Hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp gắn với cải cách thủ tục hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 84 - 85)

2.3.1 .Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp gắn với cải cách thủ tục hành

tục hành chính trong lý lịch tư pháp

Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung hết sức quan trọng của cải cách hành chính và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội nhập kinh tế của Việt Nam. Điều này được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước và được cụ thể hóa trong

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020 (ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ). Trong lĩnh vực LLTP, vấn đề cải cách thủ tục hành chính được đặt ra ngay từ khi xây dựng và ban hành Luật LLTP. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật LLTP với thủ tục hành chính được quy định tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý, cấp phiếu LLTP. Tuy nhiên, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển và hội nhập mới, Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối đã đặt ra nhu cầu cấp bách về hồn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó quan trọng là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực LLTP trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về LLTP gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong LLTP để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)