1.2.1. Chủ thể thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp
1.2.1.1. Chủ thể thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp là các cơ quan, tổ chức theo quy định.
Căn cứ Luật LLTP, pháp luật hình sự, pháp luật THAHS, pháp luật THADS, pháp luật về tổ chức các cơ quan Tịa án, kiểm sát, cơng an, quốc phịng....thì chủ thể thực hiện pháp luật LLTP gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về LLTP.
- TAND tối cao, VKSND tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về LLTP.
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về LLTP.
- Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về LLTP.
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về LLTP tại địa phương.
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi cả nước, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin LLTP do các cơ quan có liên quan cung cấp; tiếp nhận LLTP do Sở Tư pháp cung cấp: lập LLTP, cấp Phiếu LLTP. Đồng thời, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cịn có vai trị điều phối, hướng dẫn việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi cả nước; cung cấp thơng tin LLTP của người nước ngồi bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của VKSND tối cao và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi cả nước.
- Sở Tư pháp
Sở Tư pháp có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin LLTP do Tồ án, các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp và lập LLTP, cấp Phiếu LLTP theo thẩm quyền. Với vai trò là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP tại địa phương, Sở Tư pháp cịn có nhiệm vụ cung cấp LLTP và thông tin bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin LLTP cho Sở Tư pháp khác và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc quản lý cơ sở dữ liệu LLTP tại địa phương.
Tòa án nhân dân
Theo quy định tại Điều 16 Luật LLTP, Tòa án đã xét xử sơ vụ án hoặc đã ra quyết định có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp, nơi Tịa án đó có trụ sở các văn bản sau như trích lục bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, trích lục bản án hình sự phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự; Quyết định ân giảm hình phạt tử hình; Quyết định THAHS; Quyết định hỗn chấp hành hình phạt tù; Quyết định xóa án tích...
Theo quy định tại Điều 17 Luật LLTP, VKSND tối cao có nhiệm vụ gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bản sao trích lục bản án, trích lục án tích của cơng dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo ngun tắc có đi có lại.
VKSND tỉnh đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có nhiệm vụ gửi cung cấp quyết định đó cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BQP.
Phối hợp với Sở Tư pháp xác minh về điều kiện đương nhiên xóa án tích để cập nhật thơng tin vào LLTP của người bị kết án theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP.
Công an
Theo quy định tại Điều 18 Luật LLTP, cơ quan Cơng an có nhiệm vụ cung cấp thơng tin LLTP về án tích, cụ thể như sau:
Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Cơng an có nhiệm vụ gửi thơng báo về việc thi hành hình phạt trục xuất cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Cơng an có nhiệm vụ gửi thơng báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Cơng an có nhiệm vụ gửi thơng báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
Cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng
Theo quy định tại Điều 19 Luật LLTP, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phịng có nhiệm vụ cung cấp thơng tin LLTP về án tích, cụ thể như sau:
- Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
- Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương có nhiệm vụ gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia các quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình.
Cơ quan thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 20 Luật LLTP, cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án dân sự đó có trụ sở quyết định, cấp giấy xác nhận hoặc kể từ ngày người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong.
Cơ quan, tổ chức khác
Theo quy định tại Điều 21 Luật LLTP, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung (cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế) có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở các giấy chứng nhận.
Đối với người đã chấp xong hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cơ tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú (gọi chung là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ cho người bị kết án.
Đối với người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú (gọi chung cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách.
Đối với các hình phạt bổ sung như cấm cư trú, quản chế thì UBND cấp xã nơi người bị kết án cư trú cuối cùng hoặc UBND cấp xã nơi quản chế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cấm cư trú, giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn quản chế cho người bị quản chế.
1.2.1.2. Chủ thể thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp là công dân, tổ chức - Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước, Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngồi; Cơng dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP. Người yêu cầu cấp Phiếu LLTP thực hiện thủ tục theo quy định.
- Cơ quan, tổ chức quy định luật LLTP khi có yêu cầu cấp Phiếu LLTP thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu LLTP thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức,
mục đích sử dụng Phiếu LLTP và thông tin về người được cấp Phiếu LLTP theo quy định.