Hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp phải phù hợp với chủ trương,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 84)

2.3.1 .Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp phải phù hợp với chủ trương,

trương, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà nước ta. Đảng lãnh đạo Nhà nước thơng qua việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách. Liên quan đến thực hiện pháp luật LLTP, đó là các quan điểm mang tính chỉ đạo của Đảng trong các văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII và XIII, Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Đặc biệt, tại Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định “Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Viêt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, cơng bằng nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” [22]

Do vậy, hoàn thiện pháp luật về LLTP phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về quyền con người, quyền công dân trương, đường lối, chính sách của Đảng về quyền con người, quyền công dân

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự bảo đảm có tính chất của nền tảng cho việc thực hiện quyền dân chủ của người dân; bỡi lẽ chức năng của nhà nước pháp quyền là phục vụ nhân dân, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân. Hơn nữa, chỉ có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới có cơ chế, các biện pháp kiểm sốt quyền lực nhà nước để các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực khơng bị lạm quyền mà phải vì phục vụ cho nhân dân.

Hiến pháp năm 2013, đề cao quyền con người, quyền công dân và đã được thế chế hóa trong các văn bản pháp luật liên quan như Bộ LHS 2015, Bộ LTTHS 2015, Luật sửa đổi, bổ sung Luật THADS năm 2014, Luật Đặc xá năm 2018, Luật THAHS năm 2019..., do vậy hoàn thiện pháp luật LLTP cũng phải đề cao quyền con người, quyền công dân.

Thực hiện pháp luật về LLTP là hoạt động liên quan đến quyền nhân thân, dó đó nếu khơng đề cao trách nhiệm của mình trước quyền lợi của cơng dân, tổ chức, nhà nước thì thực hiện pháp luật về LLTP sẽ hạn chế hiệu quả. Cho nên, ln đề cao vai trị quyền con người, quyền công dân trong thực hiện pháp luật là góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)