2.3.1 .Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp trên địa bàn
Thừa Thiên Huế
Cơng tác LLTP là hoạt động mang tính hành chính, thực tiễn, xã hội rộng rãi, có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau như Tịa án, Viện kiểm sát, Cơng an, THAHS, THADS, hộ tịch...liên quan đến công tác các cải cách hành chính, bảo vệ quyền con người, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội tại địa phương, do đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa Sở Tư pháp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện pháp luật LLTP. Để tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện pháp luật LLTP, để hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cần thực các giải pháp sau:
3.2.1. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong cơng tác phối hợp thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cơ quan trong Khối Nội chính như TAND tỉnh, VKSND tỉnh, Cục THADS, Công an tỉnh, cơ quan và tổ chức có liên quan quan tâm thực hiện việc cung cấp thông tin LLTP theo quy định của Luật LLTP. Chỉ đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh quan tâm cơng tác biên chế, tăng cường kinh phí cho cơng tác LLTP.
- Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh cần đưa và duy trì nội dung cơng tác LLTP vào hội nghị giao ban thường xuyên và định kỳ với các ngành nội chính gắn với thực hiện hiệu lực, hiệu quả cải cách hành chính theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cơng tác phối hợp LLTP.
- Mặt trận Tổ quốc các cấp, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh và huyện cần tăng cường hơn nữa giám sát Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơng an, THAHS, THADS, chính quyền các cấp về cơng tác LLTP. Định kỳ nghe ngành Tư pháp và cơ quan liên quan án báo cáo cơng tác LLTP, kịp thời có giải pháp chỉ đạo giải quyết LLTP khó khăn phức tạp trong công tác LLTP, tập hợp và báo cáo với Trung ương những kiến nghị đề xuất đảm bảo tăng cường cơng tác thi hành án có hiệu quả.
3.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về vai trò, vị trí của cơng tác LLTP để các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn tính chất quan trọng của công tác LLTP trong quản lý nhà nước và trong đời sống xã hội, từ đó, chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc chăm lo phát triển công tác LLTP trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tập trung làm tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về LLTP; đồng thời, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tiếp tục quan tâm việc kiện toàn, bổ sung biên chế làm công tác LLTP tại các Sở Tư pháp để tham mưu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về LLTP.
- Tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản LLTP. Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, triển khai thực hiện trao đổi, cung cấp, tra cứu, xác minh thông tin LLTP dưới dạng dữ liệu điện tử để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP.
- Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh quan tâm đảm bảo cơ sở vật chất trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật LLTP.
3.2.3. Đối với Sở Tư pháp
- Chủ động triển khai Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan. Kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc về cơng tác LLTP đến Bộ Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo.
- Chủ động, sáng tạo tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức về thực hiện pháp luật LLTP, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính.
- Chủ động quan hệ, linh hoạt, phối hợp với các cơ quan TAND, VKSND, Công an, Cục THDS và các cơ quan liên quan trong cung cấp, tiếp nhận thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP nhằm nâng cao hiệu quả công tác LLTP. Tăng cường phối hợp công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong đó chú trọng bồi dưỡng những nội dung mới liên quan đến lĩnh LLTP của Bộ LHS 2015, Bộ LTTHS 2015 và nghiệp vụ xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích.
- Chủ động phối hợp với Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh quan tâm đảm bảo cơ sở vật chất trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật LLTP.
- Chủ động có kế hoạch nâng cao năng lực hoạt động của các công chức làm công tác LLTP; thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác LLTP cả về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Bảo đảm các cơng chức làm công tác LLTP phải được qua đào tạo nghiệp vụ LLTP tại Học viện tư pháp. Kết hợp đào tạo nghiệp vụ với việc đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa đối với cơng chức làm cơng tác LLTP, trong đó xác định rõ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức lối sống.
- Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý và đội ngũ dự nguồn cán bộ quản lý trên các phương diện như trình độ chuyên mơn, lý luận chính trị, trình độ quản lý, tin học, ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức, nhưng phải được thử thách, đánh giá qua thực tiễn công việc.
- Vấn đề điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ liên quan đến công tác LLTP bên cạnh việc thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ thì cần quan tâm đến tình hình, các yếu tố về chuyên môn chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế về công tác LLTP.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác thực hiện pháp luật LLTP nhằm bảo đảm kỷ cương và nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác LLTP.
- Chủ trì phối với TAND tỉnh, VKSND tỉnh, Công an tỉnh, Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế rà soát, sửa đổi Quy chế phối hợp liên ngành số 1069/QCPHLN-STP-TAND-VKSND-CA-CATHA để phù hợp với các quy định mới về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, THAHS, dân sự.
3.2.4 Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, Viên Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh
- TAND tỉnh, VKSND tỉnh, Công an tỉnh Cục THADS sự tỉnh phối hợp có đánh giá về thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành số 1069/QCPHLN-STP-TAND-VKSND-CA-CATHA về tiếp nhận, cập nhật, cung cấp, khai thác, xử lý, trao đổi thông tin, lập LLTP và cấp Phiếu LLTP tại tỉnh Thừa Thiên Huế để phối hợp Sở Tư pháp xem xét sửa đổi Quy chế này.
- Công an tỉnh chỉ đạo Cơ quan THAHS Công an các huyện, thị xã và thành phố Huế phối hợp với Viện kiểm sát, TAND cùng cấp chỉ đạo Công an cấp xã tham mưu cho UBND cấp xã rà soát, đối chiếu, kiểm tra lại các trường hợp hết thời hạn chấp hành án phạt tại xã, phường, thị trấn trước ngày 01/7/2011 nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt (nếu hồ sơ đảm bảo theo quy định của pháp luật thì tiến hành cấp Giấy chứng nhận, nếu hồ sơ chưa đảm bảo thì khẩn trương bổ sung đầy đủ, đúng pháp luật để cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt). Các trường hợp cụ thể đã hướng dẫn rõ tại Hướng dẫn số 05/HD-C81-C83 ngày 20/8/2015 của Cơ quan quản lý THAHS Bộ Công an, đề nghị cơ quan THAHS Công an các huyện, thị xã và thành phố Huế nghiên cứu thực hiện đúng. Trình tự, thủ tục xem xét cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt thực hiện theo Hướng dẫn số 05/HD-C81-C83 ngày 20/8/2015 của Cơ quan quản lý THAHS Bộ Công an.
3.2.5. Đối với các cơ quan liên quan
- Bưu điện tỉnh: Tăng cường tuyên truyền đa dạng hóa phương thức đến cá nhân, tổ chức để họ lựa chọn phương thức cấp Phiếu phù hợp với nhu cầu, điều kiện của mình. Tăng cường các lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân viên tại các điểm phục vụ bưu chính về kỹ năng tiếp nhận, hướng dẫn hồn thiện hồ sơ, trả Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính. Có đánh giá thường xun chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu
chính cơng ích để nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ bưu chính. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển phát để bảo đảm việc chuyển phát quốc tế an toàn, hiệu quả.
- UBND các xã, phường, thị trấn và cơ quan liên quan, phối hợp với Sở Tư pháp, các ngành có liên quan xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích. Cung cấp các thơng tin hộ tịch, thay đổi hộ tịch của các cá nhân để Sở Tư pháp cập nhật thông tin của người bị kết án.