9. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh
thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực
Tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, học viên đã thu được kết quả theo bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho HS theo hướng tiếp cận năng lực
T
T Nội dung tổ chức Tốt Khá TB
Chưa
đạt Thứbậc
SL % SL % SL % SL %
1
Xác định các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học
52 32,1 79 48,8 31 19,1 - 3.13 1
2
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực
43 26,5 79 48,8 40 24,7 - 3.02 3
3
Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học
46 28,4 76 46,9 40 24,7 - 3.04 2
4
Bồi dưỡng kiến thức cho các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm
33 20,4 69 42,6 60 37,0 - 2.83 5
5
Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học
45 27,8 66 40,7 51 31,5 - 2.96 4
Nhận xét:
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.8 trên đây cho thấy: CBQL, GV các trường tiểu học và các lực lượng xã hội tham gia khảo sát đánh giá về mức độ thực hiện các nội dung việc tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đạt ở mức độ khá, với điểm = 3.00 (min = 1; max = 4).
Các nội dung của tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm được khảo sát có
mức độ đánh giá khác nhau với điểm dao động từ 2.83 đến 3.13. Trong đó các nội dung có mức độ thực hiện cao hơn là: Xác định các lực lượng tham gia hoạt động
trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, với X = 3.13 (xếp bậc 1/5); Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học; với X = 3.04 (xếp bậc 2/5).
Các nội dung tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm có mức độ đánh giá thực hiện thấp hơn: Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm
cho HS trong các trường tiểu học, với X = 2.96; Bồi dưỡng kiến thức cho các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm, với X = 2.83, lần lượt xếp bậc 4/5 và 5/5.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần phải chú trọng hơn nữa đến việc bồi dưỡng kiến thức cho các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cũng như các cấp quản lý trường tiểu học cần quan tâm đến sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho họcsinh ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố