Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 69 - 83)

Lãnh đạo VPCP cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động HTQT tại VPCP đối với các đơn vị, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, tránh để việc tổ chức những hoạt động hình thức, khơng hữu ích. Thơng qua hoạt động này, lãnh đạo VPCP và cán bộ làm công tác quản lý hoạt động HTQT tại VPCP có căn cứ để đánh giá, rút kinh nghiệm và có khen thưởng kịp thời với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.

VPCP, Vụ QHQT và các Vụ chức năng được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động HTQT tại VPCP cần thường xuyên tổ chức phát động, triển khai và duy trì những phong trào thi đua, tìm sáng kiến mới. Nội dung thi đua phải thiết thực, gắn chặt với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa tồn diện, vừa có trọng điểm, phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận, sao cho mỗi thành viên phải lấy việc hoàn thành nhiệm vụ của tập thể là mục tiêu, là động lực quan trọng để tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn. Hoạt động thi đua phải được tồn cán bộ, cơng chức trong đơn vị hưởng ứng. Do vậy, cần chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, xây dựng quyết tâm và động cơ thi đua đúng đắn, khơi dậy ý thức tự giác và sức sáng tạo của cán bộ, công chức; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kinh nghiệm hay, cách làm tốt của các điển hình tiên tiến để rút kinh nghiệm và học tập. Nội dung, mục tiêu phong trào thi đua cần cụ thể hóa thành chỉ tiêu cụ thể, phù hợp với thực tế; tiếp tục công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng những điển hình, coi trọng công tác đánh giá việc thực hiện mục tiêu của phong trào.

Công tác khen thưởng đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng; giải quyết hài hoà các quyền lợi của tập thể với quyền lợi của cá nhân; khen thưởng cần kết hợp thật tốt cả hai mặt tinh thần và vật chất; kết hợp giữa khen thưởng và phê bình, qua đó động viên, khích lệ cán bộ, cơng chức được giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện hoạt động HTQT tại VPCP phát huy tài năng, trí tuệ và sự sáng tạo để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Lấy kết quả thi đua khen thưởng làm một trong những căn

cứ để xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm lãnh đạo, nâng lương, đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Từ đó tạo động lực cho mọi thành viên quan tâm và thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.

Mạnh dạn phê bình nhắc nhở, cũng như nâng cao phần tự sửa chữa những vướng mắc, yếu kém cịn tồn tại trong cơng tác là những việc làm cần thiết hỗ trợ giúp cho cơng tác quản lý có hiệu quả. Việc xử lý vi phạm cần phải nghiêm khắc, nâng cao, thể hiện một cách khách quan và phải đảm bảo đúng người, đúng luật. Đây cũng là nhiệm vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong cơ quan để hoạt động HTQT tại VPCP có hiệu quả thật sự, đáp ứng các u cầu, địi hỏi của cơng việc trong tình hình mới trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nhận xét những hạn chế về công tác quản lý và tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP cùng với định hướng về HTQT của Nhà nước và của VPCP, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động HTQT tại VPCP, luận văn đã đưa ra những nhóm giải pháp cơ bản để các cấp lãnh đạo và cơ quan quản lý về hoạt động HTQT tại VPCP tham khảo, từ đó có những biện pháp thiết thực và phù hợp ngày càng đi vào chất lượng và hiệu quả.

Các giải pháp chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự quan tâm, lãnh đạo và định hướng của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức, các cá nhân; bên cạnh đó là hoạt động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan quản lý, tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP.

KẾT LUẬN

1. Hoạt động HTQT là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Hoạt động HTQT đang mang lại lợi ích về chính trị, văn hố, kinh tế và xã hội … Hợp tác quốc tế là sự phối hợp, tương tác một cách hịa bình giữa các chủ thể quốc tế nhằm đem lại những lợi ích cho các bên cùng tham gia. Trong phạm vi một quốc gia, Hợp tác quốc tế là hoạt động thuộc về hoạt động đối ngoại của quốc gia đó. Về chính trị, ý nghĩa của HTQT được thể hiện ở vai trị một nhân tố hồ bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Về kinh tế, HTQT sẽ tăng nguồn vốn đầu tư, mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Về phương diện xã hội, HTQT là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục, tập quán.

Việc tham gia HTQT phải bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của Nhà nước và điều ước quốc tế mà nhà nước là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia, bình đẳng, cùng có lợi và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. HTQT muốn có hiệu quả cao phải rất coi trọng phối hợp đồng bộ các hoạt động đa dạng, phong phú và liên tục xử lý các quan hệ nảy sinh giữa các bên. Đồn thời HTQT muốn có hiệu quả cần có sự quản lý của nhà nước. Quản lý nhà nước về HTQT là sự định hướng, lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và sự giám sát của Nhà nước đối với về HTQT, mục đích là làm đất nước phát triển theo hướng có ích cho con người, phát triển con người và xã hội.

Quản lý HTQT nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước. Thơng qua HTQT, các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước được thực thi một cách hiệu quả. Hoạt động quản lý có vai trị định hướng, bởi nhờ có hoạt động này cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổ chức các hoạt động HTQT theo mục tiêu chung. Hoạt động quản lý có vai trị thiết kế, duy trì và thúc đẩy và điều chỉnh cho hoạt động HTQT. Hoạt động quản lý cịn có vai trị phối hợp các nguồn lực cho hoạt động HTQT.

Nội dung của quản lý nhà nước về HTQT bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác quốc tế; Xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án có tồn bộ hoặc một phần nội dung về hợp tác quốc tế; Tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện quản lý về hợp tác quốc tế; Tổ chức, quản lý các đoàn ra, đoàn vào, các hội nghị, hội thảo quốc tế về hợp tác quốc tế theo quy định pháp luật về quản lý; Ký kết, gia nhập và thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo vận động ODA, vốn vay ưu đãi

của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngồi trong hợp tác quốc tế về pháp luật; Kiểm tra, đánh giá, thực hiện khen thưởng và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động hợp tác quốc tế.

3. VPCP là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. VPCP có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ trong đó có hoạt động HTQT. Tại VPCP cơ quan có chức năng chính trong tham mưu giúp việc về hoạt động HTQT là Vụ QHQT. Hoạt động HTQT tại VPCP trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như: công tác quản lý đảm bảo nghiêm túc, dân chủ, hiệu quả bảo vệ được bí mật nhà nước, đồng thời để lại ấn tượng tốt đẹp cho lãnh đạo cũng như khách quốc tế đến thăm và làm việc. Tổ chức bộ máy quản lý với đội ngũ cán bộ chun viên có trình độ, được đào tạo bài bản, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện; trong hoạt động quản lý thường xun duy trì sinh hoạt phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ, chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động, tham mưu các văn bản quản lý phù hợp, có hiệu quả chất lượng trong hoạt động đối ngoại; phối hợp tốt với các đơn vị liên quan trong hoạt động đối ngoại, thường xuyên duy trì đẩy mạnh các nguồn lực, đồng thời thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Những hoạt động này đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh khối lượng công việc tăng, số lượng cán bộ còn thiếu. Lãnh đạo ln đề cao ý thức trách nhiệm, bản lĩnh chính trị, tinh thần đồn kết khắc phục mọi khó khăn, đã hồn thành một khối lượng lớn công việc, đảm bảo chất lượng công tác. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, cũng còn những hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động HTQT tại VPCP như: kế hoạch hoạt động phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan nên trong công tác quản lý chưa triển khai xây dựng các kế hoạch dài hạn; cán bộ tham gia hoạt động HTQT do được thuyên chuyển cần thời gian nắm bắt cơng việc, địi hỏi kiến thức sâu rộng, tổng hợp nhiều mặt; công tác tham mưu chưa chủ động sáng tạo đặc biết trong xử lý những vướng mắc; cơng tác thi đua đơi khi cịn đăng ký lấy lệ, việc đề xuất khen thưởng cịn thiếu cơng bằng mang tính động viên, khuyến khích hơn là đánh giá thực chất...

4. Bước vào năm 2021, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn tiếp tục chuyển biến phức tạp; tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Đặc biệt, từ năm 2020 thế giới đang trải qua đại dịch Covid-19. Mục tiêu của Chính phủ là đẩy mạnh thực hiện mục tiêu kép: vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ của cơng tác đối ngoại là: giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, góp phần đảm bảo an ninh, phát triển và nâng cao vị thế của đất nước; phục vụ những lợi ích chiến lược của đất nước. Hoạt động HTQT tại VPCP trong thời gian tới cần đươc triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh mới với những định hướng và giải pháp đồng bộ. Luận văn đề

xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về HTQT như: hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về HTQT; đổi mới phương thức HTQT tại VPCP; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bô, công chức về quản lý HTQT tại VPCP; tăng cường phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý hoạt động HTQT; đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý; đổi mới công tác kiểm tra giám sát trong quản lý hoạt động HTQT.

Nghiên cứu công tác hoạt động HTQT tại VPCP là một lĩnh vực khó đặc biệt trong việc tiếp cận thông tin. Tác giả luận văn dù rất cố gắng nhưng vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết để luận văn hoàn thiện hơn. Tác giả mong muốn có thời gian và điều kiện tốt hơn được trở lại với vấn đề này trong quá trình nghiên cứu ở bậc cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (2003), Góp phần nhận thức Thế giới đương

đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ướng Đảng (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013

về hội nhập quốc tế.

3. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015), Quyết định số 272-QĐ/TW về quản lý

thống nhất các hoạt động đối ngoại.

4. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2018), Kết luận số 33-KL/TW, ngày 25/7/2018

về việc tiếp tục thực hiện Quy chế thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW.

5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Lý luận đại cương về quản lý, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

6. Chính phủ (2014), Nghị định số 113/2014/NĐ-CP về quản lý HTQT về pháp luật.

7. Chính phủ (2016), Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phịng Chính phủ.

8. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý học đại cương, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự

10. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình lý luận hành chính nhà nước Nxb Chính trị – Hành chính, Hà Nội

11. Harold Koontz (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 12. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb. Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

13. Học viện Hành chính Quốc gia (2009), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Quan

hệ quốc tế, Nxb. Lý luận chính trị.

15. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển bách khoa

Việt Nam, tập 3, Nxb Từ điển bách khoa

17. Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế, những khía cạnh lý thuyết, Nxb Chính trị Quốc gia.

18. Bùi Huy Khiên (Chủ biên), Nguyễn Thị Vân Hương (2013), Quản lý công, Học viện Hành

20. Mai Hữu Luân (2003), Lý luận quản lý hành chính nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đinh Xn Lý (2015), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết và hợp tác quốc tế", Tạp chí Khoa

học xã hội Việt Nam số 10 (95).

22. Trình Mưu, Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI – Vấn đề, sự kiện và

quan điểm, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

23. Hồng Khắc Nam (2006), bài giảng nhập mơn Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Hoàng Khắc Nam (2011), Quyền lực trong Quan hệ Quốc tế, lịch sử và vấn đề, Nxb Văn hóa Thơng tin.

25. Quốc hội (2005), Luật số 41/2005/QH11về ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế. 26. Quốc hội (2020), Luật số 70/2020/QH14 về Thỏa thuận quốc tế.

27. Paul R.Viotti, Mark V. Kauppi (2001), Lý luận Quan hệ quốc tế, HV QHQT, Hà Nội.

28. Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa (2016), Hoạch định và thực thi chính sách cơng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đoàn Văn Thắng (2003), Quan hệ quốc tế, các phương pháp tiếp cận, Nxb Thống kê, Hà Nội. 30. Nguyễn Vũ Tùng, Hoàng Anh Tuấn (2006), Quan hệ đối tác chiến lược trong Quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)