1.1. CÔNG CHỨCCẤP XÃVÀ CHÍNHSÁCH BỒIDƯỠNG CÔNG
1.1.3. Chínhsách bồidưỡng cơngchức cấp xã
1.1.3.1. Khái niệm chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận về khái niệm chính sách cơng. Cho dù có nhiều định nghĩa khác nhau như vậy, nhưng tất cả các định nghĩa đều thống nhất ở hai điểm cơ bản, đó là chính sách cơng bắt nguồn từ các quyết định do nhà nước ban hành và các quyết định của nhà nước khơng làm gì và nhiều chính sách là những quyết định làm gì.
Thuật ngữ chính sách cơng được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Thomas Dye đưa ra một định nghĩa súc tích về chính sách cơng như sau: “Bất cứ những gì mà nhà nước lựa chọn làm hoặc khơng
làm”. Khái niệm về chính sách cơng của William Jenkins cụ thể hơn so với định nghĩa trên. Theo ơng chính sách cơng là “một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một nhà hoạt động chính trị hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống cụ thể thuộc phạm vi thẩm quyền của họ”. Còn James Anderson đưa ra một định nghĩa chung hơn, mơ tả chính sách như là “một đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một nhà hoạt động hoặc một nhóm các nhà hoạt động để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề quan tâm”.
Tuy có những hạn chế nhất định, nhưng tất cả các định nghĩa trên đều cung cấp một nhận thức chung về chính sách cơng. Từ những định nghĩa trên, có thể đi đến định nghĩa về chính sách cơng như sau:
Chính sách cơng là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề cơng trong xã hội[14, tr.51].
Như vậy,chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhiều chủ thể quản lý nhà nước ban hành liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và đưa ra các cách thức đạt các mục tiêu đó để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc quan tâm trong đời sống xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng nhất định.
- Khái niệm chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã
Theo cách tiếp cận trên, khái niệm chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã có thể được hiểu là: “Chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã là một tập
hợp các quyết định của Nhà nước, bao gồm mục tiêu và các giải pháp về bồi dưỡng công chức cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.
1.1.3.2. Nội dung chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã
Mục tiêu chính sách
Mục tiêu của chính sáchbồi dưỡng cơng chức cấp xã là góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có trình độ chun nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thơng nghiệp vụ, có đủ năng lực thực thi cơng vụ, đáp ứng thực tiễn quản lý tại địa bàn cơ sở, tại địa phương, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã được thể hiện ở một số chính sách cụ thể sau:
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức,Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch ĐTBD CB, CC giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”, chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã gồm các nội dung sau:
Một là:Quy định về nội dung bồi dưỡng công chức cấp xã.
Thứ nhất, bồi dưỡng về lý luận chính trị.
Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ của các giai cấp trong việc giành và giữ chính quyền; thể hiện thái độ và lợi ích giai cấp đối với quyền lực Nhà nước trong xã hội có giai cấp. Nó là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn qua nhiều thế hệ.
Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể Chính trị - xã hội
trong tình hình hiện nay đang là sự đòi hỏi cần thiết và cấp bách. Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu rõ quan điểm: đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, học đi đơi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách người cách mạng.Đội ngũcông chức cấp xãlà những người tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nên cần có một trình độ lý luận chính trị nhất định. Mỗi người cơng chức cấp xãphải thấm nhuần tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước để thi hành nhiệm vụ hiệu lực, hiệu quả.Đội ngũ cơng chức cấp xãcó trình độ lý luận chính trị tốt, thể hiện được ý thức tuân thủ kỷ luật Đảng, đi đầu trong chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc, sai trái trong quá trình cơng tác và đời sống xã hội.
Nội dung bồi dưỡng về lý luận chính trị quy định tại Điều 16 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức. Khác với đào tạo về lý luận chính trị là đào tạo kiến thức chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước thơng qua các lớp Trung cấp lý luận chính trị, Cao cấp lý luận chính trị…, bồi dưỡng lý luận chính trị là các đợt bồi dưỡng để cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt.
Thứ hai, đào tạo bồi dưỡng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Trình độ chun mơn nghiệp vụ thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một hoặc một số chuyên môn, nghề nghiệp gắn với các nhiệm vụ
được giao. Trình độ đó cịn được phản ánh qua nhiều khía cạnh về ngành, bậc, hình thức đào tạo; kỹ năng và kinh nghiệm cơng tác. Trình độ chun môn nghiệp vụ của đội ngũcông chức cấp xã được biểu hiện thông qua nhiều cấp độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học; ở mỗi cấp độ là sự thể hiện bề dày kiến thức, kỹ năng chuyên môn của người công chức cấp xã. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là là cơ sở để công chức thực thi công vụ.Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã gồm: - Trưởng Công an;Chỉ huy trưởng Quân sự;Văn phịng – thống kê;Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);Tài chính – kế tốn;Tư pháp – hộ tịch;Văn hóa – xã hội. Do đó, mỗi chức danh cơng chức đều gắn với các chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, do đó, cần tiến hành bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, kiến thức cho công chức cấp xã như: bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực quản lý, kỹ năng thực thi công vụ, đạo đức công vụ, đào tạo ngoại ngữ, tin học,... giúp họ có đủ kiến thức chuyên môn để thực thi nhiệm vụ.
Thứ ba, bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước.
Trình độ quản lý nhà nước là mức độ đạt được hệ thống tri thức về lĩnh vực quản lý nhà nước, như kiến thức bộ máy nhà nước, pháp luật, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước,... Hệ thống kiến thức đó giúp đội ngũcông chức cấp xã hiểu rõ vị trí, chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của chính quyền cấp xã cũng như của chính mình trong thực thi cơng vụ. Mục đích của hoạt động bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước là nhằm giúp đội ngũ công chức cấp xã cập nhật những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, cải cách hành chính và kỹ năng thực thi cơng việc. Thơng qua đó, giúp họ nâng cao năng lực cơng tác trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao, đồng thời, hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng vị trí chức danh..
Với vai trò là người trực tiếp trong các hoạt động quản lý của Nhà nước, cơng chức cấp xã có trách nhiệm theo dõi, tham mưu về các lĩnh vực được giao; theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện những nhiệm vụ công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo cấp xã. Ngồi ra, họ cịn có trách nhiệm trực tiếp thực thi công vụ, giải quyết các công việc liên quan đến công dân và tổ chức theo quy định của pháp luật. Do đó, để cơng chức cấp xã hoàn thành được chức trách và nhiệm vụ của mình, họ cần phải được bồi dưỡng một cách bài bản, được trang bị những kiến thức cơ bản quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; được trang bị các kỹ năng thực thi công vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và xử lý các tình huống.
Thứ tư, đào tạo bồi dưỡng về trình độ tin học, ngoại ngữ.
Để thực thi cơng vụ, cơng chức cấp xã cần có kỹ năng sử dụng tin học và ngoại ngữ. Việc bồi dưỡng về tin học sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin học, khai thác thông tin trên mạng nhằm đảm bảo an tồn an ninh thơng tin, từng bước hiện đại hóa và tăng cường năng lực của nền hành chính nhà nước, tham gia triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Việc thực hiện bồi dưỡng ngoại ngữ giúp tăng cường khả năng giao tiếp, nghiên cứu, dịch thuật tài liệu nước ngoài phục vụ thiết thực cho lĩnh vực chuyên môn của đội ngũ công chức cấp xã trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ năm, đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc.
Công chức cấp xã là người kinh công tác tại vùng dân tộc thiểu số cần được học tiếng dân tộc. Nếu biết đọc, nói, nghe, giao tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số và hiểu biết được phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu sốthì cơng chức cấp xã có sự đồng cảm, vừa có điều kiện tiếp cận, gần gũi, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đồng bào, qua đó tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; dần khắc phục được sự bất đồng trong công tác cũng như trong quan hệ giao tiếp do không hiểu biết ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Nhờ đó, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao,góp phần tích cực trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy sự cơng bằng, tiến bộ xã hội, qua đó thu hẹp khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất văn hoá, tinh thần giữa các dân tộc. Điều này đặt ra yêu cầu bồi dưỡng tiếng dân tộc cho công chức cấp cơ sở cơng tác ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05/3/2003; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/01/2004; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”. Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương, các cấp ủy đảng, chính quyền tại địa phương để ban hành những nghị quyết, quyết định, quy định cụ thể về việc thực hiện chính sách ĐTBD đối với đội ngũ CB, CC cơ sở đang cơng tác tại vùng có đơng đồng bào DTTS.
Ba hai: Quy định về hình thức bồi dưỡng công chức cấp xã.
Theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức (trong đó có cơng chức cấp xã) quy định rõ có 3 hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức đó là:
+ Hình thức tập trung; + Hình thức bán tập trung; + Hình thức từ xa.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Hình thức bồi dưỡng tập trung dành cho các
khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng tiếng dân tộc; Hình thức đào tạo bán tập trung dành cho các khóa bồi dưỡng hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, bồi dưỡng về quốc phòng, an ninh, bồi dưỡng về kỹ năng mềm…
Đối với hình thức từ xa, trong giai đoạn phòng chống dịch Covid 19, cần triển khai xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến nhằm đáp ứng yêu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi của công chức cấp xã.
Ba là: Quy định về chế độ đối với công chức cấp xã đi học.
Theo quy định tại điều 37 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng, đào tạo thì cơng chức cấp xã tham gia được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định. Do đó, trong thời gian được cử đi học lớp bồi dưỡng thì cơng chưc sẽ được hỗ trợ các chi phí phát sinh trong thời gian đi học bồi dưỡng như: chi phí ăn uống, nhà nghỉ… và được hưởng các chế độ và phụ cấp theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Điều 37. Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng: (1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng; (2) Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị; (3) Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và cơng tác dân tộc.
Căn cứ vào các quy định và căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, các địa phương cũng có những chính sách hỗ trợ về chế độ cho công chức cấp xã
tham gia bồi dưỡng. Người đi học được cấp tài liệu học tập; được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập, được tạo điều kiện về chỗ ở… đảm bảo yên tâm học tập, bồi dưỡng.
1.2. THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC CẤP XÃ 1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã