2.3.1 .Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp
2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Công tác thực hiện pháp luật LLTP nhìn chung đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo, đã có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất,
kinh phí phục vụ cơng tác LLTP. Sở Tư pháp đã bố trí kho lưu trữ riêng phục vụ cho hoạt động quản lý, lưu trữ hồ sơ LLTP bằng giấy.
- Sự nỗ lực của Sở Tư pháp trong quan hệ và nhận được sự quan hệ phối hợp của TAND tỉnh và TAND cấp huyện, VKSND tỉnh và VKSND cấp huyện, Công an tỉnh và Công an cấp huyện, Cục THADS tỉnh và Chi Cục THADS cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan.
- Việc phối hợp cung cấp thông tin LLTP ngày càng đi vào nề nếp. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm tra liên ngành, Sở Tư pháp và các cơ liên đã nắm bắt tình hình thực tế, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các sai sót của địa phương; tạo ra những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác LLTP trên toàn tỉnh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả công tác LLTP nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra.
- Việc xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP đã được chú trọng.
- Công tác cấp Phiếu LLTP ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Đáp ứng tốt nhu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; việc áp dụng chủ trương cải cách hành chính trong công tác cấp Phiếu LLTP mang lại hiệu quả thiết thực, thời hạn giải quyết được rút ngắn đáng kể; công tác phối hợp tra cứu, xác minh thông tin LLTP để cấp Phiếu LLTP giữa Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan ngày càng được nâng cao về chất lượng, phương thức phối hợp.
- Việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích được tiến hành chặt chẽ, đúng pháp luật tạo thuận lợi lớn cho cá nhân trong việc xóa án tích và tái hòa nhập với cộng đồng.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác LLTP đã tạo thuận lợi trong công tác quản lý, cung cấp, trao đổi thông tin LLTP giữa Trung tâm
Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp, trong công tác xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại Sở Tư pháp với các cơ quan có liên quan. Ngoài ra, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn mang lại nhiều thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp Phiếu LLTP qua việc đăng ký cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai và có hiệu quả cơ bản. Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khơng có trường hợp nào vi phạm pháp luật về LLTP như làm giả mạo giấy tờ, việc yêu cầu cấp Phiếu LLTP cho người khác được thực hiện theo đúng quy định của Luật LLTP.
2.4.2. Những hạn chế, bất cập
- Đội ngũ cán bộ làm cơng tác LLTP cịn thiếu về số lượng, số biên chế chưa được bố trí chun trách làm cơng tác LLTP. Do tình hình thực tế cơng việc, công chức thường kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ khác về hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước... nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, hiệu quả, chất lượng công tác LLTP.
- Tình trạng tồn đọng thơng tin chưa được xử lý, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu LLTP còn khá lớn, hiện vẫn cịn khoảng 5% thơng tin chưa được lập LLTP, cập nhật thông tin LLTP bổ sung; hoạt động lưu trữ hồ sơ LLTP bằng giấy chưa đi vào nề nếp, thiếu sự thống nhất và đồng bộ; dữ liệu LLTP điện tử được tạo lập vẫn cịn có sai sót, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ đã phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở dữ liệu LLTP.
- Tình trạng lạm dụng yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tới quyền được bảo vệ bí mật cá nhân, chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự của Nhà nước ta; ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập của người bị kết án, đặc biệt là những người đã được xóa án tích.
- Vẫn cịn tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP (2,2% cao hơn so
xóa án tích theo quy định của Bộ LHS 2015. Cơng tác xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với các án tích có trước ngày 01/7/2010. Hầu hết các trường hợp này, cơ quan cấp Phiếu phải xác minh nhiều nơi nên thời hạn xác minh thông tin thường kéo dài, ảnh hưởng đến thời hạn yêu cầu cấp Phiếu LLTP.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Luật LLTP và các văn bản luật liên quan như Bộ LHS 2015, Bộ LTTHS 2015, Luật THAHS năm 2019... tại một số Sở, ngành, địa phương chưa được làm thường xuyên, sâu rộng; hình thức và biện pháp tuyên truyền chưa có sự đổi mới, đa dạng nên trong thực tế vẫn còn những hạn chế.
- Tại các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, THADS...cán bộ thực hiện nhiệm vụ phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin chủ yếu là kiêm nhiệm. Việc bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác LLTP tại các cơ quan phối hợp cung cấp thông tin chưa được quan tâm, chú trọng.
- Việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác LLTP tại các cơ quan (TAND, THADS, Cơng an...) có trách nhiệm cung cấp thơng tin, kinh phí để phục vụ hoạt động cung cấp thơng tin để xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP chủ yếu được lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
- Hình thức thơng tin LLTP giữa Sở Tư pháp với các cơ quan như Tịa án, THADS, Cơng an...chưa được đổi mới, hầu hết thông tin được cung cấp trong thời gian qua vẫn dưới dạng văn bản giấy.
2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế, bất cập Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, kể cả những người làm cơng tác tư pháp, cán bộ lãnh đạo cịn chưa đầy đủ và đúng mức về vai
trò, ý nghĩa của LLTP trong quản lý nhà nước, trong đời sống xã hội và trong hoạt động tố tụng hình sự.
- Một số cơ quan, địa phương cấp huyện, cấp xã chưa thực sự quan tâm, chú trọng và chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP hoặc đã quan tâm nhưng chưa đúng mức, chưa năng động, tranh thủ sự ủng hộ và chưa kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, bất cập cho các cấp Ủy đảng, chính quyền của địa phương.
- Cơng tác phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp Phiếu LLTP giữa các cơ quan hữu quan chưa thực sự chặt chẽ, đúng quy định của Luật LLTP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.
- Công tác đào tạo nghiệp vụ LLTP chưa được Bộ Tư pháp thực hiện thường xuyên; chương trình, nội dung đào tạo chưa bài bản, chuyên nghiệp; đội ngũ giảng viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về công tác này, đặc biệt là về nghiệp vụ xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP. Trong khi đó, tại địa phương, cán bộ sau khi tham gia khóa đào tạo về nghiệp vụ LLTP, khi trở lại địa phương cơng tác thì khơng được bố trí làm cơng tác LLTP mà lại điều chuyển sang làm cơng việc khác theo chính sách ln chuyển cán bộ.
- Chưa có văn bản quy định về chế độ, chính sách cho đội ngũ cơng chức, viên chức làm công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP. Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan chưa có sự phối hợp trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ LLTP nói chung và hoạt động cung cấp, trao đổi, xác minh thông tin LLTP cho đội ngũ công chức làm công tác cung cấp, tra cứu, xác minh thông tin LLTP của các Bộ, ngành.
Nguyên nhân khách quan
Luật LLTP được ban hành trong bối cảnh thể chế hóa các chủ trương, quan điểm đề ra tại Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 cũng như phù hợp, đồng bộ với các đạo luật cơ bản vào thời điểm đó như Bộ LHS 1999, Bộ LTTHS 2003, Luật THADS năm 2008...
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, hiện nay, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn hội. Đặc biệt, các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã từng bước được cụ thể hóa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng được thể hiện ở các văn kiện, hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đã có nhiều thay đổi nên Luật LLTP chưa cập nhật được những nội dung, tư tưởng mới về việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 đã được cụ thể hóa tại Bộ LHS 2015, Bộ LTTHS 2015, Luật sửa đổi, bổ sung Luật THADS năm 2014, Luật THAHS năm 2019...
Luật LLTP hiện hành đã trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, cụ thể:
- Quy định của Luật LLTP hiện nay chưa bảo đảm phù hợp, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013.
Theo quy định tại Điều 5 Luật LLTP thì đối tượng quản lý LLTP về án tích là cơng dân Việt Nam bị Tịa án Việt Nam hoặc Tịa án nước ngồi kết án, người nước ngồi bị Tịa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Bộ LHS 2015 quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội (khoản 2 Điều 2), đồng thời Bộ LTTHS 2015 cũng quy định về trình tự tố tụng và vấn đề xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội, do đó, Luật LLTP quy định về phạm vi, đối tượng quản lý LLTP (chỉ giới hạn
LLTP của cá nhân) khơng cịn phù hợp, đồng bộ Bộ LHS 2015, Bộ LTTHS 2015.
Theo quy định của Luật LLTP (khoản 1 Điều 2), LLTP là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và tình trạng thi hành án. Như vậy, LLTP chỉ ghi nhận và quản lý những thơng tin về án tích của cá nhân - là những thông tin từ khi cá nhân bị kết án và thơng tin về tình trạng thi hành án.
Tại khoản 4 Điều 70 Bộ LHS 2015 quy định: “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thơng tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có u cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận khơng có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”.
Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ mới này đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập, cụ thể như sau:
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ LTTHS 2015 thì “Người bị kết án đương nhiên được xố án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới”. Quy định mới này dẫn tới việc cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP đã gặp khó khăn trong việc cập nhật thơng tin về việc đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án một cách chính xác, kịp thời vì cơ sở dữ liệu LLTP hiện nay chỉ có thơng tin từ khi một người bị kết án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật, khơng có thơng tin về hành vi phạm tội cũng như q trình tố tụng có liên quan.
+ Thời hạn cấp Phiếu LLTP thiếu đồng bộ giữa các văn bản luật: Theo Luật LLTP thì: “Thời hạn cấp Phiếu LLTP không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ” (khoản 1 Điều 48), trong khi đó, Bộ LTTHS 2015 quy định: “Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người
được đương nhiên xố án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp Phiếu LLTP là họ khơng có án tích” (khoản 1 Điều 369). Việc xác định thời hạn cấp Phiếu LLTP như vậy tạo ra sự thiếu thống nhất trong nhận thức và áp dụng luật của cơ quan, người có thẩm quyền cấp Phiếu LLTP, trong nhận thức của người dân; đặc biệt trong một số trường hợp cịn thiếu tính khả thi, nhất là những trường hợp hồ sơ của người có án tích bị cơ quan có trách nhiệm lưu giữ làm thất lạc, không thể khôi phục được thông tin về án tích hoặc trong trường hợp người có án tích, ngồi trách nhiệm hình sự họ cịn phải thi hành nghĩa vụ về án phí, bồi thường dân sự…
+ Hiến pháp năm 2013, đề cao quyền con người, trong đó quy định rõ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được pháp luật bảo đảm an toàn. Theo quy định hiện nay của Luật LLTP, Phiếu LLTP số 2 thể hiện cả những án tích đã được xóa của người từng bị kết án. Phiếu LLTP số 2 chỉ cấp cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai quy định này đã bị lạm dụng, một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngồi đã u cầu cá nhân là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi có thời gian cư trú ở Việt Nam phải nộp Phiếu LLTP số 2 khi xin thị thực nhập cảnh hoăc làm một số thủ tục khác tại cơ quan đại diện. Tình trạng này đã ảnh hưởng tới chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự của Nhà nước ta, ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án, đặc biệt là những người đã được xóa án tích, gây khó khăn cho cá nhân khi tham gia các quan hệ pháp lý. - Quy định của Luật LLTP liên quan đến hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP cịn hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác cung cấp, tiếp nhận thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP
Trong hơn 10 năm vừa qua, mặc dù công tác này đã dần đi vào nề nếp, bài bản, được quan tâm hơn nhưng nhìn chung thực tiễn phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời, số lượng thông tin do các cơ quan đầu mối cung cấp cho Trung tâm, Sở Tư pháp chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến tình trạng thiếu hụt thơng tin trong cơ sở dữ liệu LLTP; thông tin cũng chưa được đồng bộ, có sự sai lệch ảnh hưởng chất lượng của cơ sở dữ liệu. Ngoài các nguyên nhân chủ quan như nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ về công tác này chưa đầy đủ; nhiều cơ quan chưa được đầu tư kinh phí, trang thiết bị, nhân lực cho cơng tác này; chưa có giải pháp cơng nghệ thông tin đồng bộ trong việc kết nối, chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, một trong