.Hạn chế của nghiên cứu, sai số, cách khắc phục

Một phần của tài liệu Luận văn Quan điểm, nhận thức và rào cản đối với tiếp cận bảo hiểm y tế hộ gia đình của người dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Trang 46 - 48)

Hạn chế của nghiên cứu

Tương tự như các nhiên cứu định tính khác, nghiên cứu này vẫn cịn một số tồn tại và hạn chế. Mặc dù ĐTNC được lựa chọn có chủ đích về một số đặc điểm như nơi ở, quy mô HGĐ nhưng do số lượng ĐTNC tham gia ít nên chưa thật sự đại diện cho tồn bộ nhóm đối tượng thamg gia BHYT HGĐ. Tuy nhiên, với những phát hiện mới ghi nhận được thì kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu định lượng trên phạm vi rộng lớn về quan điểm, nhận thức và những rào cản đối với tiếp cận BHYT HGĐ của người dân.

Trong thời gian ngắn nên nghiên cứu chỉ tiếp cận trên 3 nhóm đối tượng chính là nhóm quản lý/cung cấp dịch vụ BHYT HGĐ, nhóm cung cấp DVYT và nhóm người dân thuộc đối tượng tham gia BHYT HGĐ (tham gia và khơng tham gia BHYT). Trong khi đó việc tham gia BHYT HGĐ có thể chịu ảnh hưởng tác động của các thành viên HGĐ khác và các nhà hoạch định chính sách BHYT. Chính vì vậy, nghiên cứu tiếp theo về chủ này nên tiếp cận thêm các thành viên khác trong HGĐ thuộc nhóm tham gia BHYT HGĐ, các nhà hoạch định chính sách để có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau một cách tồn diện và sâu sắc hơn. Từ đó phát hiện ra những yếu tố nguy cơ đặc thù là rào cản đối với tham gia BHYT HGĐ của người dân.

Ngoài ra, số liệu nghiên cứu được thu thập cắt ngang tại một thời điểm nên không thể xác định một số yếu tố như kiến thức – thơng tin, nhận thức, niềm tin về BHYT HGĐ có thể diễn ra trước hoặc sau khi người dân tham gia BHYT HGĐ. Do đó chưa đánh giá chính xác các yếu tố này có thật sự là những rào cản đối với tham gia BHYT HGĐ của người dân hay khơng. Chính vì vậy, một nghiên cứu can thiệp, sâu rộng nhằm tìm hiểu tác động của kiến thức – thơng tin, nhận thức, niềm tin đến việc tham gia BHYT HGĐ là rất cần thiết hiện nay.

Sai số và cách khắc phục

Để tránh sai số do mất ĐTNC, học viên đã tiếp cận ĐTNC tại nhiều thời điểm khác nhau. Ví dụ, để tiếp cận với nam giới, người trẻ tuổi lao động tự do như thợ xây, thợ hàn, buôn bán,… học viên thường đến nhà vào buổi trưa, tối hoặc các ngày nghỉ, lễ hội tại địa phương.

Đối với nghiên cứu định tính, việc thu thập thơng tin cũng như chất lượng các thông tin thu thập được phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kỹ năng phỏng vấn và khai thác thông tin của ĐTV. Do vậy, trong nghiên cứu học viên đã tự thu thập tồn bộ số liệu định tính. Tuy nhiên, việc học viên thực hiện thu thập thơng tin một mình khiến số lượng thơng tin tiếp cận quá nhiều, lặp đi lặp lại nên thường khó phát hiện ra điểm mới. Để khắc phục điều này, học viên thường xuyên ghi chép trong quá trình thực địa, diễn biến các cuộc PVS/TLN cũng như khơng thực hiện q trình thu thập thơng tin liên tục trong ngày (không thực hiện quá 2 cuộc PVS, TLN trong 1 ngày), trong tuần (không thu thập số liệu 3 ngày liền kề) để kiểm sốt các thơng tin thu thập được.

Để tránh các sai số thông tin do ĐTNC không trả lời thật một số câu hỏi nhạy cảm hoặc mang tính đánh giá chất lượng dịch vụ (sợ ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVYT và dịch vụ BHYT HGĐ). Để khắc phục điều này, học viên đã giải thích rõ ý nghĩa cũng như mục đích của nghiên cứu, khéo léo trong việc khai thác thông tin cũng như xem xét các câu trả lời dựa trên bối cảnh và thái độ của ĐTNC.

Để tránh sai số nhớ lại, mất thơng tin do kỹ thuật (chất lượng ghi âm) thì các cuộc PVS/TLN đều được ghi chép chi tiết, việc gỡ băng được diễn ra ngay sau khi kết thúc thu thập từ 1-2 ngày do đó có thể đối chiếu, so sánh làm rõ ý người trả lời, phát hiện những chỗ thiếu hụt, cần bổ sung hoặc những điểm mới cần khai thác trong các cuộc PVS/TLN tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn Quan điểm, nhận thức và rào cản đối với tiếp cận bảo hiểm y tế hộ gia đình của người dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Trang 46 - 48)

w