Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 46 - 48)

Vụ QHQT luôn làm tốt công tác tham mưu, tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng và triển khai các chương trình, chính sách trong lĩnh vực đối ngoại và HTQT, chỉ đạo thưc hiện nhất quán đường lối đối ngoại theo định hướng của Đảng: đảm bảo môi trường thuận lợi, ổn định cho phát triển, nâng cao hiệu quả đối ngoại, tiếp tục đưa các quan hệ vào chiều sâu; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ; chủ động hội nhập quốc tế, tích cực đóng góp xây dựng, định hướng các thể chế đa phương, kết hợp song phương- đa phương; phối hợp đối ngoại- quốc phòng- an ninh. Tham mưu và kiến nghị về các hoạt động đối ngoại song phương với các nước, chú trọng nâng cấp quan hệ với một số đối tác lớn.

Năm 2019, Vụ QHQT đã tiếp nhận 13600 văn bản, xử lý và phát hành 3632 văn bản khơng để chậm và sai sót phải đính chính. Trong các văn bản có 1 Nghị định, 60 Nghị quyết, 3 Chỉ thị và 140 Quyết định điều hành của Thủ tướng. Năm 2020, Vụ QHQT đã tiếp nhận 11215 văn bản, xử lý và phát hành 3195 văn bản khơng để chậm và sai sót phải đính chính. Trong các văn bản có 7 Nghị định, 67 Nghị quyết, 3 Chỉ thị và 140 Quyết định điều hành của Thủ tướng và 01 Quyết định quy phạm.

Về kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế: Tham mưu có chất lượng và hiệu quả cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Nghị định, Quyết định, hướng dẫn và kiện tồn cơ chế chính sách về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, đặc biệt đã tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo để hồn thành ký kết các dự án tiếp nhận nguồn vốn ODA của WB, ADF của ADB dành cho Việt Nam; chỉ đạo các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi được giao. Tham mưu để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tăng cường quản lý, thu hút FDI, quản lý đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Năm 2019, tham mưu về công tác tổng kết 30 năm hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đề ra chủ trương, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong thời kỳ tới; kịp thời xử lý những vấn đề mới phát sinh nổi cộm do biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới mà nổi bật nhất là ảnh hưởng, tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại Mỹ- Trung.

Trong chỉ đạo hiệu quả công tác vận động, thu hút, quản lý và sử dụng ODA, VPCP trình Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngồi của Chính phủ; Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài; Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngồi.

Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2018/QĐ- TTg ngày 24 tháng 8 năm 2018 về Quy

định thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ và kiến nghị Chủ tịch nước quyết định ký kết thỏa thuận nhân danh Nhà nước không phải là điều ước quốc tế; Quyết định 1489/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2018 phê duyệt

định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025.

Năm 2018, Vụ QHQT đã tham mưu giúp Chính phủ và Thủ tướng Chỉnh phủ chỉ đạo hiệu quả công tác vận động, thu hút, quản lý và sử dụng ODA; chỉ đạo việc tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi. Lũy kế giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ đầu năm đến tháng 09 năm 2018 đạt khoảng 20,891 tỷ đồng, bằng 38% kế hoạch Thủ tướng giao, trong đó: khối Bộ, ngành trung ương đạt khoảng 12.561 tỷ đồng (bằng 42% kế hoạch giao); giải ngân kế hoạch khối địa phương đạt khoảng 8.329 tỷ đồng (bằng 33,2% kế hoạch giao). Dự kiến sau khi được Quốc hội điều chỉnh kế hoạch đầu tư cơng trung hạn vốn nước ngồi thì tỷ lệ giải ngân vốn cấp phát ODA, vay ưu đãi cả năm 2018 sẽ đạt khoảng 80% so với kế hoạch được giao.

Quản lý nguồn vốn FDI, VPCP đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm tra và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), xử lý một số vấn đề lớn đặt ra trong công tác thu hút, quản lý hoạt động đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, góp phần thu hút các dự án FDI quy mơ lớn có cơng nghệ cao vào Việt Nam.

Trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lỷ hoạt động của các Tổ chức phi Chính phủ nước ngồi tại Việt Nam.

Trong điều hành hoạt động, VPCP cũng tham mưu và xây dựng các chương trình cơng tác, triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ các cuộc họp, tiếp khách đối ngoại của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo VPCP. Tháng 2 năm 2019, VPCP phục vụ Thủ tướng Chính phủ đón và hội kiến, hội đàm với nhiều đồn lãnh đạo cấp cao nước ngồi trong đó có cuộc đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ tới dự Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ- Triều tiên lần thứ hai; đặc biệt là chủ trì tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 3 Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế nhân kỷ niệm 5 năm thành lập Ban Chỉ đạo với quy mô lớn chưa từng có, tác động tuyên truyền mạnh và hiệu quả.

Bên cạnh đó, trọng điều hành hoạt động HTQT, VPCP còn phối hợp và hỗ trợ Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan chuẩn bị chu đáo các chuyến cơng tác nước ngồi, chuyến thăm nhà nước của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thành công Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế lần thứ 2.

Năm 2020, trước diễn biến của đại dịch Covid-19, Vụ QHQT thuộc VPCP đã chủ động tham mưu triển khai "ngoại giao covid" đạt hiệu quả cao trong đó hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế và tài chính cho trên 50 quốc gia và tổ chức quốc tế để ứng phó với đại dịch, thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế cũng như tăng cường sự tin cậy và quan hệ hữu nghị với các đối tác. Đồng thời, Việt Nam cũng tranh thủ sự hỗ trợ về trang thiết bị y tế từ các nước góp phần bổ sung nguồn lực phục vụ kiểm soát dịch bệnh trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)