Kinh nghiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 35 - 37)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại một số cơ quan

1.3.2. Kinh nghiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Hoạt động HTQT tại Bộ LĐTB&XH do Vụ HTQT đảm nhiệm. Vụ HTQT có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện, quản lý thống nhất về HTQT trong lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội theo quy định của pháp luật.

Vụ HTQT thưc hiện nghiên cứu, xây dựng trình Bộ: các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chủ trương, biện pháp mở rộng quan hệ về HTQT; đề xuất đàm phán, ký kết, phê chuẩn, gia nhập và biện pháp đảm bảo thực hiện điều ước quốc tế; tham gia các tổ chức quốc tế; cho phép các đơn vị trực thuộc, các cơ quan tổ chức nước ngoài được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ; quy chế, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ trong thực hiện nhiệm vụ HTQT; kế hoạch kinh phí cho nhiệm vụ HTQT.

Vụ HTQT chủ trì thực hiện: tổ chức đàm phán, ký kết và theo dõi thực hiện các văn bản thoả thuận các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác quốc tế; thẩm định các văn bản, tài liệu HTQT của các đơn vị thuộc Bộ trước khi trình Bộ trưởng; thủ tục đối ngoại, xuất nhập cảnh cho các đoàn ra, đoàn vào cấp Lãnh đạo Bộ; phát ngơn chính thức của Bộ về HTQT theo sự ủy quyền của Bộ; vận động tài trợ quốc tế theo lĩnh vực của ngành; là đầu mối giúp Bộ về công tác nhân quyền và thực hiện chức năng QLNN với các tổ chức nước ngoài hoạt động trong phạm vi Bộ quản lý; tiếp nhận, phối hợp thẩm định, trình hồ sơ đề nghị khen thưởng của Bộ cho tập thể, cá nhân thuộc Bộ và các đối tác nước ngoài;

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước về HTQT đối với các đơn vị thuộc Bộ, ngành trong lĩnh vực được phân công; tổ chức

theo dõi, tổng hợp, đánh giá, sơ kết, tổng kết, báo cáo về hoạt động HTQT; thực hiện thông tin đối ngoại, nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ về HTQT.

Với tư cách cơ quan đầu mối của Chính phủ, hoạt động HTQT của Bộ LĐTB&XH được triển khai hợp tác đa phương (đẩy mạnh hợp tác với Tổ chức Lao động quốc tế về lao động và an sinh xã hội, hợp tác APEC về bình đẳng giới, hợp tác với ASEAN). Về hợp tác song phương, hợp tác mọi lĩnh vực của ngành với các đối tác chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào... và tiếp tục mở rộng với các đối tác có quan hệ tốt với Việt Nam như Cuba..

Hoạt động hợp tác hội nhập chuyên ngành: đẩy mạnh hợp tác về lao động, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp xã hội; thực hiên các dự án sử dụng vốn ODA và phi chính phủ nước ngồi; triển hai các cam kết quốc tế; trao đổi học tập và tổ chức đào tạo cho các nước đối tác. Viêc thực hiện các văn bản đã ký kết đạt hiệu quả, đặc biệt là hợp tác lao động và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ trực tiếp các đối tượng xã hội tại Việt Nam.

Công việc HTQT tại Bộ LĐTB&XH được thông qua các hoạt động tổ chức các đoàn ra, đoàn vào, ký kết và thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế, tổ chức quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế, vận động và sử dụng viện trợ nước ngoài. Các hoạt động trên được Bộ thực hiện đúng định hướng chỉ đạo, văn bản pháp quy về quản lý đối ngoại liên quan. Việc tổ chức được nghiên cứu, phê duyệt đúng quy định, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nâng cao nhận thức kỹ năng, kinh nghiệm cho công chức tham gia, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, khơng để xảy ra vi phạm phải xử lý. Bộ phối hợp chặt chẽ, tham vấn, trao đổi ý kiến với các cơ quan đầu mối ở Trung ương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong bố trí chương trình cơng tác, đảm bảo công tác thông tin đối

ngoại. Bộ thường xuyên phổ biến, quán triệt cho cán bộ làm công tác HTQT của các đơn vị trực thuộc.

Tuy nhiên trong quản lý và triển khai hoạt động vẫn còn một số tồn tại như: việc xây dựng kế hoạch đoàn ra cho cấp Vụ và cấp dưới còn lúng túng, chưa sát thực tế do nhiều đoàn phát sinh. Một số biên bản ghi nhớ hợp tác song phương thực hiện chưa hiệu quả do lĩnh vực hoạt động rộng và thiếu nguồn lực thực hiện. Số lượng cán bộ, công chức tham gia công tác HTQT hiện chưa đủ biên chế được giao, còn phải kiêm nhiệm, trình độ ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu khi tham gia hoạt động đối ngoại. Nguyên tắc khơng tham gia q nhiều hoạt động gây khó khăn trong theo dõi và thực hiện nhiệm vụ do tính kết nối, đầu mối được phân cơng phụ trách yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tại văn phòng chính phủ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)