Kinh nghiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 33 - 35)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại một số cơ quan

1.3.1. Kinh nghiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo

HTQT trong GD-ĐT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT đặt ra và là một trong 9 nhóm nhiệm vụ cơ bản được ngành Giáo dục đẩy mạnh thực hiện.

Hoạt động quản lý HTQT tại Bộ do Cục HTQT đảm nhiệm. Cục HTQT là đơn vị thực hiện QLNN về hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT. Cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho Bạc nhà nước và Ngân hàng Thương mại theo quy định pháp luật. Cục có nhiệm vụ:

- Phát triển quan hệ quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT: xây dựng chiến lược, kế hoạch hợp

tác, tổ chức đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước, thỏa thuận quốc tế và các văn bản hợp tác về GD-ĐT; đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị tiếp tục hoặc đình chỉ các chương trình HTQT; xây dựng kế hoạch và tổ chức các đồn đi cơng tác nước ngồi cũng như đón tiếp khách quốc tế đến làm việc với Bộ; hướng dẫn công tác lãnh sự và quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức ngành giáo dục; hướng dẫn, giải quyết, quản lý thủ tục nhập cảnh với người nước ngoài vào Việt Nam học tập, nghiên cứu, giảng dạy; hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác HTQT tại các cơ sở GD- ĐT.

- Giáo dục quốc tế: tuyển chọn, cử đi, quản lý, cấp phát kinh phí, tiếp nhận về nước với công dân Việt Nam được cử đi học tập ở nước ngồi có sử dụng ngân sách nhà nước và với cán bộ được cử đi làm chuyên gia, giảng dạy ở nước ngoài thuộc phạm vi Bộ quản lý; Hỗ trợ các cơ sở GD-ĐT của Việt Nam và nước ngồi liên kết chương trình GD-ĐT, trao đổi giáo viên, hoc sinh, sinh viên, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Quản lý các hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực GD-ĐT: xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức thu hút đầu tư, tài trợ, chuyển giao cơng nghệ, mơ hình giáo dục nước

ngoài về GD-ĐT; Quản lý việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về GD-ĐT thuộc phạm vi của Bộ; cho phép mở, quản lý, kiểm tra các văn phịng đại diện, các cơ sở GD-ĐT nước ngồi ở Việt Nam, quản lý dịch vụ tư vấn du học.

Giai đoạn 2016- 2020, Bộ GD-ĐT đã chủ trì đàm phán, ký kết 75 thỏa thuận và điều ước quốc tế. Các điều ước, thoả thuận HTQT về giáo dục đều được thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực. Đến năm 2020 đã có 452 chương trình đào tạo quốc tế được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và 5 cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngồi. Đối với các chương trình liên kết đào tạo, hiện tại đã có 352 chương trình được thực hiện tại 62 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, 5 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngồi. Đối với giáo dục mầm non, phổ thơng có 40 cơ sở giáo dục mầm non, 40 cơ sở giáo dục phổ thông, 257 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngồi.

HTQT đem lại hàng ngàn học bổng hằng năm cho công dân Việt Nam đi học tập tại nước ngồi. Hiện có 19 nước cấp học bổng cho Việt Nam. Số lượng học bổng do chính phủ nước ngồi cấp tăng từ khoảng 400 học bổng/năm (năm 2013) lên 1.400 học bổng/năm (năm 2019). Năm học 2019 - 2020, Bộ GD-ĐT quản lý du học sinh theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của Chính phủ chiếm 4% tổng số du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài; quản lý hơn 21.000 du học sinh đến từ 67 quốc gia trên thế giới học tập tại Việt Nam. Trong bối cảnh dịch, bệnh Covid-19, Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam thu thập thông tin về tình hình du học sinh Việt Nam, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp. Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học có những hoạt động cụ thể tiếp nhận các du học sinh Việt Nam, các du học sinh nước ngoài đến Việt Nam.

HTQT trong GD-ĐT của Việt Nam thời gian qua đạt được những kết quả quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao vị thế các cơ sở GD-ĐT của Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số Sở GDĐT, trường đại học lúng túng khi triển khai nhiệm vụ này, nguyên nhân là do chưa nắm rõ các quy định của pháp luật.

Để đạt được kết quả trên cũng như khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, Bộ GD- ĐT đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý HTQT, quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngồi, đồng thời, triển khai các dịch vụ cơng về công tác tuyển sinh, quản lý du học sinh Việt Nam đi học bằng học bổng sử dụng ngân sách nhà nước trên cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bộ GD-ĐT tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị kết nối hợp tác giữa các chuyên gia giáo dục, nhà đầu tư, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác và đầu tư, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực GD-ĐT. Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn công tác

HTQT nhằm phổ biến những vấn đề then chốt của HTQT trong lĩnh vực GD-ĐT như: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các quy định pháp lý trong HTQT đối với lĩnh vực GD-ĐT; quy trình, quy định về ký kết các chương trình hợp tác… Từ đó, việc triển khai hoạt động HTQT trong GD-ĐT ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)