loại cao hơn so với năng lực cũng như chất lượng, hiệu quả công việc của công chức. Công tác phê bình và tự phê bình cần được thực hiện tốt.
Tăng cường việc kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và của nhân dân.
Để nhân dân trực tiếp tham gia giám sát công chức cấp xã cần xây dựng bảng điện tử lấy ý kiến của nhân dân có các nội dung: Tên cán bộ cơng chức, ngày tháng làm việc với thái độ nhiệt tình, niềm nở hay khơng nhiệt tình, giải quyết nhanh hay chậm, giải thích dễ hiểu hay khó hiểu, có thái độ cửa quyền hay khơng, có sách nhiễu hay khơng, có đúng quy định pháp luật hay không. Nếu chưa xây dựng được bảng điện tử thì để người dân góp ý bằng giấy bỏ vào hịm thư góp ý đặt ngay trước phịng bộ phận một cửa. Việc kiểm tra hằng tháng phải có sự tham gia của đại diện nhân dân tránh tình trạng khơng minh bạch, có sự bao che.
UBND huyện tăng cường công tác kiểm tra đột xuất đối với công chức cấp xã. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát công chức của các xã, thị trấn. Phòng Nội vụ cần thực hiện tốt công tác tham mưu đối với UBND huyện, chủ động đề xuất với UBND huyện, để có chương trình thanh tra, kiểm tra UBND các xã, thị trấn thuộc địa bàn quản lý.
Từ kết quả thanh tra, kiểm tra, có những biện pháp nhằm uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng, hiệu quả trong thực thi công vụ của công chức cấp xã.
Coi trọng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, rút ra những bài học kinh nghiệm để phát huy, khắc phục kịp thời các yếu kém, tồn tại.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, những sai phạm của công chức cấp xã nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tạo cơ hội cho công chức sai lầm lớn hơn dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân, Đảng mất cán bộ, uy tín của Đảng, của Nhà nước đối với nhân dân bị giảm sút. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của công chức cấp xã phải được tiến hành thường xuyên, UBND cấp xã cần xây dựng kế hoạch đánh giá hàng tuần, hàng tháng không chờ khi công chức vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra, xử lý kỷ luật.
Thanh tra, kiểm tra có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo công chức cấp xã chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Các giải pháp trên đây được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng sinh động về công chức xã, thị trấn ở huyện Hoa Lư trong thời gian qua. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, việc thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện tốt giải pháp kia và ngược lại, vì vậy trong thời gian tới thiết nghĩ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng công chức xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoa Lư.