Tổng hợp thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 63)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Tổng hợp thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh

cho học sinh các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực

Từ kết quả khảo sát thực trạng về lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực, học viên đã tổng hợp lại theo bảng 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11:Tổng hợp thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

theo hướng tiếp cận năng lực

TT Nội dung Tốt Khá TB Chưa đạt Thứbậc

SL % SL % SL % SL %

1 Lập kế hoạch hoạtđộng trải nghiệm 47 74 41 0 3.04 2

2 Tổ chức thực hiệnhoạt động trải

nghiệm 44 27,2 74 45,7 44 27,2 - 3.00 4

3 Chỉ đạo thực hiệnhoạt động trải

nghiệm 49 30,2 74 45,7 38 23,5 1 0,62 3.06 1

4 Kiểm tra việc quảnlý thực hiện hoạt

động trải nghiệm 54 33,3 59 36,4 48 29,6 1 0,62 3.02 3

Trung bình chung 49 29,9 70 43,4 43 26,4 0,3 3.03 Nhận xét:

Từ kết quả tổng hợp về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ở bảng 2.11 trên đây cho thấy: CBQL, GV tiểu học và các lực lượng xã hội tham gia khảo sát đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học đạt ở mức độ khá tốt, với điểm X = 3.03 (min=1, max=4).

Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực có sự khác biệt nhau, thứ tự các nội dung quản lý được sắp xếp theo thứ tự: 1- Chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm (X=3.06); 2- Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm (X=3.04); Kiểm tra việc thực hiện hoạt động trải nghiệm (X=3.02); Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm (X=3.00).

Để làm rõ thực trạng trên, chúng tôi tiến phỏng vấn hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng được đa số các hiệu trưởng cho biết: Thời gian qua, hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho

cận năng lực luôn nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý nhà trường tiểu học. Trong đó năng lực quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học đóng vai trị hết sức quan trọng. Đây là chủ thể quản lý chính của hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học. Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm cũng như việc lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm bởi lập kế hoạch là hoạt động đầu tiên trong các nội dung của quản lý. Việc lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học tốt sẽ giúp đạt được các mục tiêu quản lý hoạt động trải nghiệm đề ra, qua đó giúp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cũng như chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học.

Tổng hợp thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực được biểu thị qua biểu đồ 2.2 dưới đây:

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực

2.5.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc vềtrường tiểu học đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học trường tiểu học đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Tiến hành khảo sát về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về trường tiểu học đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực học viên đã thu được kết quả khảo sát theo bảng 2.12 dưới đây:

Bảng 2.12: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về trường tiểu học đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học

TT Yếu tớ Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Năng lực và trình độ quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học đối với hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học 69 42,6 66 40,7 25 15,4 2 1.23 3.25 1 2 Nhận thức và định hướng của hiệu trưởng trường tiểu học về hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học

58 35,8 68 42 34 21,0 2 1,23 3.12 3

3 Sự động viên khen thưởng kịp thời từ hiệu trưởng trường tiểu học đối với các

TT Yếu tớ Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học 4 Trình độ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ GV trường tiểu học đối với hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học 59 36,4 69 42,6 33 20,4 1 0,62 3.15 2 5 Cơ sở vật chất của nhà trường tiểu học phục vụ hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học

47 29,0 73 45,1 39 24,0 3 1,85 3.01 5

TB chung 57 35,2 69 42,6 34 21 2 1,23 3.11 Nhận xét:

Từ kết quả khảo sát thực trạng ở bảng 2.12 trên cho thấy: CBQL, GV các trường tiểu học và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động trải nghiệm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố thuộc về nhà trường tiểu học có ảnh hưởng nhiều đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học, với điểm trung bình trung X = 3.11 (min =1, max = 4).

Mức độ tác động của các yếu tố thuộc về nhà trường tiểu học đến quản lý hoạt động trải nghiệm là không đồng đều nhau, với điểm X dao động từ 3.01 đến 3.25. Trong đó các yếu tố có tác động nhiều là: Năng lực và trình độ quản lý của

hiệu trưởng trường tiểu học đối với hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, với điểm X = 3.25 (xếp bậc 1/5); Trình độ và ý thức trách nhiệm của đội

ngũ GV trường tiểu học đối với hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, với điểm X = 3.15 (xếp bậc 2/5).

Các yếu tố ảnh hưởng có mức độ tác động thấp hơn là: Sự động viên khen

thưởng kịp thời từ hiệu trưởng trường tiểu học đối với các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, với điểm X = 3.04; Cơ sở vật chất của nhà trường tiểu học phục vụ hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, với điểm X = 3.01, lần lượt xếp bậc 4/5 và 5/5...

2.5.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc vềgia đình học sinh và xã hội đến quản lý hoạt động trải gia đình học sinh và xã hội đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Tiến hành khảo sát về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình HS tiểu học và các lực lượng xã hội đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực đã thu được kết quả khảo sát theo bảng 2.13 dưới đây:

Bảng 2.13: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tớ tḥc về gia đình HS tiểu học và các lực lượng xã hội đến quản lý hoạt động trải nghiệm

cho HS tiểu học

TT Yếu tớ Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Thứbậc SL % SL % SL % 1

Điều kiện kinh tế của gia đình HS tiểu học

59 36,4 69 42,6 32 19,8 2 1,23 3.14 2

2

Sự hiểu biết của gia đình HS tiểu học về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học 62 38,3 68 42,0 30 18,5 2 1,23 3.17 1 3 Tinh thần hợp tác và tạo điều kiện của gia

TT Yếu tớ Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Thứbậc SL % SL % SL % đình HS tiểu học đối với hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học 4 Các qui định của Nhà nước, địa phương và của ngành giáo dục liên quan đến hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học

56 34,6 68 42 36 22,2 2 1,23 3.10 3

5

Môi trường kinh tế - xã hội và văn hóa địa phương nơi nhà trường tiểu học đặt cơ sở 54 33,3 68 42 38 23,5 2 1,23 3.07 4 6 Nhận thức và sự quan tâm ủng hộ về vật chất, tinh thần của các lực lượng xã hội đối với hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học 48 29,6 72 44,4 41 25,3 1 0,62 3.03 5 Trung bình chung 54 33,3 70 42,2 36 22,2 2 1,23 3.09 Nhận xét:

Từ kết quả khảo sát thực trạng ở bảng 2.13 trên đây cho thấy: CBQL, GV các trường tiểu học và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động trải nghiệm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố thuộc về gia đình HS và các lực lượng xã hội tham

gia hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học có mức độ ảnh hưởng thấp hơn so với các yếu tố thuộc về nhà trường tiểu học (3.09 so với 3.11).

Mức độ tác động của các yếu tố thuộc về gia đình HS tiểu học và các lực lượng xã hội đến quản lý hoạt động trải nghiệm là không đồng đều nhau, với điểm X dao động từ 2,99 đến 3.17. Trong đó các yếu tố có tác động nhiều là: Sự hiểu biết

của gia đình HS tiểu học về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, với điểm = 3.17 (xếp bậc 1/6); Điều kiện kinh tế của gia đình HS tiểu học, với điểm = 3.14 (xếp bậc 2/6).

Các yếu tố ảnh hưởng có mức độ tác động thấp hơn là: Tinh thần hợp tác và

tạo điều kiện của gia đình HS tiểu học đối với hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, với = 2.99 (xếp bậc 6/6)....

Từ thực trạng trên cho thấy sự hiểu biết của gia đình HS tiểu học và điều kiện kinh tế của gia đình HS tiểu học có tác động rất lớn đến hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lực

2.6.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm

Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng thời gian qua có những ưu điểm cơ bản như: Cán bộ quản lí, GV các trường tiểu học, CMHS và các lực lượng xã hội đã nhận thức được vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện cho HS trong các trường tiểu học.

Công tác lập kế hoạch, tổ chức nhân sự cho hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện khá tốt, qua đó đã có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học.

Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học cũng như việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu hoạt động trải nghiệm đặt ra.

Cán bộ quản lý trường tiểu học đã kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ, GV và các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, kịp thời tổng kết, đánh giá việc thực hiện hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học, qua đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong quá trình tiến hành hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua việc tiến hành thực hiện các hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, như: Một số cán bộ quản lí và GV các trường tiểu học, CMHS và các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học chưa nhận thức đầy đủ về vai trị, vị trí của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học. Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS theo hướng tiếp cận năng lực còn hạn chế về việc hướng dẫn GV và các bộ phận tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chương trình quy định, Kinh nghiệm và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học của một số cán bộ, GV trường tiểu học còn hạn chế. Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm cịn chưa nhiều. Cơng tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS gắn với thực tế địa phương còn hạn chế. Sự phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học chưa nhịp nhàng. Công tác kiểm tra đánh giá còn hạn chế về việc tổng kết, rút kinh nghiệm và ra quyết định điều chỉnh hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học. Việc huy động các nguồn lực, cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ hoạt động trải nghiệm còn chưa đáp ứng được việc tổ chức hoạt động cho HS theo hướng tiếp cận năng lực..

Kết luận Chương 2

Từ việc khảo sát ý kiến của 162 CBQL, GV và các lực lượng xã hội về thực trạng hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng, bước đầu có thể kết luận về thực trạng thực hiện hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học được đánh giá ở mức độ thực hiện khá trong thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học. Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực được đánh giá thực hiện khá tốt và lần lượt theo thứ tự: 1- Chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm (X=3.06); 2- Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm (X=3.03); Kiểm tra việc thực hiện hoạt động trải nghiệm (X=3.02); Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm (X=3.00).

Cùng với đó, việc quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thuộc về nhà trường tiểu học và yếu tố gia đình HS tiểu học, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là có sự khác biệt, trong đó các yếu tố thuộc về CBQL, GV và nhà trường tiểu học có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn so với các yếu tố thuộc về gia đình HS tiểu học và các lực lượng xã hội đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học.

Từ kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động trải nghiệm, quản lý hoạt động trải nghiệm, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS trong các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trước bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w