Quan điểm, nhận thức của người dân về bảo hiểm y tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn Quan điểm, nhận thức và rào cản đối với tiếp cận bảo hiểm y tế hộ gia đình của người dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Trang 49 - 58)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Quan điểm, nhận thức của người dân về bảo hiểm y tế hộ gia đình

3.2.1. Nhận thức về ý nghĩa, mục đích của chính sách BHYT HGĐ

Cho tới nay, BHYT không chỉ là một giải pháp quan trọng để bảo đảm công bằng trong CSSK tồn dân mà cịn góp phần quan trọng đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực sức khỏe, giúp người dân mở rộng cơ hội tiếp cận DVYT, chống lại bệnh tật, đói nghèo do y tế và đảm bảo an sinh xã hội ở các quốc gia.

Thẻ bảo hiểm y tế – “Tấm bùa hộ mệnh”

Bảo hiểm y tế là một giải pháp giúp người dân, nhất là các đối tượng người lao động, người nghèo có nguồn kinh phí tích lũy để dự phòng khi ốm đau, bệnh tật và cả để chăm sóc sức khoẻ thường xuyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay tất cả mọi người dân đều hiểu được mục đích dự phịng những lúc ốm đau, bệnh tật của chính sách BHYT. Nhận thức được vấn đề này nhiều người dân đã tham gia BHYT ngay cả khi cịn trẻ, khỏe mạnh, khơng thường xun sử dụng DVYT chỉ với mục đích đề phịng bất trắc những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong tương lai. Với họ bảo hiểm được ví như “của để dành”, “bùa hộ mệnh”, “quỹ tiết kiệm con lợn bỏ

ống”, “quỹ dự trữ” hoặc như “cái gậy chống chân” và giúp họ cảm thấy “yên tâm”

và “tự tin” hơn trong cuộc sống. Hầu hết người dân tham gia PVS chia sẻ đây là lý do khiến họ luôn sẵn sàng tham gia BHYT.

Cô cũng chấp hành thơi thì cứ mua là để coi như là cái quỹ để dành, nếu mà giời cho khỏe mạnh là tốt, còn nếu giời mà bắt ốm đau thì mình cũng có cái bảo hiểm này để đỡ cái phần kinh tế gia đình, khơng có chạy một lúc thì nó cũng khó khăn, thì thơi cứ gọi là vẫn cứ mua, thế nhưng mà

cịn sử dụng đến bảo hiểm thì cơ chưa sử dụng lần nào, gần chục năm nay rồi (TLN3, nữ 53 tuổi, tham gia BHYT).

Tham gia BHYT HGĐ – “Nan cứng bù cho nan mềm”

Nguyên tắc của BHYT là có đóng có hưởng, cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro, lấy số đơng người đóng để bù cho những người không may bị mắc bệnh, phải điều trị tốn kém tiền bạc. Việc tham gia BHYT HGĐ thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình với nguyên tắc chia sẻ rủi ro ngay từ trong gia đình khi các thành viên trong HGĐ phải có trách nhiệm với nhau trước khi với cộng đồng. Mặc dù là quy định mới nhưng sau 1 năm triển khai, nghiên cứu đã nhận thấy có một bộ phận nhỏ người dân (khoảng 1/5) đã hiểu được ý nghĩa thực sự của chính sách BHYT HGĐ. Trích dẫn dưới dây của một phụ nữ tham gia BHYT lâu năm:

Ngồi xã hội, phải có người khỏe mua, người bệnh mua thì mới bù trừ được cho nhau chứ. Nếu cũng mà ai cũng có bệnh mới mua thì nhà nước lấy tiền đâu mà trả. Giờ nhà mình chỉ mua cho người ốm, khỏe khơng mua mà lại yêu cầu người khỏe ở ngồi xã hội bù trừ là khơng được, thế là chỉ nghĩ cho mình, khơng nghĩ cho xã hội rồi (PVS, nữ 58 tuổi, tham gia BHYT).

Tham gia BHYT nói chung, tham gia theo nhóm HGĐ nói riêng thể hiện tinh thần tương thân tương ái tốt đẹp giữa các thành viên trong xã hội. Không chỉ chia sẻ rủi ro giữa các thành viên trong HGĐ mà tham gia BHYT cịn giúp những người có hồn cảnh khó khăn hơn mình, khi họ khơng may mắc các bệnh hiểm nghèo, chi phí điều trị tốn kém thơng qua việc tham gia BHYT. Và việc tham gia BHYT của mỗi thành viên trong HGĐ là một việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia, “lá lành

đùm lá rách”, “nan cứng bù cho nan mềm”, khơng vì mục đích cá nhân, mang lại

quyền lợi cho bản thân mà là vì cộng đồng và xã hội. Như nhiều người đã nói: Bảo hiểm kiểu như là tấm bùa hộ mệnh cho mình khi bị ốm đau, bệnh tật

chữa trị khơng mất nhiều tiền. Ngồi ra cịn vì mọi người nữa, mình bỏ tiền ra mua thẻ là bỏ tiền vào cái túi chung của nhà nước, túi tiền đấy

mình khơng dùng thì cho những người ốm dùng, cũng tốt, như là mọi người giúp đỡ lẫn nhau (PVS, nam 60 tuổi, tham gia BHYT).

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra được tính nhân đạo, nhân văn của chính sách BHYT HGĐ, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ người dân nhận thức, suy nghĩ chưa đúng về chính sách BHYT HGĐ.

Chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc tham gia BHYT HGĐ

Gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ do đó việc quy định tất cả các thành viên trong HGĐ tham gia BHYT nhằm khuyến khích sự chia sẻ rủi ro ngay giữa các thành viên trong HGĐ, thành viên HGĐ phải có trách nhiệm với chính những người thân trong gia đình mình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của người dân về vấn đề này cịn rất hạn chế khi có đến 3/4 người đã tham gia và chưa tham gia BHYT HGĐ khơng đồng tình với quy định bắt buộc tham gia BHYT HGĐ. Họ cho rằng mua BHYT dưới hình thức nào đi nữa thì phải coi họ là người trả tiền, đã trả tiền thì phải có quyền quyết định mua cho ai và mua như thế nào. Do đó, một bộ phận người dân mong muốn tiếp tục triển khai BHYT theo hình thức tự nguyện như trước kia, ai muốn mua thì mua, khơng nên bắt buộc. Nhận thức này đã đi ngược với ý nghĩa của chính sách BHYT HGĐ đem lại. Gần một nửa người tham gia TLN tại cộng đồng bức xúc khi chia sẻ về vấn đề này:

Ai muốn mua thì cứ để người ta mua, như trước kia ấy. Cớ làm sao mà giờ lại bắt trong gia đình ai khơng có cũng phải mua theo, thế là khơng được. Người ta khơng có, người ta chỉ muốn mua cho bố, cho mẹ thơi. Ơng nhà nước làm như vậy là khó cho dân quá, ở đây là người ta không ủng hộ đâu ((PVS, nữ 42 tuổi, không tham gia BHYT).

3.2.2. Quan điểm, nhận thức về việc tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình Nên tham gia bảo hiểm y tế khi tuổi “ngoài 50”

Kết quả PVS cho thấy những người cao tuổi trên 50 tuổi, nhất là từ 55 tuổi trở lên tham gia BHYT HGĐ nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Nguyên nhân của tình trạng này mà nghiên cứu ghi nhận được đó là nhận thức của người dân cho rằng

những người ở nhóm tuổi “ngồi 50” thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi, đặc biệt là các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp và tim mạch. Hơn nữa, nhóm tuổi này đã giảm sút sức khỏe, sức lao động, thậm chí kinh tế gần như phụ thuộc hoàn toàn vào con cháu nên việc tham gia BHYT một trong những giải pháp quan trọng giúp họ giảm bớt nỗi lo gánh nặng về tài chính do y tế nếu khơng may có vấn đề về sức khỏe. Việc tham gia BHYT xét trên góc độ này chỉ mang lại lợi ích cho cán nhân, khơng vì mục đích chia sẻ rủi ro cho cộng đồng. Điều này được 4/5 người dân tham gia nghiên cứu chia sẻ.

Có người vì tuổi cao hay ốm đau nên người ta mua để người ta đi khám thường xuyên, định kỳ. Tuổi từ 45 trở lại trẻ như mấy chị em đây ít mua lắm, 55 tuổi trở lên hay mua lắm, lúc ấy sức khỏe họ giảm sút rồi (TLN2, nữ 42 tuổi, không tham gia BHYT).

Ở thái cực đối lập, hơn một nửa những HGĐ có thành viên là người trẻ tuổi (đặc biệt là vợ chồng trẻ) rất ít tham gia BHYT HGĐ vì họ nghĩ mình tuổi cịn trẻ, giai đoạn mạnh khỏe nhất trong cuộc đời của mỗi người nên họ “thị thường” với các vấn đề sức khỏe và với cả BHYT. Ngoài ra, do đang ở độ “tuổi làm tuổi ăn” nên khi có điều kiện kinh tế họ thường ưu tiên cho các hoạt động khác như xây dựng nhà cửa, đầu tư cho con cái,… Do đó, với nhiều người trẻ họ cho rằng việc tham gia BHYT là điều không thực sự cần thiết, nếu tham gia mà không sử dụng thì cũng lãng phí. Trong cuộc PVS tại cộng đồng, một thành viên nữ trẻ tuổi chưa “vội” tham

gia BHYT HGĐ:

Ở cái tầm tuổi này vẫn là tuổi làm ăn, chị chưa nghĩ tới cái bảo hiểm lắm vì giờ chị vẫn phải lo cho con cái, lo cho cuộc sống học hành của các cháu đã, chị chưa nghĩ đến cái khoản ấy vội (PVS, nữ 35 tuổi, không tham gia BHYT).

Trong khi đó, khi PVS về dự định tham gia BHYT trong tương lai thì lại cho chúng ta thấy có đến 3/4 người trẻ tuổi tham gia nghiên cứu chia sẻ rằng họ tham gia bảo hiểm khi mình đã “có tuổi”. Điều đó cho thấy, chỉ tham gia BHYT khi có tuổi là quan niệm của phần lớn người dân hiện nay.

Có tham gia chứ, nhưng lúc đấy chắc phải già, khơng làm được gì, phải mua mà phịng thân, khơng lại phụ thuộc vào con cái thì chết (PVS, nữ 42 tuổi, khơng tham gia BHYT).

Mua bảo hiểm khi làm công việc nhiều rủi ro cho sức khỏe

Nghiên cứu cho thấy có đến 2/3 đối tượng thuộc diện tham gia BHYT HGĐ hiện nay đang làm ruộng và phần lớn (3/4) họ không tham gia BHYT HGĐ. Với đặc thù là một nghề lao động chân tay rất vất vả nhưng nghề nông lại chỉ “loanh quanh ở nhà”, ít nguy cơ rủi ro cho sức khỏe nên với nhiều người dân có quan điểm

việc tham gia BHYT là không cần thiết. Trong cuộc PVS, một phụ nữ hơn 40 tuổi đã chia sẻ lý do khơng tham gia BHYT của mình:

Cả năm cứ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thật nhưng có bao giờ ra khỏi cái ao làng đâu mà sợ. Thế nên nhiều người như chị, chỉ làm ruộng thơi thì chẳng nghĩ đến cái bảo hiểm nó cần thiết làm gì (PVS, nữ 45 tuổi, khơng tham gia BHYT).

Trong khi đó, với nhóm nghề lao động chân tay nặng nhọc, thường xuyên phải “ra ngoài” như chợ búa, lái xe, phụ hồ, thợ xây,…thì người dân đã tự nhận thức đây là nhóm ngành nghề nguy hiểm, nguy cơ rủi ro sức khỏe cao (tại nạn lao động, tại nạn giao thơng,…) nên họ có tham gia BHYT HGĐ nhiều hơn các ngành nghề khác như làm ruộng, chăn nuôi, nội trợ, kinh doanh tại nhà. Trong trường hợp này, việc tham gia BHYT vì mục đích “dự phịng” sẽ giúp họ “an tâm” và “tự tin” hơn trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày.

Những người người ta hay đi xe đi pháo hay đi chợ đi búa thì người ta hay mua hơn vì người ta sợ tai nạn rủi ro, người ta hay mua. Thí dụ hai vợ chồng cạnh nhà cô đi chợ đi búa, chẳng may bị tai nạn thì người ta mua (PVS, nữ 54 tuổi, tham gia BHYT).

Có bệnh mới mua bảo hiểm: “Lựa chọn ngược”

BHYT có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống đặc biệt đó là cơ chế bảo vệ tài chính, giúp các HGĐ tránh rơi vào bẫy đói nghèo do chi phí, tổn thất kinh tế khi

KCB. Do đó, nhiều người có thói quen “lựa chọn ngược” khi chỉ mua BHYT khi ốm đau và khi khỏe mạnh thì khơng cần mua. Nhằm khắc phục tình trạng này, Luật BHYT đã quy định những đối tượng đóng BHYT lần đầu hoặc đóng BHYT khơng liên tục trên 3 tháng thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT; riêng đối với quyền lợi về dịch vụ kỹ thuật cao thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 180 ngày, kể từ ngày đóng BHYT. Tuy nhiên, chính sách này chưa thực sự hiệu quả khi chỉ hạn chế được các trường hợp cấp cứu, cịn với các bệnh mạn tính và thường xun sử dụng DVYT thì dường như khơng có tác dụng.

Cái quy định người lần đầu thì bảo hiểm có giá trị sau 30 ngày ấy, khơng ăn thua, nó chỉ hạn chế được một số ít thơi. Cịn giờ vào viện, ví dụ như điều trị tăng huyết áp thì 100 người cả 100 người có thẻ BHYT hết, cái đấy mới là nhiều (PVS, Cán bộ giám định BHYT)

Do đó, việc quy định tất cả các thành viên trong HGĐ tham gia BHYT được đánh giá là một trong những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng “lựa chọn ngược” ngay trong HGĐ khi một thành viên mắc bệnh muốn mua thì bắt buộc các thành viên khác trong HGĐ chưa có BHYT cũng phải cùng tham gia. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã cho thấy chính sách này cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả khi tình trạng này vẫn “khơng thể loại trừ được”. Có đến 1/2 đối tượng tham gia BHYT HGĐ cho biết họ chỉ “nghĩ đến cái bảo hiểm” khi bản thân hoặc thành viên trong HGĐ chuẩn bị hoặc đang sử dụng DVYT như: chuẩn bị sinh, chuẩn bị mổ, điều trị nội trú dài ngày,... Chia sẻ dưới đây của một thành niên trẻ tuổi tham gia PVS.

Em định đi mổ luôn nhưng mà anh em bảo là cứ từ từ, chưa nguy hiểm lắm, đi mổ cũng mất vài chục triệu, đợi mua thẻ bảo hiểm xong thì đi cho đỡ viện phí. Thế là vợ em mới mua cho đấy chứ (PVS, nam 28 tuổi, tham gia BHYT).

Mua BHYT HGĐ là việc của “đàn bà”

Tham gia BHYT là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân theo quy định của Luật BHYT sửa đổi. Người dân được nói đến ở đây khơng mang các

đặc thù về giới. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả người dân tham gia phỏng vấn đều cho rằng nữ giới là người sẽ đi mua thẻ BHYT ngay cả khi họ có thuộc hay khơng thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT HGĐ. Điều này được nhiều người giải thích là do quan niệm của người Việt Nam “đàn ông xây nhà, đàn bà xây

tổ ấm”, nam giới trong gia đình phải lo làm ăn, đảm bảo kinh tế thì CSSK gia đình

hay mua BHYT được các nam giới mặc định là “việc của đàn bà”. Một phụ nữ trẻ tuổi tham gia TLN tại cộng đồng đã khẳng định “thanh niên ở làng này tôi dám

khẳng định 100% không ai tự nguyện mua bảo hiểm mà toàn là vợ mua cho”. Cũng theo lời của một phụ nữ thì ở nơng thơn việc kiếm tiền là trách nhiệm của người chồng, cịn việc sử dụng tiền vào việc gì là quyết định của người vợ.

Tồn mình mua, đi làm về bao nhiêu tiền vứt đấy mình đi mua, vợ muốn làm gì thì làm, mua gì thì mua. Trừ trường hợp người ấy, người ta ra ngồi hiểu biết, cịn ở nhà làm nơng dân thì giao cho vợ muốn làm thế nào thì làm (TLN2, nữ 48 tuổi, tham gia BHYT).

3.2.3. Quan điểm, nhận thức về chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình Mức đóng BHYT “q cao” nếu khơng sử dụng thường xuyên

Tại thời điểm nghiên cứu, khi tham gia BHYT HGĐ người thứ nhất có mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở/tháng (Năm 2015 là 621.000 đồng/năm), mức đóng được giảm dần từ người thứ 2 được quy định theo Luật, bất kể vùng miền, điều kiện kinh tế, tình trạng sức khỏe của thành viên trong HGĐ đó. Tuy nhiên, đánh giá về mức đóng này phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với những người khơng có vấn đề sức khỏe, khơng sử dụng DVYT hay khơng có thói quen đi KCB tại CSYT đều cho rằng mệnh giá BHYT là “quá cao”. Đây là đánh giá của 3/4 những người chưa tham gia BHYT mà nghiên cứu ghi nhận được. Chia sẻ dưới đây của một phụ nữ sẽ cho thấy điều này.

Quá cao, giá bảo hiểm giờ quá cao. Nếu mua một cái bảo hiểm là hầu như hết một khẩu ăn của một gia đình. Đấy, thế mà nếu như khơng có bệnh

tật gì, khơng đi khám hay khơng được viên thuốc nào đó là vơ tình mang lương thực đi để vơ ý nghĩa (TLN1, nữ 42 tuổi, không tham gia BHYT). Ngược lại, khi hiểu được ý nghĩa dự phòng, chia sẻ rủi ro trong cộng đồng thì nhiều người cho biết giá bảo hiểm cũng “phù hợp”, “bình thường”, “khơng cao

lắm” hoặc có người cho rằng giá bảo hiểm “rất rẻ” khi tham gia. Chính vì nhận

thức được vấn đề này mà nhiều người tham gia BHYT lâu năm chưa một lần sử

Một phần của tài liệu Luận văn Quan điểm, nhận thức và rào cản đối với tiếp cận bảo hiểm y tế hộ gia đình của người dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Trang 49 - 58)

w