Những rào cản đối với tiếp cận BHYT HGĐ của người dân

Một phần của tài liệu Luận văn Quan điểm, nhận thức và rào cản đối với tiếp cận bảo hiểm y tế hộ gia đình của người dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Trang 58 - 92)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Những rào cản đối với tiếp cận BHYT HGĐ của người dân

3.3.1. Những rào cản liên quan đến người thụ hưởng

3.3.1.1. Yếu tố cá nhân

Thói quen sử dụng dịch vụ y tế

Thói quen sử dụng DVYT là việc tiếp cận các DVYT khi có vấn đề về sức khỏe của bản thân và các thành viên HGĐ. Khi bị ốm tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh tật và các điều kiện liên quan như nhận thức của người dân, mức thu nhập của gia đình, trình độ văn hóa,... mà họ có thói quen tiếp cận và sử dụng DVYT khác nhau. Tuy nhiên, khơng tiếp cận dịch vụ KCB (có thể là khơng điều trị, tự điều trị) hoặc đi KCB tại CSYT tư nhân, tuyến trên chính những thói quen đã khiến nhiều người không quan tâm, để ý đến việc tham gia BHYT cũng như sử dụng các dịch vụ KCB BHYT.

B

ệnh nhẹ - khơng cần điều trị

Có đến 1/4 người dân trong diện nghiên cứu chia sẻ họ thường khơng điều trị nếu có vấn đề sức khỏe “thông thường”, “nhè nhẹ” như cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy,... Không điều trị do một phần người dân đánh giá là bệnh nhẹ, có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể do người ốm không tiếp cận được với các DVYT do điều kiện ở xa CSYT, hoặc khơng có tiền chi phí cho việc đi KCB. Theo đánh giá của đại lý BHYT thì nhóm người dân tự điều trị chủ yếu là HGĐ có điều kiện kinh tế khó khăn, khơng có thẻ BHYT. Dưới đây là một ví dụ của nam thanh niên khơng tiếp cận DVYT hay mua thuốc điều trị với các bệnh nhẹ thông thường mà “đợi” cho bệnh qua:

Cũng có lúc thỉnh thoảng cảm cúm, đau đầu đấy nhưng mà nhẹ nên em cũng chẳng mua thuốc hay khám xét gì. Tuổi này cứ nghỉ một, hai buổi là khỏe lại ngay ấy mà (TLN6, nam 32 tuổi, không tham gia BHYT).

Tự mua thuốc điều trị

Lâu nay, mỗi khi ốm, mệt với các triệu chứng đơn giản như: sốt, đau đầu, đau bụng,… nhiều người vẫn có thói quen tìm đến các hiệu thuốc để mua thuốc về điều trị hơn là tìm đến các CSYT để được bác sỹ tư vấn, khám và điều trị. Thói quen này lâu nay vẫn được nhiều người duy trì, xem đó là việc hết sức bình thường trong cuộc sống. Những lý do để họ khơng tìm đến các CSYT khi có dấu hiệu bệnh tật mà lại đến các hiệu thuốc lại từ lý do rất đơn giản đó là ốm đau như cảm cúm, sốt, đau bụng,… diễn ra thường xuyên, nếu lần nào cũng đi viện sẽ rất mất thời gian. Trong khi đó, với nhiều ưu điểm như “mua cái được ngay”, có thể mua bất cứ lúc nào, không cần khám bệnh mà chỉ cần kể triệu chứng bệnh, có thể lựa chọn các loại thuốc phù hợp với “túi tiền”,… và việc tự kê đơn, tư vấn được xem như chuyện “thường ngày ở huyện” của người bán thuốc đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận một cách dễ dàng. Kết quả PVS cho thấy hầu hết (4/5) người dân sẽ đến hiệu thuốc trước khi đến CSYT để KCB khi gặp vấn đề về sức khỏe. Chia sẻ sau đây của một nam giới, lớn tuổi, không tham gia BHYT sẽ cho thấy điều này:

Thực ra thì cả nhà chả bao giờ đi viện cả, mà ốm đau vặt thì thỉnh thoảng có thì chỉ đến mua mấy liều thuốc ở hiệu thuốc trong làng thế là khỏi thôi. Thế nên là cũng chả tham gia làm gì (PVS, nam 65 tuổi, khơng tham gia BHYT).

Ngồi ra, thói quen “bắt chước” đơn thuốc người khác, uống thuốc theo kinh nghiệm của các “bác sĩ nhân dân”, tùy tiện dùng lại đơn thuốc mà bác sĩ đã kê cho trong lần khám bệnh trước khi có những triệu chứng bệnh tương tự nhau được xem là khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là vùng nông thôn như địa bàn nghiên cứu. Kết quả PVS cho thấy, phần lớn (4/5) đối tượng không tham gia BHYT đã từng mua thuốc, bắt trước đơn thuốc của người khác để điều trị. Việc làm này rất nguy hiểm vì một đơn thuốc bác sĩ kê sau khi khám bệnh chỉ dành riêng cho một người, vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó. Bệnh lần này có triệu chứng tương tự lần trước nhưng đó có thể lại là bệnh khác, hoặc là bệnh cũ tái phát nhưng mức độ đã nghiêm trọng hơn. Do đó sử dụng đơn thuốc cũ, khơng đi KCB là khơng đúng, thậm chí cịn chữa sai bệnh, gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều này đã cho thấy hiểu biết sai lệch của một bộ phận người dân về an toàn sử dụng thuốc. Sau đây là một trường hợp điển hình mà nghiên cứu ghi nhận được:

Thấy bà hàng xóm bảo dạo trước cũng bị đau nửa đầu, con nó đưa ra Hà Nội khám mất có vài viên thuốc là khỏi. Thấy thế bác cũng sang hỏi, về mua y như cái đơn đấy. Không khỏi hẳn nhưng cũng thấy đỡ đi, thế nên lại chẳng đi khám làm gì (TLN2, nữ 65 tuổi, khơng tham gia BHYT)

Thích khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tư nhân

Thực hiện chủ trương xã hội hóa Y tế, hệ thống y tế tư nhân hiện nay phát triển mạnh góp phần giảm tải các bệnh viên cơng, dần đáp ứng nhu cầu KCB của người dân. Với đội ngũ CBYT được đào tạo bài bản, KCB trong và ngồi giờ hành chính, thời gian KCB nhanh chóng, thủ tục KCB đơn giản, người bệnh được chăm sóc tận tình, chu đáo đã mang đến cho người bệnh cảm giác được tôn trọng, thoải mái, an tâm khi KCB tại đây bất kể chi phí KCB cao hơn nhiều so với tại các CSYT công

lập. Với phương châm “khách hàng là thượng đế’ của các CSYT tư nhân đã khiến nhiều người dân có thói quen lựa chọn CSYT tư nhân thay vì tham gia BHYT và sử dụng các dịch vụ tại CSYT nhà nước. Nghiên cứu cho thấy, có đến 2/3 đối tượng khơng tham gia BHYT cho biết nếu chỉ khám bệnh (chụp chiếu, xét nghiệm,…), khơng phải điều trị nội trú thì phịng khám tư là thói quen và lựa chọn “tối ưu” của

họ. Cũng theo chia sẻ lãnh đạo BVĐK huyện thì thói quen này của người dân được hình thành chính là chất lượng DVYT tại các CSYT cơng lập hiện nay chưa đáp ứng với nhu cầu của người dân, trong khi đó chất lượng dịch vụ tại các CSYT tư nhân lại là một bức tranh tương phản với các CSYT công lập.

Tốn nhiều tiền nhưng khơng hơn bao nhiêu. Tơi nói thật là khơng cần biết là mổ xẻ gì, nhưng năm ngối đây, tơi khám chân đây của tơi hết 960 nghìn mà khám ở kia tơi cũng đi chụp chiếu, tơi bị ngã, mà hết có 1 triệu 400 nghìn. Thì hơn có mấy trăm bạc mà ngay tức khắc, khơng chờ đợi phải mất 1 buổi sáng … Làm hết 1 chỗ luôn, không phải trèo lên trèo xuống, chạy ngang, chạy dọc khắp bệnh viện, nhục lắm. Thế thành ra có bảo hiểm cũng như khơng, chẳng tham gia nữa làm gì (TLN6, nữ 49 tuổi, khơng tham gia BHYT).

Thích đến tuyến trên để KCB

Theo thông tư 43 của Bộ Y tế năm 2013 về việc Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì hiện nay BVĐK huyện (tuyến 3) có thể thực hiện được nhiều kỹ thuật như phẫu thuật cắt u thành ngực, phẫu thuật nội soi đặt ống thơng khí màng nhĩ,… Tuy nhiên, gặp các vấn đề về sức khỏe mà CSYT KCB ban đầu có thể điều trị nhưng người dân ln muốn sử dụng DVYT tốt nhất, tuyến điều trị cao nhất bất kể điều kiện kinh tế HGĐ, ngay cả khi họ phải “đi vay, đi mượn”. Ngun nhân của thói quen này là do khơng tin tưởng vào trình độ cán bộ và trang thiết bị tuyến dưới cũng như tâm lý của người nhà bệnh nhân là muốn lên tuyến trên cho “an tâm” khi điều trị. Bên cạnh đó theo người dân là chất lượng thuốc tuyến dưới khơng tốt bằng tuyến trên, chuyển viện khó khăn, thủ tục vơ cùng lằng nhằng khi phải photocopy cả chục tờ giấy chuyển

viện. Các bệnh nhân khi chuyển lên tuyến trên thường quên không photo sẵn, vào bệnh viện mới đi photo, thế là lại thêm một lần phải xếp hàng khiến thời gian chờ đợi KCB. Đây là lý do khiến 1/3 người tham gia BHYT không sử dụng thẻ khi đi KCB và 1/4 người dân “dửng dưng” với việc tham gia BHYT HGĐ. Dưới đây là chia sẻ của một phụ nữ lớn tuổi, không tham gia BHYT:

Ai cũng bảo là tơi mổ ngồi bệnh viện K rồi, tốt lắm, với lại kỹ thuật nó tốt lắm, nọ kia rồi máy móc hiện đại hơn, rồi là có kinh nghiệm nhiều hơn. Ở mình đây mới thì kinh nghiệm nó cũng chưa có bằng đấy, thiết bị nó cũng chưa được đầy đủ như ngồi kia, thì người ta nghe truyền lại thế thơi. Thế nên có gì tồn đi lên trung ương thơi, chẳng cần thẻ làm gì (TLN6, nữ 68 tuổi, khơng tham gia BHYT).

Niềm tin về chất lượng dịch vụ KCB BHYT và BHYT HGĐ

Niềm tin về chất lượng dịch vụ KCB BHYT của người dân được hình thành từ kinh nghiệm đã sử dụng BHYT trong KCB, kinh nghiệm qua trải nghiệm của bản thân, gia đình và những người xung quanh hoặc qua tin đồn. Một trong những lý do chính khiến cho người dân hiện nay chưa “mặn mà” tham gia BHYT mà nghiên cứu ghi nhận được là do người dân chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ KCB BHYT. .Người dân không tin tưởng chất lượng dịch vụ KCB BHYT phải kể đến là không tin tưởng chất lượng thuốc BHYT chất lượng thuốc BHYT, trình độ cán bộ, trang thiết bị phục vụ KCB. Tuy nhiên, những niềm tin này sẽ được phản ánh sâu sắc trong phần chất lượng dịch vụ Y tế và BHYT HGĐ. Ngoài ra, người dân tin rằng có sự phân biệt đối xử giữa khám dịch vụ và khám BHYT, để mua được BHYT HGĐ thì phải “nhờ vả” thì mới được tham gia.

Phân biệt đối xử khi KCB BHYT và khơng có thẻ BHYT

Người “thượng đế” - Kẻ “ăn xin”

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 3/4 người dân khơng tham gia BHYT và gần 1/2 người tham gia BHYT không sử dụng thẻ khi đi KCB là do sợ bị phân biệt khi KCB. Họ cho rằng khi nộp tiền viện phí được ưu tiên hơn về chất lượng dịch vụ

KCB và đây là một vấn đề được nhiều người dân dành phần lớn thời gian chia sẻ trong các cuộc TLN. Hầu hết người dân tin rằng tình trạng này là khá phổ biến và “hiển nhiên” tại các CSYT nhà nước. Giải thích cho những nhận định trên, theo ý kiến của đa số người dân thì đây là hiệu ứng “tiền tươi thóc thật”, những người tự trả tiền sẽ được ưu tiên, phục vụ tốt hơn những người “tiền ít”. Do vậy, khám bảo hiểm và khám dịch vụ được coi như là “2 thế hệ”, “phân biệt” khác hẳn nhau giữa những người có tiền và khơng có tiền. Theo chia sẻ của nam giới thì khám dịch vụ sẽ được phục vụ như là “thượng đế”, cịn người khám bảo hiểm được ví như là “ăn

xin”:

Kiểu như anh có tiền, anh vào nhà hàng, anh thích ăn gì thì anh chọn, cịn được phục vụ tận tình, chu đáo như là thượng đế. Cịn anh có thẻ thì như đi ăn xin, người ta cho ăn cái gì thì được cái đấy, làm gì có cái quyền gì mà đỏi hỏi. Đấy, khác là khác ở chỗ đấy (TLN6, nam 54 tuổi, không tham gia BHYT).

Người chất lượng cao – Kẻ chất lượng thấp

Chất lượng KCB giữa có và khơng có BHYT đang là vấn đề được nhiều người dân quan tâm và chia sẻ. Nếu tự chi trả, CSYT sẽ cung cấp các DVYT chất lượng cao cho người bệnh: thuốc ngoại, phòng dịch vụ,… còn với bệnh nhân có BHYT thì họ khơng được phép lựa chọn các DVYT chất lượng cao, nếu muốn bắt buộc họ phải chi trả thêm kinh phí. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân khám BHYT rất đông nên nhiều ý kiến cho rằng bác sỹ chỉ khám qua loa, đại khái do tâm lý phải phục vụ bệnh nhân BHYT “đợi cả buổi sáng mới vào được phòng khám, thế mà vào chỉ hỏi

mỗi một câu: làm sao phải đi khám?”. Điều này khiến nhiều người dân tham gia

BHYT cảm thấy không “thỏa đáng”. Một phụ nữ, gần 60 tuổi, không tham gia BHYT rất bức xúc khi chia sẻ:

Dịch vụ còn được siêu âm mầu, cịn nhà mình đợi chán cũng chỉ được siêu âm đen trắng thơi. Cơ có cảm giác như có bảo hiểm người ta khơng nhiệt tình bằng người trả tiền thì phải, rồi dịch vụ cũng khơng bằng người khơng có bảo hiểm đâu! Mấy ơng nhà nước mà cứ làm thế

thì ai người ta muốn tham gia bảo hiểm làm gì (PVS, nữ 58 tuổi, khơng tham gia BHYT)

Người “chăm” – Kẻ “lờ”

Ngồi ra, phân biệt đối xử trong q trình KCB của CSYT giữa người có bảo hiểm và khơng có BHYT được người dân đánh giá là “khác hẳn” nhau. Với những người KCB theo dịch vụ họ sẽ được quan tâm, “chăm” chu đáo trong suốt quá trình điều trị thì với bệnh nhân BHYT lại được “xử sự nghe chối tỷ” hoặc “lờ” đi như không biết. Chia sẻ sau đây là câu chuyện mà một phụ nữ tham gia nghiên cứu được chứng kiến:

Thế lên chơi bà chị trong viện, bà ấy khơng có bảo hiểm nhưng mà bà ấy có tiền. Bà ấy đút cho bác sỹ vào chăm sóc, có thể trong vịng một tiếng đồng hồ có 4 bác sỹ vào đầu giường hỏi thăm, nào sờ đầu, xoa trán, thế nọ thế kia. Mà trong khi đó có một con bé hộ nghèo nó đẻ non, nó nằm ở trong giường. Bác sỹ đến chửi xơi xơi. 5,6 người vào nói “Mày không điện cho người nhà mang tiền mang tiếc lên à?”…“Ai cũng bảo hiểm như mày thì để bọn tao chết đói ah”.... Đấy. Mình nhìn cái cảnh đấy mình q chướng. Cứ nói là bác sỹ như mẹ hiền, thế nọ thế kia, là nói trên đài oai lắm. Nhưng mà thực tế đến viện mà khơng có tiền thì nằm đấy. Hoặc là xử sự nghe chối tỷ (TLN1, nữ 46 tuổi, tham gia BHYT).

Sợ đại lý BHYT gây “khó khăn”

Theo quy định, khi thẻ BHYT hết hạn, người dân chỉ cần đăng ký tiếp tục mua BHYT tại các đại lý BHYT, ngồi mức phí tham gia BHYT thì người dân khơng mất thêm bất kỳ khoản kinh phí nào khác. Hiện nay tại các địa phương, việc cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng do nhiều tổ chức khác nhau thực hiện, ví dụ thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi do bên Tư pháp, hộ tích cấp; thẻ cựu chiến binh, người về hưu do bên Thương binh xã hội phụ trách, thẻ BHYT HGĐ thì do địa phương giao cho các tổ chức chính trị/xã hội trên địa bàn (thương binh xã hội, hội phụ nữ, hội

nông dân),… Tuy nhiên, theo lời chia sẻ của một phụ nữ thì họ “ngại” tham gia BHYT vì chưa tin tưởng vào đại lý BHYT tại địa phương, họ sợ khi tham gia hoặc hết hạn BHYT phải “nhờ vả”, “phải mất năm bẩy chục gì đấy” các đại lý BHYT

giống như các nhóm đối tượng khác.

Thẻ chú nhà cô đây, bảo hiểm của cựu chiến binh đấy, gọi là có chế độ thế mà mỗi một lúc hết hạn đổi là lại mất vài chục, mỗi người lại mất mấy chục bạc lại nhờ cái người đấy người ta đổi cho. Thế giờ mình tham gia bảo hiểm, mà mỗi lần đổi cũng thế. Đâm ra thành ngại, chẳng tham gia làm gì (PVS, nữ 48 tuổi, không tham gia BHYT)

Quan điểm, nhận thức của người dân về BHYT HGĐ

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp thơng qua việc tham gia BHYT. Như đã phân tích hiểu đầy đủ ý nghĩa, mục đích của chính sách BHYT HGĐ thì người dân sẵn sàng tham gia BHYT HGĐ trong mọi điều kiện. Trong khi đó, quan điểm sai lệch, khơng nhận thức đầy đủ về BHYT HGĐ thì người dân cho rằng việc tham gia BHYT là không

Một phần của tài liệu Luận văn Quan điểm, nhận thức và rào cản đối với tiếp cận bảo hiểm y tế hộ gia đình của người dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Trang 58 - 92)

w