Nângcao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấ xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 97)

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNHSÁCH BỒ

3.2.2. Nângcao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan

Việc nâng cao nhận thức về chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã là nội dung rất quan trọng trong q trình thực hiện chính sách. Thơng qua giáo dục, thơng tin, tun truyền chính sách được thực hiện có hiệu quả sẽ làm cho các đối tượng công chức cấp xã cũng như các đối tượng liên quan chuyển biến về nhận thức, thay đổi về hành vi từ đó họ sẽ tham gia tích cực và đầy đủ vào q trình thực hiện chính sách này.

Thứ nhất: Đa dạng hóa các hình thức thơng tin, phổ biến, tun truyền

về thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã, các cấp chính quyền của từng địa phương cần huy động và sử dụng nhiều kênh tuyên truyền khác nhau với những hình thức và cách thức khác nhau như: họp, truyền hình, phát thanh, báo chí, internet, tờ rơi, tuyên truyền lưu động, thông qua các hội diễn sân khấu, cuộc thi tìm hiểu... Nội dung tuyên truyền cần bám sát với mục tiêu và nội dung của chính sách nhất là những tấm gương điển hình về học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

Thứ hai:Tiến hành tuyên truyền thường xuyên, liên tục, tránh làm

kiểu “phong trào”, “đầu voi đuôi chuột”.Công tác tuyên truyền về tinh giản biên chế là hoạt động lâu dài, thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng và cần được thực hiện một cách linh hoạt, khéo léo để phát huy tác dụng cao nhất.

Thứ ba:Phát huy vai trò của người đứng đầu trong thực thi chính sách

bồi dưỡng công chức cấp xã. Gắn quyền hạn với trách nhiệm, tăng cường công tác nêu gương của người đứng đầu, từ đó lan tỏa tinh thần đến tồn thể tổ chức, đơn vị.Người đứng đầu địa phương hay cơ quan là chủ thể có vai trị lớn trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức, với tư cách vừa là người lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn. Vai trị, trách nhiệm người đứng đầu có ý nghĩa rất lớn đến hoạt động thực thi chính sách bởi sự chỉ đạo quyết liệt, sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, sự giám sát chặt chẽ cùng sự khách quan, minh bạch sẽ quyết định sự thành công của công tác này và ngược lại.

Người đứng đầu cần gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã, chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động bồi dưỡng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng tiến độ được giao.

Bên cạnh đó, cần thực hiện giao quyền gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trong thực thi chính sách, bảo đảm cơng tâm, khách quan, tránh trường hợp nể nang, ngại va chạm.

Thứ tư: Nâng cao nhận thức, ý thức của cơng chức cấp xã trong thực

thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã.

Sự chuyển biến về nhận thức là cơ sở đem lại sự chuyển biến trong tư duy và hành động. Do đó, cần nâng cao nhận thức của công chứccấp xã về chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã để công tác này được triển khai thuận lợi trong thực tiễn. Nâng cao nhận thức về chính sách tức là làm cho công chức cấp xã hiểu rõ về sự cần thiết phải thực hiện hiệu quả và tầm quan trọng, ý nghĩa của bồi dưỡng công chức cấp xã để mỗi người đều tự ý thức về vấn đề và thực hiện một cách nghiêm túc. Bản thân họ là đối tượng của chính sách

này, những người chịu tác động và thụ hưởng trực tiếp của từ chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã cần có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bản chất, mục đích, cơ hội của bản thân để có thêm quyết tâm thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực bản thân trong thi hành công vụ.

Thực hiện phổ biến các quy định, văn bản về bồi dưỡng cơng chức cấp xã bằng nhiều hình thức như thực hiện trực tiếp tại các buổi hội nghị, gặp mặt cơng chức của tồn bộ cơ quan, các cuộc họp chi bộ, các buổi họp giao ban hàng tháng, hàng quý…bên cạnh đó chỉ đạo các cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện tăng cường vận động, khuyến khích cơng chức cấp xã phát huy tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ.

Có nhiều giải pháp để phân công công việc, hỗ trợ công chức sắp xếp cân đối, giảm tải cơng việc chun mơn để tham gia có hiệu quả các lớp bồi dưỡng.

Khuyến khích từng cơng chức, người lao động tự học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn của bản thân, phát triển các kỹ năng như tin học, ngoại ngữ, tăng khả năng tiếp nhận các tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ thơng tin, qua đó hồn thiện bản thân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cơ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấ xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)