KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấ xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 51)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sơng Hồng, do vậy tỉnh có vai trị rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia. Nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đơ Hà Nội, Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,87 km2 ((đứng thứ 60/63 tỉnh, thành phố -theo niên giám thống kê năm 2018), phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Đơng giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đơng Anh - Hà Nội. Tỉnh có 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi [51].

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. Tỉnh có 21 sở, ban, ngành, có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sơng Lơ, Bình Xun); 137 xã, phường, thị trấn.

Dân số của tỉnh có 1.151.154 người (theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019), có 41 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường [51].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tỉnh Vĩnh Phúc được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú năm 1997. Khi tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 52%, công nghiệp chiếm 12% trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 140 USD/người/năm, bằng 48% mức bình quân chung cả nước. Thu ngân sách chỉ đạt gần 100 tỷ đồng [51]. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thấp kém. Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn.

Sau 20 năm tái lập tỉnh, mặc dù cịn nhiều khó khăn, song Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực: Từ một địa phương thuần nông trở thành tỉnh có kinh tế phát triển cao, với mức tăng trưởng bình quân đạt 7,1%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp (công nghiệp – xây dựng: 61,59%, dịch vụ: 30,26%, nông lâm nghiệp thủy sản: 8,15%). Năm 2019 thu ngân sách đạt hơn 35.000 tỷ đồng, đứng thứ 8 cả nước và thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh). Vĩnh Phúc cũng là 1 trong 16 tỉnh/thành phố có tỷ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương lớn nhất lên đến 47% (chỉ đứng sau Hà Nội trong số các tỉnh/thành miền Bắc) [51].

Môi trường đầu tư, kinh doanh thường xuyên được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ln nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có thứ hạng cao. Giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh đã thu hút được 2,86 tỷ USD vốn FDI và 56,27 nghìn tỷ đồng vốn FDI.

Trong phát triển công nghiệp, tỉnh đã đưa ra những giải pháp phát triển mang tính đột phá, từ 1 KCN những năm đầu tái lập tỉnh đến nay tỉnh đã hình thành được gần 20 KCN với quy mô hơn 8.000 ha, trong đó có

nhiều tập đồn lớn đã đến đầu tư tại Vĩnh Phúc. Lực lượng lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng trên 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Tính đến cuối năm 2019, tồn tỉnh có 100% số xã, 4/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới [51].

Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đơ thị có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đồng bộ, hiện đại. Nhiều cơng trình, dự án kinh tế, xã hội quy mô lớn, hiện đại được hồn thành. Bộ mặt đơ thị và nơng thơn có nhiều khởi sắc, ngày một khang trang, văn minh, hiện đại. Thành phố Vĩnh Yên cơ bản đáp ứng các tiêu chí đơ thị loại I, đô thị Phúc Yên đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và cơ bản đã đáp ứng tiêu chí đơ thị loại II.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông) được quan tâm. Tỉnh đã hỗ trợ bảo hiểm y tế cho 1,31 triệu lượt đối tượng, nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT từ 71,19% năm 2015 lên 93% năm 2020. Giáo dục và đào tạo liên tục phát triển, luôn xếp trong tốp đầu cả nước. Tính đến năm 2019, 100% các trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia; năm học 2019 - 2020, Vĩnh Phúc đứng thứ 5 toàn quốc về điểm trung bình các mơn thi tốt nghiệp THPT, đứng thứ 4 toàn quốc về tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Học sinh Vĩnh Phúc đạt nhiều huy chương trong các kỳ thi quốc gia, Olimpic khu vực và quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, tỷ lệ hộ

nghèo đến năm 2020 cịn 0,98%. Cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thường xuyên, đến năm 2019: 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, số giường bệnh/vạn dân năm 2020 ước đạt 39 giường bệnh, đạt 13,8 bác sỹ/vạn dân [51].

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đặc biệt Vĩnh Phúc luôn được đánh giá là một trong những địa phương có chất lượng giáo dục tốt nhất cả nước.

2.1.3. Thực trạng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 137 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 15 phường, 12 thị trấn và 110 xã). Tổng số cơng chức cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc tính đến 31/12/2020 là 1.086 người.

Bảng 2.1: Đội ngũcông chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 chia theo độ tuổi ĐVT: người Độ tuổi Số lượng Từ 30 trở xuống Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 đến 60 Trên tuổi nghỉ hưu Tổng số Nữ từ 51 đến 55 Nam từ 51 đến 55 Nam từ 56 đến 60 98 571 289 119 25 49 45 9 Nguồn: [34].

Đây là một cơ cấu tương đối hợp lý. Với cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã như hiện nay cho phép phát huy kinh nghiệm của đội ngũ công chức đi trước, vừa đảm bảo sự năng động, sáng tạo của đội ngũ công chức trẻ, vừa đảm nguồn công chức kế cận.

Bảng 2.2: Đội ngũcơng ch chia theo trình Năm Tổng số CC Chưa qua đào tạo SL TL% 2016 1565 2 0,12 2017 1458 1 0,07 2018 1413 0 2019 1252 0 2020 1086 0

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đ

theo trình

Số lượng công chứ 908 người, cao đẳng 68 đào tạo và số cơng chứ tiếp tục nâng cao trình

Phúc ngày càng nâng lên, đáp

[PERCEN TAGE] [PERCEN TAGE] [PERCEN TAGE] [PERCEN TAGE] [PERCEN TAGE] Tiến sĩ Thạc sĩ Cao đẳng Trung cấp

công chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạ chia theo trình độ chun mơn nghiệp vụ

Trình độ chun mơn

Chưa qua

o Trung cấp Cao đẳng Đại học

TL% SL TL% SL TL% SL TL% 0,12 301 19,2 118 7,5 1131 72,2 0,07 287 19,7 93 6,4 1060 72,7 0 244 17,3 86 6,08 1063 75,2 0 220 17,6 72 5,8 938 74,9 0 187 17,2 68 6,3 809 74,5

u đội ngũcông chức cấp xã năm 2020 tỉnh V theo trình độ chun mơn, nghiệp vụ

Nguồn: Tác giả tổng hợ

Qua số liệu phân tích ở ta thấy tính đến 31/12/2020, trình độ chuyên môn nghi đội ngũ công chức cấp xã t Phúc đã cơ bản đảm bảo yêu c quy định của nhà nướ

còn ở mức thấp so với yêu c tác trên thực tế.

ức cấp xã có trình độ tiến sĩ là 0; thạc sĩ là 22, c ng 68 người, trung cấp 187 người. Tỷ lệ cơng ch

ức có trình độ từ trung cấp cịn khoảng 17%. c nâng cao trình độ chun mơn để đội ngũ cơng chức cấp xã t

y càng nâng lên, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu phát triển đ

[PERCEN TAGE] [PERCEN TAGE] [PERCEN TAGE] Đại học Sơ cấp ạn 2016- 2020 Nguồn: [34]. ĐVT: người c Thạc sỹ TL% SL TL% 72,2 15 0,98 72,7 17 1,13 75,2 20 1,42 74,9 22 1,7 74,5 22 2 nh Vĩnh Phúc ợp từ[34],[48]. ở biểu đồ trên, n 31/12/2020, mặc dù chuyên môn nghiệp vụ của p xã tỉnh Vĩnh o yêu cầu theo ớc, nhưng vẫn i yêu cầu công

à 22, cử nhân là cơng chức chưa qua 17%.Vì vậy cần ấp xã tỉnh Vĩnh n địa phương.

Bảng 2.3: Đội ngũđội ngũ cơng chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc theo trình độ lý luận chính trị (ĐVT: người)Nguồn: [34] Năm Tổng số CC Chia theo trình độ LLCT

Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa được BD

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2016 1565 2 0,13 4 0,26 1125 71,9 279 17,8 155 9,91 2017 1458 2 0,14 4 0,27 1080 74,1 241 16,5 131 8,99 2018 1413 2 0,14 2 0,14 1079 76,4 232 16,4 98 6,92 2019 1252 1 0,08 3 0,24 990 79,1 191 15,3 67 5,28 2020 1086 1 0,09 3 0,27 867 79,3 160 14,7 55 5,64

Với bảng số liệu trên, có thể thấy rằng: qua các năm trong giai đoạn 2016- 2020, trình độ chính trị của công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khơng có nhiều thay đổi, rõ nhất là độ chênh lệch lớn giữa các trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc. Tỷ lệ công chức có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị chiếm rất ít (chỉ chiếm khoảng 0,3- 0,4%) , chủ yếu là trung cấp lý luận chính trị (chiếm khoảng hơn 70%). Trình độ sơ cấp và chưa được bồi dưỡng vẫn cao (khoảng trên dưới 20%), cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ lý luận chính trị.

Bảng 2.4: Đội ngũcơng chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc chia theo trình độ quản lý nhà nước ĐVT: NgườiNguồn: [34] Năm Tổng số CC CVC và tương đương Chuyên viên và tương đương Cán sự và Chưa qua bồi dưỡng SL TL% SL TL% SL TL% 2016 1565 3 0,2 1195 76,3 367 23,5 2017 1458 3 0,2 1154 79,2 301 20,6 2018 1413 4 0,3 1120 79,2 289 20,5 2019 1252 4 0,3 1040 83,1 208 16,6 2020 1086 2 0,2 906 83,4 178 16,4

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, tỷ lệ cơng chức có trình độ chun viên vẫn chiếm đa số, dao động từ 76,3% (năm 2016) đến 83,4% (năm 2020) và có xu hướng tăng dần qua các năm. Tỷ lệ chưa qua bồi dưỡng giảm dần qua các năm, cho thấy số lượng công chức được tham gia các khóa bồi dưỡng ngày càng nhiều hơn. Đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc đã được bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước phục vụ u cầu thực thi cơng vụ. Trong đó, tính đến 31/12/2020, 83,4% cơng chức cấp xã có trình độ chun viên, 0,18% trình độ chuyên viên chính. Vẫn cịn 16,4% chưa qua đào tạo.Điều này đặt ra yêu cầu trong thời gian tới phải chú trọng hơn nữa việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho công chức cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 2.5: Đội ngũcông chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc chia theo trình độ ngoại ngữ, tin học ĐVT: ngườiNguồn: [34] Năm Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ Đại học Cao đẳng Trung cấp Chứng chỉ A,B,C Đại học trở lên Cao đẳng Trung cấp Chứng chỉ A,B,C 2016 3 7 14 1402 2 8 11 1417 2017 0 6 11 1297 3 8 17 1302 2018 1 8 10 1322 4 5 16 1278 2019 1 8 8 1174 5 4 21 1021 2020 0 6 9 1040 5 4 28 977

Về trình độ tin học, có 15 người có trình độ trung cấp trở lên, đa số có chứng chỉ tin học. Về ngoại ngữ, trình độ đại học trở lên chỉ có 2 người, đa số là chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C hiện không còn phù hợp với quy định của Việt Nam về trình độ ngoại ngữ (hiện nay sử dụng chứng chỉ 6 bậc khung Châu Âu).

Như vậy, hầu hết đội ngũ công chức cấp xã đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt; Số cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn chiếm tỷ lệ cao, đạt tỷ lệ 96,8%, cao hơn so với tiêu chuẩn do Chính phủ đề ra. Trình độ chun mơn, lý luận chính trị ngày càng được nâng lên, góp phần cùng với với nhân dân tạo nên những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh ở địa phương và cơ sở. Thành quả đó, có phần đóng góp quan trọng của việc thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã mà tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai trong những năm gần đây.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, đội ngũ cơng chức cấp xã cịn những hạn chế, khuyết điểm, nhất là kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng hành chính. Tỷ lệ cơng chức cấp xã là nữ, chiếm tỷ lệ thấp. Một bộ phận công chức cấp xã chậm đổi mới tư duy, thiếu chủ động, thiếu nhiệt huyết, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ; đặc biệt là thiếu động lực tự học, tự đào tạo để vươn lên; tác phong, lề lối làm việc chậm đổi mới; văn hóa cơng sở, giao tiếp hành chính và thái độ, ứng xử chưa thể hiện tính chun nghiệp trong thực thi cơng vụ. Năng lực ngoại ngữ của cơng chức cấp xã cịn hạn chế, thiếu kiến thức hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Trình độ tin học của cơng chức cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, tuy nhiên, khả năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin của công chức trên 50 tuổi cịn hạn chế.Một số cơng chức lớn tuổi, năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nhưng chưa thực hiện được chế độ chính sách nghỉ hưu trước tuổi, thơi việc.

2.1.4. Ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội đến thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.4.1. Những ảnh hưởng tích cực

Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh có truyền thống văn hóa, bề dày lịch sử, có nền giáo dục phát triển, người dân hiếu học, dân trí tương đối cao tại một số

huyện và thành phố. Địa phương lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, có nhiều ưu thế để tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói chung, thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã nói riêng. Điều này tạo thuận lợi cho Tỉnhthực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã trên địa bàn.

Trình độ phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, mức sống... ngày càng cao đặt ra yêu cầu về trình độ chun mơn, tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, linh hoạt của đội ngũ công chức cấp xã, yêu cầu chất lượng dịch vụ hành chính cơng, mức độ hài lịng của người dân đối với chính quyền cơ sở cũng ngày càng cao địi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm lớn của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã. Đồng thời cũng đặt ra động cơ, nhu cầu học tập tăng lên của chính đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn.

Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cơng chức cấp xã của tỉnh trong thời gian qua cũng dần dần được cải thiện. Từ những yếu tố đó, q trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã có nhiều thuận lợi nhờ nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh cũng như sự hưởng ứng từ đối tượng chính sách.

2.1.4.2. Những ảnh hưởng tiêu cực

Tỉnh có nhiều loại địa hình, từ miền núi đến trung du đến đồng bằng, với điều kiện khí hậu, thời tiết đa dạng, địa hình nhiều xã hiểm trở, đi lại khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấ xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)