quốc tế tại Văn phịng Chính phủ
Định hướng hoạt động HTQT tại VPCP được xác định là:
- Triển khai có hiệu quả chương trình cơng tác đối ngoại ở trong và ngồi nước của Lãnh đạo Chính phủ, phục vụ tốt triển khai hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao. Chủ động thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước láng giềng chung biên giới, các đối tác quan trọng, các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả.
Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2023. Tiếp tục thúc đẩy các ưu tiên trong khuôn khổ ASEAN; tiếp tục đảm nhiệm tốt vai trị Ủy viên khơng thường trực HĐBA LHQ trên tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, xử lý khéo léo quan hệ giữa các nước lớn. Đồng thời, tham gia tích cực chủ động, có trách nhiệm trên các diễn đàn quốc tế, khu vực khác (như APEC, ASEM, các cơ chế Tiểu vùng Mê Công...); nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, trọng tâm thực hiện hiệu quả CPTPP, EVFTA, RCEP, thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại tự do
khác, nỗ lực đóng góp vào duy trì đà tăng trưởng kinh tế - xã hội, khắc phục tác động đại dịch Covid-19.
Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2026. Tổng kết thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội XII và đóng góp của cơng tác đối ngoại với tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 2016 - 2021.
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng và trình phê duyệt, theo dõi thực hiện chương trình cơng tác đối ngoại của lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương theo hướng bảo đảm đúng quy định, hiệu quả.
- Từng cán bộ, cơng chức tiếp tục hồn thiện cơ sở dữ liệu để theo dõi một cách chủ động và có hệ thống quan hệ với từng đối tác, nhất là đối tác lớn, chiến lược tồn diện, có nhiều vướng mắc. Từng cán bộ cải thiện khả năng làm việc độc lập, nâng cao một bước chất lượng công tác tham mưu đối ngoại, tập trung vào các vấn đề lớn như cạnh tranh giữa các nước lớn, xung đột thương mại và tác động đến Việt Nam, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, trong đó tập trung phối hợp, tháo gỡ vướng mắc, tham mưu thực hiện tốt vai trị Ủy viên khơng thường trực HĐBA LHQ (2020 - 2021). Tăng cường vai trò thư ký phân Ban trong các Ủy ban hợp tác liên Chính phủ với nước ngồi.
- Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương, tập trung hơn vào các lĩnh vực kinh tế đối ngoại trong đó áp dụng cơng nghệ thơng tin để theo dõi đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các cam kết và thỏa thuận của Bộ, ngành, địa phương và của doanh nghiệp ký trong các hoạt động HTQT của Lãnh đạo Chính phủ.
- Xử lý tốt những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc phê duyệt, tiếp nhận và giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn FDI và các vấn đề thương mại với các đối tác lớn; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên mạnh về chuyên mơn, vững về chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt quy chế công chức cơ quan, chống mọi biểu hiện quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu trong quan hệ công tác; phục vụ tốt hơn việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đối ngoại và HTQT, tập trung vào các nội dung chính: triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập quốc tế; cập nhật và kiến nghị về quan hệ song phương, đa phương, trong đó đặc biệt lưu ý xử lý vấn đề ở Biển Đông, quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản; các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar; các đối tác quan trọng như Hàn Quốc, Anh, Đức. Phối hợp tổ chức triển khai các văn kiện đã được ký kết nhân các chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ
và các Phó Thủ tướng tới các nước; triển khai kế hoạch bồi dưỡng, giao việc thử thách cụ thể cho các đồng chí trong diện quy hoạch lãnh đạo đơn vị.
Tiếp tục thực hiện phân công cơng việc cụ thể, rõ ràng, phù hợp với trình độ, năng lực của từng cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của VPCP.
Cải tiến hơn nữa cơng tác lãnh đạo theo hướng cần thường xuyên trao đổi phối hợp về nội dung và cách thức tổ chức trước khi tổ chức các buổi sinh hoạt và hội nghị quan trọng của đơn vị, bảo đảm sự thống nhất ý kiến khi triển khai các hoạt động. Có giải pháp phù hợp và hiệu quả cải thiện công tác thi đua khen thưởng để làm sao thực sự khuyến khích động viên cán bộ cơng chức hăng say làm việc.
3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại Văn phịng Chính phủ
3.3.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về hợp tác quốc tế
Tăng cường quản lý hoạt động HTQT tại VPCP trước hết cần hồn thiện các thể chế, chính sách thì chúng ta mới có thể đưa hoạt động HTQT tại VPCP triển khai đạt hiệu quả cao theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước. Các cơ quan chức năng tại VPCP cần nâng cao năng lực chuyên môn, nắm rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước về đường lối ngoại giao, để định hướng cho hoạt động, nhất là với hoạt động HTQT tại VPCP- một cơng tác có tính liên ngành và đặc thù cao. Lãnh đạo VPCP và các đơn vị chức năng cần phổ biến, quán triệt tới các cán bộ, công chức tham gia công tác HTQT chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác ngoại giao. Đây là những quy định mang tính pháp quy nhằm điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân đối với việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP.
Việc hồn thiện các thể chế, chính sách về hoạt động HTQT tại VPCP sẽ giúp hoạt động này theo sát được những diễn biến quốc tế đang diễn ra trong thực tiễn để đưa ra những xử lý linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo định hướng chung. HTQT là một hoạt động đặc thù, nhưng được vận hành bởi con người trong sự phát triển hội nhập giao thoa, đan xen giữa nhiều thể chế chính trị, nền văn hoá khác nhau nên trong triển khai hoạt động HTQT cần có sự chủ động, linh hoạt. Chính vì vậy, việc thực hiện các văn bản về quản lý hoạt động HTQT là một công việc rất cần thiết trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP. Hệ thống luật pháp có liên quan đến quản lý và tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP đã và đang hồn thiện, trong đó có những văn bản liên quan đến đường lối ngoại giao chung của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đến quy định chức năng nhiệm vụ của VPCP và các đơn vị chức năng thuộc VPCP như Vụ QHQT... Tuy nhiên, để quản lý và tổ chức tốt hoạt động HTQT tại VPCP trong thời gian tới, VPCP cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tiếp tục phổ biến hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động HTQT, nắm vững chủ
trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Cán bộ đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý tổ chức hoạt động HTQT.
Thứ hai, việc định hướng tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP phải được dựa trên những nghiên
cứu khoa học về các diễn biến của tình hình quốc tế cả về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa. Cụ thể, phải nhận diện được đâu là yếu tố lâu dài bền vững, đâu là những yếu tố nhất thời, phức tạp. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá từ đó xây dựng chính sách quản lý một cách hợp lý, phù hợp.
Thứ ba, để hoạt động HTQT tại VPCP ra đúng với định hướng, phục vụ sự nghiệp chung của
đất nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trị của cơng tác quản lý đối với hoạt động HTQT.
Về công tác chỉ đạo, triển khai các kế hoạch hoạt động hoạt động HTQT tại VPCP, các bộ phận liên quan có trách nhiệm quản lý và thực hiện hoạt động HTQT cần sớm xây dựng và ban hành kế hoạch, có sự phân cơng cụ thể, gắn với trách nhiệm cá nhân. Cần tổ chức họp rút kinh nghiệm sau khi thực hiện xong kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động khác tiếp theo. Quy trình thực hiện cần được căn cứ vào các quy định của hệ thống văn bản pháp luật của n=Nhà nước và chính sách về HTQT.
Thực tế hoạt động HTQT tại VPCP trong giai đoạn vừa qua còn một số tồn tại vướng mắc cần giải quyết đặc biệt là những vấn đề chính sách liên quan hợp tác kinh tế quốc tế. VPCP cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hồn thiện khn khổ pháp lý và chủ trương chính sách của cơng tác đối ngoại gồm: trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA và ưu đãi nước ngồi của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật liên quan; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành định hướng thu hút vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025.
3.3.2. Đổi mới phương thức quản lý hợp tác quốc tế tại Văn phịng Chính phủ
Trong những năm gần đây, hoạt động HTQT tại VPCP đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận đóng góp vào hoạt động chung của VPCP. Để hoạt động HTQT tại VPCP được thực hiện ngày càng có hiệu quả cao, VPCP cần có những giải pháp tập trung nghiên cứu, định hướng, xây dựng kế hoạch hoạt động. Để xác định đúng hướng đi, VPCP cần nghiên cứu, khảo sát, trên cơ sở đó định hướng, thiết kế lộ trình thực hiện. Hoạt động HTQT tại VPCP cần đảm bảo tiêu chí bám sát
vào nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhu cầu phát triển đất nước đồng thời gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội...
Đổi mới phương thức, quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động
Việc đổi mới phương thức hoạt động HTQT tại VPCP gắn với thực tiễn phát triển đất nước và diễn biến tình hình quốc tế cần được nghiên cứu đổi mới cách thức tổ chức khác nhau. Để làm tốt việc này, cần chú trọng đến một số yếu tố sau:
- Có cơ chế khuyến khích, động viên cán bộ, cơng thức tham gia điều hành, quản lý và thực hiện hoạt động HTQT tại VPCP chủ động tìm tịi, đề xuất những sáng kiến trong công tác.
- Huy động, phân công cụ thể mọi nguồn nhân lực của VPCP cũng như phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc các Bộ, ngành và địa phương trong các hoạt động HTQT cụ thể nhằm tạo nên sự cộng hưởng trong hoạt động, dành nguồn lực tốt nhất để thực hiện được mục tiêu chung.
- Nghiên cứu tổ chức, quản lý hiệu quả hoạt động HTQT tại VPCP hướng đến phục vụ các nhiệm vụ chính trị của VPCP và các đơn vị trực thuộc, nhằm đáp ứng đường lối ngoại giao chung và hướng đến phát triển đất nước.
- Lập kế hoạch, tổ chức và quản lý tốt hoạt động HTQT tại VPCP trong đó nhấn mạnh phát triển đất nước gắn với bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
Để đổi mới và cải tiến công tác quản lý hoạt động HTQT tại VPCP, VPCP và các Vụ chức năng tiến hành phân cơng giao việc cụ thể cho từng phịng, từng cá nhân thực hiện có sự kiểm tra, đơn đốc thường xuyên, kết quả thực hiện cơng việc đó sẽ là tiêu chí để đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ trong năm. Với sự phân công giao này sẽ tạo sự chủ động và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ cơng chức hồn thành nhiệm vụ.
Quy trình xây dựng những kế hoạch, phương thức quản lý, tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP cần lưu ý một số bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu và xác định nội dung, mục đích ý nghĩa, quy mơ, mục tiêu hình thức tổ chức hoạt động HTQT tại VPCP. Cần nghiên cứu ưu, nhược điểm và những bài học kinh nghiệm việc tổ chức từ trước, căn cứ vào tình hình thực tiễn để xác định phương án xây dựng kế hoạch tổ chức. Nếu hoạt động HTQT có liên quan đến tài trợ thì cần xác định xem đối tượng tài trợ là ai? Quyền lợi nhà tài trợ như thế nào? Hoạt động được tổ chức có làm ảnh hưởng gì?
Bước 2: Xây dựng kế hoạch với mục đích, ý nghĩa, nội dung của hoạt động HTQT tại VPCP, phân chia tiến độ, nhân sự triển khai thực hiện hoạt động từ đầu cho đến khi kết thúc. Lập phương án dự phòng và phương án giải quyết các sự cố bất ngờ có thể xảy ra. Dự kiến về tài chính cho hoạt động.
Bước 3: Tổ chức hoạt động, phân công thành viên tham gia chính xác, đầy đủ cũng như thuận tiện cho phối hợp giữa các đơn vị phối hợp tham gia hoạt động HTQT tại VPCP. Thực hiện tiến độ chính xác, kiểm tra lại tồn bộ các cơng việc đã được phân công.
Bước 4: Quản lý, đảm bảo hoạt động HTQT tại VPCP được tổ chức, thực hiện một cách tốt nhất. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng và đúng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, các đối tác cùng tham gia. Phát huy vai trị của những người làm cơng tác lãnh đạo, quản lý.
Bước 5: Kết thúc hoạt động. Họp đánh giá mức độ thực hiện, bài học kinh nghiệm từ những việc làm được. Lập báo cáo nêu rõ ưu điểm nổi bật và những hạn chế cần phải khắc phục, kèm theo là những kiến nghị, đề xuất (nếu có) để có phương hướng chỉ đạo thực hiện cho những hoạt động tiếp theo.
Công tác ngoại giao, HTQT địi hỏi sự chính xác cao. Nhiều hoạt động, lời nói, ngơn ngữ văn bản thậm chí ảnh hưởng cả đến sự hoạt động của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Vì thế, việc triển khai quản lý hoạt động HTQT cần lập kế hoạch chi tiết, chính xác. Trong q trình triển khai khơng được phép để xảy ra sai xót. Trong thực tế hoạt động, các chuyên viên khi tham gia cơng việc cần có cử chỉ, động tác cho đến phát ngôn khoan thai, lịch sự, đồng thời cần tập trung rất cao độ theo đúng kịch bản kế hoạch được phê duyệt. Để thực hiện được yêu cầu đó, ngồi kinh nghiệm của các chun viên, cần có sự triển khai sớm, phân cơng rõ ràng kế hoạch hoạt động đến từng cán bộ chuyên viên. Tuy nhiên trong quá trình diễn ra hoạt động, có những tình huống khơng đúng với kế hoạch. Việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới công việc đặc biệt là với những cán bộ trẻ mới tham gia cơng việc, cịn ít kinh nghiêm cơng tác. Vì thế, khi lập kế hoạch cần có sẵn cả những kịch bản dự kiến có thể xảy ra và biện pháp xử lý.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quản lý
Khoa học và công nghệ phát triển mạnh đã tạo ra sự đổi thay toàn diện bộ mặt đời sống xã hội, chi phối hầu hết lĩnh vực hoạt động và ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, đáp ứng được với yêu cầu của thời đại nền kinh tế tri thức và công nghệ số.