1.3. KINH NGHIỆM THỰC THI CHÍNHSÁCH BỒIDƯỠNG CÔNG
1.3.1. Kinh nghiệm thực thi chínhsách bồidưỡng cơngchức cấp xã ở một
ở một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai
Hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn, trong những năm qua, Lào Cai đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp.
Một là, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở ln có
sự quan tâm và chỉ đạo sát sao trong thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã, đồng thời có sự phối hợp của các sở, ban ngành liên quan và các huyện, thành phố trong việc triển khai thực hiện; Việc triển khai kế hoạch luôn nhận được sự ủng hộ và tham gia trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở [37].
Hai là, sự chủ động của Sở Nội vụ trong chủ trì triển khai, đôn đốc,
kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã trên toàn tỉnh. Sở đã hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa bàn. Trên cơ sở đó, UBND huyện, thành phố đã chỉ đạo rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể, trong kế hoạch của các huyện, thị xã, thành phố đều thể hiện đầy đủ các nội dung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh; Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 của UBND tỉnh). Đồng thời, Sở đã chủ trì thẩm định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã [37].
Ba là, tỉnh có rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo dân chủ, khách quan và gắn với hoạt động bồi dưỡng công chức ở địa phương với khâu quy hoạch, sử dụng,... Nhờ đó, thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã phù hợp với đặc thù địa phương.
Bốn là, đội ngũ công chức cấp xã luôn nhận thức đúng đắn về chủ
trương, chính sách của đảng, nhà nước và của tỉnh trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn; đã tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt chuẩn; chấp hành nghiêm túc sự điều động, phân công nhiệm vụ của tổ chức; Cơng tác tun truyền về chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã, về nội dung chương trình Kế hoạch của tỉnh được các cấp, các ngành thực hiện tương đối tốt nên cơng chức địa phương đồng tình ủng hộ.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị
Một là, tỉnh Quảng Trị luôn coi việc nâng cao nhận thức của các cấp
ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cơng chức cấp xã về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn Quảng Trị cần thường xuyên xây dựng các nghị quyết, chỉ thị, đề án, có kế hoạch kịp thời nhằm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ công chức cấp xã cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ của cách mạng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, đất nước.
Hai là, Tỉnh Quảng Trị thực hiện đồng bộ công tác xây dựng chủ
trương, quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Trên cơ sở hằng năm thường xuyên tiến hành các hoạt động rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, Tỉnh đã ban hành các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch cơng tác đào tạo, bồi dưỡng để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, khoa học, phù hợp thực tiễn và có hiệu quả; trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng một số lĩnh vực được tỉnh chọn làm khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội [40].
Ba là, trong quá trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã,
Quảng Trị tích cực phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, tự học tập, rèn luyện của cơng chức cấp xã. Ngồi việc lên lớp nghe giảng viên giảng bài, các học viên thường xuyên đọc sách, báo, tạp chí khoa học; thường xuyên theo dõi các chương trình thời sự, các chuyên mục cần thiết liên quan đến lĩnh vực cơng tác của mình qua các phương tiện thơng tin đại chúng... Qua đó, nâng cao nhận thức và trình độ lý luận chính trị của mình.
Bốn là, chương trình, nội dung được đổi mới, bảo đảm cập nhật. Đối
với công chức cấp xã, chương trình, nội dung và phương pháp bồi dưỡng được thiết kế đơn giản, gắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Đội ngũ giảng
viên quan tâm chú trọng trong thiết kế giáo án, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Năm là, trong điều kiện nguồn lực có hạn song tỉnh Quảng Trị coi
trọng đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cơ chế chính sách đối với học viên cơng chức cấp xã.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, chuyên môn cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU, ngày 30/10/2009 của Tỉnh ủy Bắc Ninh, về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. Hàng năm, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đồng thời, từng bước đổi mới cả về hình thức, nội dung và chất lượng để góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã [36].
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nói chung, trong đó có bồi dưỡng cơng chức cấp xã.
Thứ hai, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, vị trí việc làm và đặc thù của các xã, phường, thị trấn.
Thứ ba, chú trọng đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập của cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và kiêm chức đủ mạnh để tham gia giảng dạy theo phương pháp tích cực phù hợp với từng đối tượng cơng chức cấp xã tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Mở rộng và đa dạng các hình thức bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng của cán bộ, công chức cấp xã, nhất là trong bối cảnh dịch Covid 19 có nhiều diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Thứ tư, quan tâm tới các chính sách khuyến khích, đãi ngộ động viên những công chức cấp xã có ý thức học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; hỗ trợ kinh phí cho cơng chức ở các địa bàn xa địa điểm đào tạo, bồi dưỡng để các khóa đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả, yêu cầu đặt ra.