Cùng với các địa phương khác trên cả nước, trong những năm qua, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực, chủ động tổ chức triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã qua đó đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã ở tỉnh Vĩnh Phúc bên cạnh những ưu điểm vẫn còn nhiều tổn tại, hạn chế cần phải được khắc phục để nâng cao hơn nữa kết quả và hiệu quả của chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn Tỉnh trong những năm tiếp theo.
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.4.1.1. Những kết quả đạt được
Một là: tỉnh Vĩnh Phúc đã đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển
khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh và đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chính sách. Kể từ khi chính sách được ban hành, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kịp thời tiến hành phổ biến, tuyên truyền chính sách tới đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức trong quận và mọi người dân; có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách. Trong q trình tổ chức thực hiện chính sách nếu gặp khó khăn đã chủ động đề xuất các cấp có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung khắc phục những hạn chế, bất cập của chính sách. Đồng thời, đã chú ý đến công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách. Do việc tổ chức thực hiện tốt nên chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đã kịp thời đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò quan trọng của chính sách đối với sự phát triển nguồn nhân lực cấp cơ sở của tỉnh nhà.
Hai là: các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và đội ngũ làm cơng tác tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã đã chú trọng việc tuyên truyền chính sách đến với đội ngũ công chức cấp xã. Bên cạnh hình thức tuyên truyền, phổ biến mang tính truyền thống (thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tờ rơi, sách tuyên truyền…), Tỉnh đã linh hoạt lồng ghép hoạt động tuyên truyền với sinh hoạt của thôn, tổ dân phố và các nhóm dân cư.
Ba là: việc phân cơng phối hợp thực hiện chính sách đã được các cấp,
các ngành trong Tỉnh chú trọng triển khai thực hiện. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Tỉnh Vĩnh Phúc để huy động tối đa sự tham gia của các cơ quan tổ chức. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng, phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị tại các huyện, do đó, việc tổ chức, triển khai được kịp thời, hiệu quả, gắn với công tác quản lý, quy hoạch cán bộ. Việc tham mưu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức hàng năm được thực hiện theo đúng hướng dẫn của các cấp, các ngành đảm bảo thiết thực. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách bồi dưỡng ở các địa phương đã chủ động, tích cực trong việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã.
Sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các đồn thể, các tổ chức xã hội, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thông qua các cuộc vận động cụ thể cũng giúp chính sách được thực thi đồng bộ và hiệu quả.
Bốn là: huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã; tranh thủ nguồn đầu tư của trung ương; bố trí hợp lý nguồn lực của tỉnh; tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngoài tỉnh; nguồn lực trong nhân dân. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cho thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã, ưu tiên đầu tư cho các xã nghèo, khó khăn, các xã miền núi, tạo điều kiện cho cơng chức tại các xã khó khăn có điều kiện học tập. Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính trong cơng tác bồi dưỡng công chức cấp xã theo đúng quy định hiện hành của Nhà
Năm là: tăng cường phân cấp quản lý giữa tỉnh, huyện và cấp xã, đi đôi
với nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu; các cấp chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã của cấp mình; tỉnh, huyện huy động, bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ; hướng dẫn và giám sát thực hiện. Nêu cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã.
Sáu là:công chức cấp xã ln có tinh thần, thái độ nghiêm túc trong
học tập. Tích cực vừa làm vừa học, phát huy tinh thần tự giác trong học tập, nghiên cứu. Do đó, bản thân cơng chức cấp xã khi học xong các chương trình bồi dưỡng đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, được bồi dưỡng và hồn thiện những kỹ năng cần thiết so với cơng việc, trở về địa phương công tác cơ bản đã phát huy có hiệu quả kiến thức đã học vào thực hiện công việc, tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, được lãnh đạo các đơn vị sử dụng đánh giá cao.
Bảy là: công tác kiểm tra, giám sát q trình tổ chức thực hiện chính
sách đã được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh xuống xã tham gia vào cơng tác kiểm tra, giám sát q trình thực hiện. Qua cơng tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện các địa phương đã kịp thời phát hiện những bất cập của chính sách cũng như những biểu hiện sai phạm trong quá trình thực hiện để kịp thời kiến nghị với cơ quan nhà nước cấp trên điều chỉnh hoặc xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền. Việc thường xuyên kiểm tra giám sát q trình thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã của Tỉnh đạt được những kết quả to lớn.
Tám là: quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã đã đạt được những kết quả nhất định. Nhờ thực thi chính sách này đã góp phần tạo nguồn, bổ sung và góp phần chuyển biến đáng kể về trình độ, chất lượng đội ngũ công chức cơ sở, nhất là đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tự giác, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ công vụ của đội ngũ có chuyển biến tốt hơn, kỹ năng hành chính và hiệu quả cơng tác ngày một cao hơn.Việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã có hiệu quả nên tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá dẫn đầu về thực hiện đạt và vượt mục tiêu đề ra, cụ thể: Tỉnh đã có 99,6 cơng chức xã có trình độ chun mơn trung cấp trở lên (vượt 9,6%); 100% công chức xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm (vượt 20%) [34]. Như vậy, việc thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra: 96% cán bộ, công chứccấp xã vùng đô thị, đồng bằng và 88% cán bộ cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chun mơn trở lên; gần 72% cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
2.4.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được
Thứ nhất: sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND,
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, hồn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ lớn, trọng tâm của Tỉnh trong công tác cán bộ nói chung, trong bồi dưỡng công chức cấp xã nói riêng.
Thứ hai: Sở Nội vụ, các Phịng Nội vụ các huyện đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh, UBND các huyện chỉ đạo thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã tại địa phương với quyết tâm chính trị cao.
Thứ ba: đa phần công chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc ý thức cao về nhiệm
vụ và yêu cầu bồi dưỡng trong thực thi công vụ. Nhờ sự chủ động, tham gia tích cực của đội ngũ công chức cấp xã, việc thực thi chính sách có nhiều thuận lợi, góp phần tác động tích cực vào quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế
Một là: q trình triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức
cấp xã chủ yếu được thực hiện theo hình thức từ trên xuống với những cơ chế, chương trình, kế hoạch có phần cứng nhắc theo ý chí của các cấp ban hành, thiếu sự tham gia của cơng chức cấp xã và chính quyền cơ sở trong việc xây dựng các chương trình, dự án bồi dưỡng công chức cấp xã. Do vậy, nhiều chương trình, kế hoạch khi tổ chức thực hiện lại không phù hợp với thực tế, phần nào ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của chính sách, giảm sút lịng tin của người dân và gây lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước.
Hai là: việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã chưa được
gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch, phát triển công chức. Việc cử công chức đi học phần nhiều dựa vào chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch, theo công tác cán bộ, phần nhiều mang tính chất “cào bằng”, “đến hẹn lại lên” chứ chưa có chính sách ưu tiên trong bồi dưỡng đối với cơng chức cấp xã có năng lực. Cơng tác bồi dưỡng cơng chức cấp xã
ở một số huyện trên địa bàn tỉnh chưa căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn và chức danh công chức đảm nhận để xét cử hoặc chấp thuận cho công chức tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với chuyên môn được giao.. Điều này, dẫn đến việc công chức cấp xã mặc dù được chuẩn hoá về bằng cấp, nhưng khơng nâng cao được trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền hành chính hiện đại. Bên cạnh đó, chưa quan tâm nhiều đến công tác đào tạo đội ngũ công chức kế cận nhiều địa phương quan tâm chưa đúng mức, do vậy chưa lựa chọn được những CB, CC có đủ đức, đủ tài đưa vào diện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Ba là: công tác xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cơng chức cấp xã chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các sở, ngành và chính quyền địa phương, dẫn đến việc tổ chức thực thi chính sách này có lúc, có nơi khơng đạt kết quả, gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước. Mặt khác đơi khi cịn gây áp lực cho chính quyền cơ sở trong việc phân cơng, bố trí cơng chức cấp xã tham gia các khoá đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Thậm chí có những thời điểm cuối năm các lớp mở dồn dập, thời gian làm việc phải nhường chỗ cho việc tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng của các sở, ngành, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực thi công vụ.
Bốn là:nội dung, hình thức bồi dưỡng cũng còn nhiều điểm hạn chế.
Hệ thống giáo trình chậm được cập nhật, đổi mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Nội dung bồi dưỡng vẫn nặng về những vấn đề thuộc lý luận chung lý thuyết, chưa đi sâu vào giảng dạy kỹ năng thực hành và nghiệp vụ quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức ở cơ sở. Kiến thức Tin học văn phòng rất cần thiết cho cán bộ cơ sở nhưng chưa được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, chủ yếu vẫn ở dạng chứng chỉ để đảm bảo tiêu chuẩn cơng chức. Hình thức bồi
dưỡng vẫn chủ yếu là các giờ học tập trung theo phương thức truyền thống, thuyết trình là chủ yếu, ít nhiều gây nhàm chán, thiếu sáng tạo.
Năm là: công tác kiểm tra giám sát mặc dù đã được thực hiện thường
xuyên nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Vai trò của giám sát thực thi chính sách là rất lớn. Tuy nhiên thời gian qua công tác giám sát mặc dù đã được thực hiện nhưng nặng về hình thức nên chất lượng thấp, khơng liên tục và kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã nhằm kịp thời phát hiện ra những vấn đề bất cập, những hạn chế của chính sách để có phương án điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn là việc làm cần thiết mà không thể xem nhẹ. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát còn mang nặng tính chất hành chính. Thơng tin mà hoạt động kiểm tra, giám sát cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho q trình hồn thiện chính sách. Chính điều này đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo sự phù hợp và bền vững của chính sách trong q trình thực hiện.
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất:cấp ủy, chính quyền một số huyện, xã chưa quan tâm đúng
mức đến công tác bồi dưỡng công chức cấp xã; chưa coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đồn thể ở cơ sở.Công tác quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách bồi dưỡng công chức ở một số địa phương chưa sâu sắc và triệt để; chưa làm cho cán bộ, công chức và nhân dân hiểu một cách đầy đủ, tồn diện dẫn đến một số cơng chức lợi dụng chủ trương chuẩn hố trình độ để phổ cập bằng cấp, mà không quan tâm nhiều đến năng lực làm việc.
Thứ hai: chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của người đứng đầu trong tổ
đạo chủ chốt ở cấp xã thường xuyên thay đổi (do yêu cầu của công tác cán bộ) nên việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã ở địa phương cịn hạn chế, có những xáo trộn;
Thứ ba:hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về bồi dưỡng cơng chức
cấp xã chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về bồi dưỡng công chức cấp xã và chưa có quy định cụ thể về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, ngành nghề đào tạo phù hợp với từng chức danh công chức cấp xã.
Thứ tư:nguồn kinh phí ngân sách địa phương và nguồn ngân sách từ
chương trình mục tiêu cấp cho bồi dưỡng công chức cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trong thời kỳ mới…
Thứ năm: điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội. Vĩnh
Phúc là tỉnh trung du, miền núi có một số khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số có vị trí địa lý xa xơi, vùng miền núi, đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn thấp. Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thơn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020. Tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số 40 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020. Trong đó có 29 xã khu vực I, Có 11 xã khu vực II (trong đó có Có 03 thơn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II). Những yếu tố như thời tiết, vị trí địa lý, đường sá đi lại, văn hóa phong tục tập qn, trình độ dân trí,… gây khó khăn khơng nhỏ đến việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã tại những địa bàn này.
Thứ sáu: về công chức cấp xã. Công chức tham gia các lớp học là những người vừa tham gia học tập, bồi dưỡng vừa phải hồn thành cơng việc chuyên môn tại cơ sở, do đó sự chuyên tâm dành cho học tập, nghiên cứu chưa cao.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Với mục tiêu cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất tăng cường thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Chương 2 đã tập trung làm rõ những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cùng ảnh hưởng của những yếu tố đó đến thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020. Chương này đã đánh giá được những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã.
Nhìn chung, đội ngũ cơng chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Vĩnh Phúc có