Khái qt về Văn phịng Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 39 - 41)

2.1.1. Vị trí, chức năng

Văn phịng Chính phủ là một cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. VPCP được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 là một cơ quan giúp việc cho Chính phủ. Ở thời kỳ đầu, người đứng đầu cơ quan giúp viêc cho Chính phủ có nhiều tên gọi khác nhau và giữ hàm Thứ trưởng như: Thứ trưởng Chủ tịch phủ phụ trách chung cơng việc Văn phịng Chủ tịch phủ (1946-1950), Thứ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ (1950-1956), Chánh Văn phịng Chủ tịch Chính phủ (từ tháng 3/1946- tháng 7/1957), Thứ trưởng, Chánh Văn phòng Thủ tướng phủ (1957-1960).

Năm 1955, lần đầu tiên Chính phủ có chức danh Bổ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1960, Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ chính thức thành lập Phủ Thủ tướng và quy định: Bộ máy làm

việc của Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là Phủ Thủ tướng. Phủ Thủ tướng gồm có: Văn phịng Phủ Thủ tướng, đứng đầu là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng có một hoặc nhiều Thứ trưởng giúp việc. Năm 1971, bên cạnh Bộ trưởng Phủ Thủ tướng còn đặt thêm một Chủ nhiệm Văn phòng

Phủ Thủ tướng tương đương Bộ trưởng. Năm 1981 Văn phòng Phủ Thủ tướng cũng chuyển thành Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Chủ nhiệm, tương đương Bộ trưởng. Từ năm 1981, bãi bỏ chức danh Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng lúc này có có 2 chức vụ gần giống nhau là Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng cũ) và Chủ nhiệm Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm 1987 thì sáp nhập 2 chức vụ này làm một là Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.

Đến năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng chuyển lại thành Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đổi sang tên gọi chức vụ mới là Chủ nhiệm VPCP, tương đương Bộ trưởng.

Cơ cấu tổ chức của VPCP được quy định tại Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016. Theo nghị định này, VPCP có 21 đơn vị trực thuộc là cấp Vụ, Cục và tương đương là: Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Vụ Nội chính; Vụ cơng tác Quốc hội, địa phương và đoàn thể; Vụ Tổng hợp; Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Cơng vụ; Vụ Pháp luật; Vụ Quan hệ quốc tế; Vụ Công nghiệp; Vụ Nông nghiệp; Vụ Kinh tế tổng hợp; Vụ Khoa giáo- Văn xã; Vụ Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Thư ký- Biên tập; Vụ Hành chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch tài chính; Cục Kiểm sốt thủ tục hành chính; Cục Quản trị; Cục Hành chính- Quản trị II; Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ và Trung tâm Tin học (là đơn vị sự nghiệp cơng lập thuộc VPCP).

VPCP có chức năng: là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. VPCP có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm sốt thủ tục hành chính; bảo đảm thơng tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thơng tin cho cơng chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phịng Chính phủ:

- Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ: Xây dựng và quản lý chương trình cơng tác của Chính phủ; theo dõi, đơn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình cơng tác của Chính phủ;

- Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Thủ tướng Chính phủ: Xây dựng và quản lý chương trình cơng tác của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi, đơn đốc, tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện chương trình cơng tác của Thủ tướng; kiến nghị với Thủ tướng những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành trong thời gian nhất định;

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ trì tổ chức triển khai nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều

hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ phát ngơn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ trì tổ chức họp báo Chính phủ theo quy định; quản lý, xuất bản và phát hành Công báo; quản lý tổ chức và hoạt động của Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ.

- Bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc thẩm

quyền của VPCP theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tiếp nhận, xử lý các văn bản do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)