9. Cấu trúc của đề tài
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
2.6.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.6.1.1. Ưu điểm
Những năm qua, thiết bị dạy học và công tác quản trị thiết bị dạy học ở Học viện Khoa học Quân sự đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường. Ngân sách được cấp để đầu tư cho mua sắm, bảo dưỡng thiết bị dạy học được tăng dần theo từng năm học. Vì thế, thiết bị dạy học ở Học viện là tương đối đầy đủ và có thiết bị dạy học là hiện đại, nhất là đối với các phòng học chuyên ngành Ngoại ngữ quân sự (phòng dịch cabin), Quan hệ quốc tế (phòng họp, dụng cụ lễ tân) được đầu tư trang bị hệ thống phịng học thơng minh.
Đa số CBQL, giảng viên và học viên của Học viện đã nhận thức được tầm quan trọng của thiết bị dạy học và quản trị thiết bị dạy học trong giảng dạy. Tạo khích lệ để CBQL, giảng viên và học viên gia tăng tần suất, hiệu quả sử dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Học viện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo trong nhà trường Quân đội.
Giảng viên đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên. Do đó thiết bị dạy học được trang bị nhưng ít được sử dụng đã sử dụng thường xuyên hơn. Cùng với đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học được tiến hành thường xuyên, điều này mang lại hiệu quả tích cực thúc đẩy các chủ thể nêu cao trách nhiệm trong quản trị thiết bị dạy học.
2.6.1.2. Nguyên nhân ưu điểm
Quá trình quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giáo dục, đào tạo nói chung, quản trị thiết bị dạy học nói riêng ở Học viện Khoa học Quân sự luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chức năng cấp trên trong cung cấp các thiết bị dạy học chuyên ngành cho Học viện và tham mưu, tư vấn trong mua sắm, bảo quản, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại.
Đa số CBQL, giảng viên và học viên có nhận thức đúng đắn về vai trị, tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải quản trị thiết bị dạy học và sử dụng một cách có hiệu quả các thiết bị dạy học vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Học viện hiện nay. Học viện và các cơ quan chức năng cấp trên luôn quan tâm, chăm lo đến quản trị thiết bị dạy học.
Hoạt động quản trị thiết bị dạy học diễn ra trong điều kiện CBQL, giảng viên luôn nhiệt tình, trách nhiệm, chủ động trong cơng việc, đặc biệt là tính năng động, sáng tạo trong bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo của Học viện. CBQL, giảng viên và học viên đã phát huy được tinh thần trách nhiệm trong quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng theo tinh thần “giữ tốt, dùng bền, an tồn tiết kiệm”, đã làm cho cơng tác quản trị thiết bị dạy học của Học viện được thực hiện đầy đủ, có chất lượng và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu giáo dục, đào tạo của Học viện.
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.6.2.1. Hạn chế
Một số CBQL, giảng viên và học viên còn chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản trị thiết bị dạy học.
Một số giảng viên nhiều tuổi ngại nắm bắt sử dụng trang thiết bị hoặc nếu có sử dụng thì sử dụng qua loa, đại khái, mang tính hình thức hoặc chỉ bắt buộc phải sử dụng khi có yêu cầu kiểm tra hay dự giờ giảng.
Công tác tập huấn sử dụng thiết bị dạy học cho giảng viên đã được tổ chức nhưng chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao, mặt khác giảng viên nắm bắt thiết bị dạy học hiện đại còn hạn chế. Thực tế hàng năm Học viện đã tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy học cho giảng viên 2 lần/năm, vì vậy nhiều giảng viên chưa thực sự hiểu hết về các thiết bị dạy học cũng như cách thức sử dụng. Thậm chí có giảng viên khi tập huấn xong việc sử dụng thiết bị dạy học cịn yếu, thậm chí khơng sử dụng được. Ngồi ra chưa phân loại giảng viên theo chuyên ngành, theo trình độ sử dụng thiết bị dạy học để tập huấn, dân đến hiệu quả sử dụng chưa cao.
Trình độ, năng lực quản trị của một số CBQL còn hạn chế, do đó từ khâu xây dựng kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá thiết bị dạy học còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.
2.6.2.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót
Thiết bị dạy học của Học viện Khoa học Quân sự, bên cạnh những phương tiện phổ thơng có thể mua sắm trên thị trường thì vẫn có những quản trị thiết bị dạy học mang tính đặc thù phải do cấp trên bảo đảm cung cấp và kiểm định. Hệ thống các văn bản về quản lý, sử dụng, mua sắm thiết bị dạy học của cấp trên chưa đầy đủ, do đó khó khăn trong việc vận dụng, tổ chức thực hiện.
Kinh phí để bảo trì và mua sắm thiết bị dạy học mà Bộ Quốc phòng cấp cho Học viện Khoa học Qn sự có tăng, song cịn ít dẫn đến việc bảo trì, mua sắm thiết bị dạy học cịn khó khăn. Điều này địi hỏi, phải tăng cường đầu tư các thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, đào tạo, nhưng nguồn kinh phí bảo đảm từ cấp trên cịn hạn chế, thủ tục
tài chính cịn phức tạp nên tính hiệu quả khơng cao, tính kịp thời hạn chế, dẫn đến việc mua sắm, phát triển thiết bị dạy học thiếu đồng bộ, chưa nhất qn và cịn mang tính chắp vá, manh mún.
Nhận thức của một bộ phận CBQL, giảng viên và học viên về quản trị thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên chưa thật sâu sắc và đồng nhất, đơi khi cịn coi nhẹ, có khi cịn đánh giá chưa đúng vai trò to lớn của thiết bị dạy học, do đó cơng tác tham mưu, đề xuất cho cấp trên để quản trị thiết bị dạy học chưa rõ ràng, chính xác. Việc quán triệt nâng cao nhận thức về sử dụng thiết bị dạy học có thời gian cịn chưa thật sự được quan tâm đúng mức, chưa được tiến thành thường xun.
Cơng tác quản trị thiết bị dạy học có mặt cịn hạn chế, chưa phát huy hết tính năng, tác dụng của từng loại phương tiện, như: việc quán triệt, ban hành các quy chế, quy định trong quản lý khai thác, sử dụng thiết bị dạy học có thời điểm cịn chậm, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển các thiết bị dạy học hiện đại. Quy định về phân công phân nhiệm trong bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa có nội dung chưa rõ ràng đối với từng chủ thể quản lý dẫn đến việc thực hiện chưa nghiêm, chưa kịp thời, cịn chồng chéo.
Cơng tác bồi dưỡng, tập huấn khai thác, sử dụng thiết bị dạy học cho CBQL, giảng viên có thời gian chưa thực sự chủ động. Cơ quan được phân cơng quản lý thiết bị có thời điểm chưa phát huy tính chủ động trong tham mưu quản trị, sử dụng thiết bị dạy học. Việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo của các chủ thể còn chậm làm cho hiệu quả đầu tư, phát triển thiết bị dạy học chưa đạt mục tiêu đã đề ra ở từng giai đoạn cụ thể.
Tiểu kết chương 2
Quản trị thiết bị dạy học ở Học viện Khoa học Quân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơng tác quản lý nhà trường, góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu giáo dục, đào tạo của Học viện. Đây là một trong những hoạt động luôn được các nhà quản lý giáo dục của Học viện Khoa học Quân sự coi trọng trong quá trình quản lý.
Trong những năm qua, Học viện Khoa học Quân sự thường xuyên quan tâm đến công tác quản trị thiết bị dạy học và đã thu được nhiều kết quả quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng quản trị thiết bị dạy học ở Học viện Khoa học Quân sự vẫn còn những hạn chế, bất cập như việc xây dựng, triển khai kế hoạch mua sắm, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học, nhất là thiết bị dạy học có tính chất chun ngành cịn hạn chế, việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả quản trị thiết bị dạy học ở các cơ quan chức năng, khoa giáo viên trong Học viện chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân khác nhau cần được nhận thức đầy đủ.
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các nguyên tắc và biện pháp quản trị thiết bị dạy học ở Học viện Khoa học Quân sự trong tình hình mới của Quân đội hiện nay ở nội dung của chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ ĐÁP ỨNG DẠY HỌC TRONG TÌNH HÌNH MỚI CỦA QUÂN ĐỘI HIỆN NAY