Sửa đổi Luật lý lịch tư pháp nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 92 - 95)

2.3.1 .Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp

3.3. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp ở Việt Nam

3.3.3. Sửa đổi Luật lý lịch tư pháp nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế

hạn chế trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và quản lý lý lịch tư pháp trong tình hình mới

Bổ sung cơ chế bảo đảm thực hiện các chế định của Luật LLTP về cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu LLTP, giải quyết triệt để tình trạng thơng tin khơng kịp thời, đầy đủ, thiếu chính xác.

Đề xuất bổ sung quy định tạo cơ chế đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, điều kiện cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và cơ quan có có trách nhiệm cung cấp thông tin LLTP, nâng cao hiệu quả của việc cung cấp thông tin LLTP, đáp ứng được yêu cầu tra cứu, xác minh thông tin LLTP để cấp Phiếu LLTP cho người dân. Bên cạnh đó, bổ sung quy định cụ thể các chế tài đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật LLTP nhằm bảo đảm Luật này được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả, nâng cao nhận thức của người làm cơng tác LLTP.

Ngồi ra, để giải quyết một cách triệt để những hạn chế, bất cập về việc thông tin cung cấp khơng đầy đủ, kịp thời, thiếu chính xác thì cần thiết phải đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin một cách tồn diện, tổng thể ngay từ nguồn thông tin “đầu vào”, hạn chế tối đa việc cung cấp thông tin bằng văn bản

giấy. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giải quyết những bất cập trong đồng bộ dữ liệu, bảo đảm kiểm soát chất lượng của cơ sở dữ liệu LLTP, bảo đảm cơ sở dữ liệu được tập trung, thống nhất, tận dụng tối ưu sức mạnh công nghệ, giảm sự lãng phí về kinh phí, thời gian, trang thiết bị và sự lãng phí thơng tin. Do đó, đề nghị bổ sung quy định về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối, chia sẻ thơng tin giữa các cơ quan có liên quan, giữa các cơ sở dữ liệu như dân cư, hộ tịch… nhằm bảo đảm việc cung cấp thơng tin một cách nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ; quy định về việc cung cấp và giá trị của thông tin LLTP điện tử; quy định về sự chuẩn hóa nguồn thơng tin đầu vào…

Sửa đổi mơ hình Cơ sở dữ liệu LLTP từ hai cấp thành một cấp

Đề xuất chuyển đổi mơ hình cơ sở dữ liệu LLTP từ hai cấp như hiện nay sang mơ hình cơ sở dữ liệu một cấp tập trung, thống nhất để đáp ứng được những yêu cầu cao hơn trong công tác xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP, khắc phục những khó khăn, hạn chế của mơ hình cơ sở dữ liệu hai cấp. Đề xuất này cũng phù hợp với lộ trình đặt ra trong “Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 và phù hợp với bối cảnh hiện nay về kinh nghiệm thực tiễn, về điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin như: chuyển thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp, triển khai thực hiện Phần mềm tự động hóa tồn bộ các quy trình xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP. Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay sẽ giải quyết được những khó khăn, bất cập về thiếu nguồn nhân lực, thiếu đồng bộ, thiếu chính xác, thiếu thơng tin, khơng kịp thời cập nhật thơng tin của mơ hình cơ sở dữ liệu hai cấp. Do đó, đề nghị quy định thu gọn cơ sở dữ liệu hai cấp về một cấp, 64 đầu mối (63 đơn vị cấp tỉnh và Trung tâm Lý

lịch tư pháp quốc gia) và cơ sở sở dữ liệu về một đầu mối, tập trung, thống nhất và được quản lý tại Bộ Tư pháp.

Sửa đổi mơ hình Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu LLTP

Khi sửa đổi mơ hình cơ sở dữ liệu thì việc sửa đổi mơ hình Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu LLTP cho phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết. Quản lý cơ sở dữ liệu LLTP là lĩnh vực quản lý chuyên ngành mang tính chun mơn sâu, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của nhiều cơ quan ở các cấp, trong đó Tịa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Công an, cơ quan THADS, các cơ quan có liên quan trong quân đội. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP sẽ có tác động ảnh hưởng tới mối quan hệ phối hợp với các cơ quan này trong việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin để xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP. Hơn nữa, Cơ sở dữ liệu LLTP được xác định là thông tin được bảo mật, là tài sản quốc gia, có ý nghĩa quan trọng, nên tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP phải phù hợp với các quy định về quản lý chuyên ngành.

Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, phù hợp với ngun tắc quản lý hành chính là một cơng việc không giao cho nhiều đầu mối thực hiện, cần thiết phải sửa đổi quy định của Luật LLTP về tên gọi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, sửa đổi thành Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu LLTP và đề nghị cần có cơ cấu tổ chức theo mơ hình Cục LLTP. Việc chuyển đổi mơ hình tổ chức từ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – là đơn vị sự nghiệp công lập sang Cục LLTP – là đơn vị quản lý nhà nước về LLTP sẽ không tạo ra tổ chức mới, không phát sinh biên chế mới nhưng lại tạo điều kiện bảo đảm thống nhất, thông suốt trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về LLTP cũng như xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP. Chấm dứt tình trạng Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – là đơn vị sự nghiệp cơng lập lại có chức năng quản lý nhà nước về LLTP. Đây cũng

là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nhiều năm qua trong việc tổ chức quản lý và hoạt động của một số cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương tự, như Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Cục quản lý hành chính về trật tự an tồn xã hội thuộc Bộ Công an.

Theo đó, tại Bộ Tư pháp, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về LLTP sẽ được xác định theo mơ hình Cục, đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi cả nước; cấp Phiếu LLTP cho mọi đối tượng không phân biệt về quốc tịch cũng như nơi cư trú. Tại địa phương, Sở Tư pháp vẫn là cơ quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về LLTP; tiếp nhận thông tin LLTP và chuyển giao qua đường điện tử cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP cho mọi đối tượng có yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)