Công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 67)

2.3.1 .Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp

2.3.3. Công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2

số 2

Kể từ khi Luật LLTP có hiệu lực đến nay, cơng tác tra cứu, xác minh thông tin về án tích, thơng tin cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (đối với trường hợp cấp Phiếu LLTP số 2 và

cấp Phiếu LLTP số 1 khi cá nhân có yêu cầu xác nhận nội dung này) được thực hiện tại cơ sở dữ liệu LLTP đối với các thơng tin có từ ngày 01/7/2010. Đối với các thơng tin LLTP có trước ngày 01/7/2010, việc tra cứu, xác minh các thơng tin này địi hỏi Sở Tư pháp phải phối hợp với cơ quan hồ sơ nghiệp vụ. Trường hợp kết quả tra cứu chưa đủ cơ sở để xác nhận tình trạng án tích của người được cấp Phiếu, Sở Tư pháp cần phải tiếp tục phối hợp với Tịa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án hay các cơ quan khác có liên quan... để xác minh, làm rõ tình trạng án tích, đồng thời phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú để xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án. Trong công tác phối hợp tra cứu, xác minh các thông tin LLTP để giải quyết kịp thời yêu cầu cấp Phiếu LLTP của người dân, Sở Tư pháp nhận được sự quan tâm, phối hợp thường xuyên của hầu hết các cơ quan, đặc biệt là Cục Hồ sơ nghiệp vụ và Phịng Hồ sơ nghiệp vụ. Việc cung cấp thơng tin về LLTP được thực hiện bảo đảm cung cấp đầy đủ nhất thông tin LLTP giúp các bên nắm bắt, bổ sung những thơng tin cịn thiếu vào cơ sở dữ liệu của mình. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, kết quả tra cứu, xác minh của cơ quan Công an chỉ dừng lại ở thông tin người được yêu cầu cấp Phiếu LLTP bị bắt, lập danh bản, chỉ bản hoặc bị xét xử nhưng không rõ kết quả xử lý, sau khi tiếp tục phối hợp với các cơ quan khác có liên quan để xác minh, làm rõ thông tin, Sở Tư pháp đã cung cấp kết quả tra cứu, xác minh thông tin cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ để cơ quan này cập nhật, bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu của Ngành Công an.

Ngồi ra, nhiều giải pháp cơng nghệ được áp dụng như thực hiện tra cứu, xác minh thông tin trên mơi trường mạng đã góp phần nâng cao chất lượng công tác cấp Phiếu LLTP như áp dụng Quy chế phối hợp số 01/QCPH- TTLLTPQG-C53 ngày 09/7/2015 và Quy chế phối hợp số 02/QCPH-

TTLLTPQG-C53 ngày 29/6/2018 được ký kết giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Cục Hồ sơ nghiệp vụ (trước là Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát). Việc triển khai thực hiện quy chế phối hợp đã mang lại hiệu quả tích cực cho các Sở Tư pháp trong công tác cấp Phiếu LLTP rút ngắn thời gian tra thời gian tra cứu, xác minh thông tin, rút ngắn thời gian trả kết quả cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực LLTP.

Đồng thời, trên cơ sở Đề án thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến (ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, từ tháng 6/2015, Sở Tư pháp đã triển khai thực hiện các phương thức cấp Phiếu LLTP mới qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến. Kết quả cụ thể:

* Tiếp nhận cấp Phiếu LLTP

- Tiếp nhận trực tiếp: 49.300 trường hợp (chiếm 81,1%)

- Tiếp nhận trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính: 11.497 trường hợp (chiếm 18,9 %), trong đó:

+ Đã tiếp nhận trực tuyến: 387 (chiếm 3,4 %) trường hợp đề nghị cấp Phiếu LLTP (Từ tháng 5 năm 2016)

+ Đã tiếp nhận thơng qua dịch vụ bưu chính: 11.292 (chiếm 96,6%) đề nghị cấp Phiếu LLTP (Từ tháng 10 năm 2015)

* Cấp Phiếu LLTP

Trong 10 năm, Sở Tư pháp đã cấp 60.779 Phiếu LLTP (cả nước là 4.344.330 trường hợp). Mục đích cấp Phiếu LLTP số 1 và Phiếu LLTP số 2 chủ yếu là bổ sung vào hồ sơ xin việc làm, xuất khẩu lao động, xuất cảnh, du học, định cư nước ngoài, bổ sung hồ sơ với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, xóa án tích, để tham gia các hoạt động tơn giáo..., trong đó:

Bảng 2.4. Số lượng cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 STT NĂM TỔNG SỐ 1 01/7-31/12/2010 1128 2 2011 1210 3 2012 941 4 2013 1732 5 2014 2749 6 2015 2306 7 2016 6282 8 2017 6409 9 2018 6075 10 2019 6530 11 2020 3930 12 2021 3437 Cộng 30.994

(Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế- Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP tại tỉnh Thừa Thiên Huế).

Bảng 2.5. Số lượng cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

STT NĂM TỔNG SỐ 1 01/7-31/12/2010 1042 2 2011 1312 3 2012 1471 4 2013 2298 5 2014 2979 6 2015 3562 7 2016 2306 8 2017 2536 9 2018 2873 10 2019 3470 11 2020 5925 12 2021 5026 Cộng 38.348

Trong 60.779 Phiếu LLTP thì: - 59.450 Phiếu đúng hẹn.

- 1.329 Phiếu trễ hẹn (Chiếm 2,2 %). Qua bản trên thấy rằng:

- Từ năm 2013 đến 2019, số lượng yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 1 của cá nhân và tổ chức tăng dần đều để phục vụ cho nhu cầu thủ tục hành chính. Trung bình mỗi năm Sở Tư pháp cấp khoảng 6.500 Phiếu LLTP, việc cấp Phiếu LLTP rất nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian từ tiếp nhận hồ sơ, tra cứu, xác minh, cấp Phiếu LLTP...đòi hòi rất nhiều nhân lực.

- Trong thời gian đầu triển khai thi hành Luật LLTP, hầu hết cá nhân chỉ yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 1 thì những năm gần đây số lượng hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 ngày càng tăng. Nếu so với cả nước từ 2015 trở về trước, tỷ lệ Phiếu LLTP số 2 chỉ chiếm 20% so với Phiếu LLTP số 1 thì tại tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ Phiếu LLTP số 2 đã chiếm trung bình tỷ lệ gần khoảng 50% so với Phiếu LLTP số (Năm 2018 là 32 %, năm 2019 là 53%, năm 2020 là 60 %, năm 2021 là 62%).

- Từ lâu, bưu chính vốn gắn liền với đời sống của người dân, đặc biệt là dịch vụ bưu chính cơng ích. Tuy nhiên, thói quen thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính kết hợp đăng ký dịch vụ trên Cổng dịch vụ cơng quốc gia cịn rất mới đối với đa số người dân. Do đó, người dân chủ yếu lựa chọn dịch vụ gửi nhận qua bưu điện thơng thường thay vì đăng ký trực tiếp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công bộ, ngành và các địa phương. Qua quá trình thực hiện cho thấy, một bộ phận nhân viên phục vụ bưu chính cịn khá lúng túng khi phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Phiếu LLTP. Công tác tuyên truyền đến mọi người dân về các phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính cịn chưa hiệu quả, thường xuyên, đa dạng...do vậy việc tiếp nhận trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính về cấp Phiếu LLTP cịn hạn chế trường hợp (chiếm 18,9 %).

- Mặc dù đã giảm đáng kể thời hạn cấp Phiếu LLTP, tuy nhiên, tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP tại Sở Tư pháp vẫn tồn tại với tỷ lệ khoảng 2,2 % tổng số lượng cấp Phiếu. Mặc dù số lượng này không đáng kể so với tỷ lệ chậm thời hạn của giai đoạn trước năm 2010 (20% - 40%) nhưng vẫn gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến chỉ số cải cách hành chính của địa phương. Nguyên nhân trễ hẹn là do Công an tỉnh, các cơ quan liên quan chậm trả lời kết quả xác minh, đặc biệt các hồ sơ có án tích do cần phối hợp với nhiều cơ quan liên quan để xác minh về thơng tin án tích.

2.3.4. Việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích trong lĩnh vực lý lịch tư pháp

Tại khoản 4, Điều 69 Bộ LHS 2015 quy định: “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thơng tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có u cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận khơng có án tích...” Với quy định này của Luật, kể từ ngày 01/01/2018 thì trách nhiệm xóa án tích trước đây thuộc thẩm quyền của Tịa án có thẩm quyền đã chuyển giao cho Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư pháp.

Trước ngày 01/01/2018, việc xóa án tích tại tỉnh Thừa Thiên Huế do TAND tỉnh và TAND các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện.

Thống kê 3 năm (2015, 2016 và 2017), tại TAND tỉnh và 09 đơn vị Tòa án cấp huyện thực hiện xóa án tích đương nhiên 207 trường hợp, cụ thể:

Bảng 2.6. Các trường hợp do Tịa án xóa án tích đương nhiên từ năm 2015 đến năm 2017

STT Đơn vị

Đương nhiên xóa án tích (Điều 64 Bộ luật Hình sự 1999) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 TAND tỉnh 0 0 0

2 TAND thành phố Huế 33 26 23

3 TAND thị xã Hương Thủy 0 0 13

4 TAND thị xã Hương Trà 0 2 4

5 TAND huyện Phú Vang 4 16 5

6 TAND huyện Phú Lộc 4 7 3

7 TAND huyện Phong Điền 1 4 11

8 TAND huyện Quảng Điền 1 2 8

9 TAND huyện Nam Đông 5 18 17

10 TAND huyện A Lưới 0 0 0

TỔNG SỐ 48 75 84

(Nguồn: Báo cáo việc xố án tích từ 03 năm (2015-2017) của TAND tỉnh và 09 Tòa án cấp huyện gồm: TAND thành phố Huế, TAND thị xã Hương Trà, TAND thị xã Hương Thủy, TAND huyện Quảng Điền, TAND huyện Phong Điền, TAND huyện Phú Lộc, TAND huyện Phú Vang, TAND huyện A Lưới và TAND huyện Nam Đông).

Từ 01/01/2018 đến năm 2021, thực hiện Điều 69 Bộ LHS 2015, Sở Tư pháp đã tiếp nhận, xác minh điều kiện đương nhiên 528 trường hợp, cụ thể:

Bảng 2.7. Các trường hợp xóa án tích đương nhiên Tại Sở Tư pháp từ năm 2018-2020

STT NĂM TỔNG SỐ

1 2018 83

2 2019 151

3 2020 140

04 2021 154

((Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế- Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP tại tỉnh Thừa Thiên Huế).

Qua số liệu Bảng 2.6 và Bảng 2.7 thấy rằng:

- Nếu tính trung bình cộng 03 năm (2015, 2016 và 2017) thì 10 đơn vị Tịa án (09 cấp huyện và 01 cấp tỉnh), mỗi đơn vị xác nhận đương nhiên xóa án tích gần 21 trường hợp/năm.

- Thì 04 năm (2018, 2019 và 2021) Sở Tư pháp đã chủ động khai thác cơ sở dữ liệu LLTP, đề nghị cung cấp thông tin LLTP, xác minh việc chấp hành xong thời gian thử thách án treo và án phạt cải tạo không giam giữ, Sở Tư pháp đã chủ động trực tiếp xác minh và phối hợp với các cơ quan liên quan như UBND cấp xã, cơ quan THAHS, cơ quan THADS để xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thơng qua cấp Phiếu LLTP theo quy định để thực hiện xác nhận đương nhiên xóa án tích trung bình 129 trường hợp/năm.

- Nếu như trước đây (trước ngày 01/01/2018), để được xóa án tích, cá nhân phải nộp đầy đủ hồ sơ xin xóa án tích đến Tịa án đã xét xử sơ thẩm bản án hình sự. Tịa án chỉ cấp Giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích khi có u cầu hợp lệ. Thực tế đây là một thủ tục rườm rà, phức tạp gây tốn kèm thời gian công sức cho người dân. Từ ngày 01/01/2018, thực hiện quy định tại Bộ LHS 2015, cá nhân chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ cấp Phiếu LLTP và nộp

đến cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP mà không cung cấp bất kỳ giấy tờ nào khác, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích và cấp Phiếu LLTP và xác nhận “khơng có án tích” nếu đủ điều kiện xóa án tích theo quy định. Do đó, quy định của Bộ LHS 2015 về đương nhiên được xóa án tích tạo thuận lợi lớn cho cá nhân trong việc xóa án tích và tái hịa nhập với cộng đồng.

Tuy nhiên, việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích đối với người bị kết án chấp hành xong hay chưa chấp hành xong bản án gặp một số khó khăn sau:

Thứ nhất, khơng có thơng tin về q trình thi hành án

Trường hợp thường gặp khi tra cứu, xác minh đối với thơng tin có trước ngày 01/7/2010 (ngày Luật LLTP có hiệu lực), đó là kết quả tra cứu, xác minh tại cơ quan Cơng an xác nhận có án tích. Sở Tư pháp đề nghị Tồ án đã xét xử cung cấp bản án và các cơ quan có liên quan cung cấp thơng tin về q trình thi hành án, tuy nhiên, do bản án đã được Toà án tuyên cách đây nhiều năm nên người bị kết án cũng như Tồ án, cơ quan có liên quan khơng cịn lưu giữ được hồ sơ bản bán và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quá trình thi hành án… Cơ quan cấp Phiếu LLTP đã phải xác minh tại nhiều nơi nhưng vẫn không đủ căn cứ để xác định rõ tình trạng án tích của cơng dân khi cấp Phiếu LLTP (như trường hợp ông Phạm Bá Đ ở tại Thủy Dương, Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Hồ Đăng D. ở tại 24 Chu Văn An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế...).

Thứ hai, việc chấp hành hình phạt chính

Thực tiễn xác minh điều kiện đương nhiên được xố án tích cho thấy, nhiều trường hợp người bị kết án và bị tun phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn. Tuy nhiên, kết quả xác minh tại các cơ quan có liên quan cho thấy đương sự đã thi hành xong các quyết định khác trong bản án hình sự (có văn

bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) nhưng khơng có hoặc khơng cịn lưu giữ giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù. Mặt khác, đương sự cũng đủ điều kiện về mặt thời gian không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn đang có án tích quy định tại Điều 70 Bộ LHS 2015. Việc khơng có thơng tin về việc chấp hành xong hình phạt chính của đương sự cũng là một khó khăn cho Sở Tư pháp khi cấp Phiếu LLTP.

Tương tự với hình phạt tù có thời hạn, nhiều trường hợp người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, phạt cải tạo khơng giam giữ nhưng q trình xác minh điều kiện đương nhiên được xố án tích thấy rằng: kết quả tra cứu, xác minh tại các cơ quan có liên quan đều khơng có thơng tin về giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Kết quả xác minh tại cơ quan được giao giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách (chủ yếu là Uỷ ban nhân dân cấp xã) đều trả lời khơng tìm thấy hồ sơ thi hành án của đương sự hoặc trường hợp tính đến thời điểm hiện tại, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người chấp hành hình phạt đó khơng cịn hoạt động (đã hợp nhất, chia tách...). Những khó khăn, vướng mắc trên khiến Sở Tư pháp lúng túng trong việc xác định điều kiện đương nhiên được xố án tích và cấp Phiếu LLTP cho đương sự (Như trường hợp bà Nguyễn Thị Thu H. ở tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Võ L. ở tại 43 Đặng Dung, phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; Lê Thị Kim Ch ở 1/42 Hoàng Quốc Việt, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Thứ ba, việc chấp hành hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí theo quy định của Luật THADS

Theo khoản 1 Điều 30, điểm c khoản 5 Điều 31 Luật THADS sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ), trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)