Các yếu tố tácđộng tới quá trình quản trị thiết bị dạy họcở Học viện

Một phần của tài liệu Quản trị thiết bị dạy học tại Học viện Khoa học Quân sự đáp ứng dạy học trong tình hình mới của Quân đội hiện nay (Trang 35)

9. Cấu trúc của đề tài

1.6. Các yếu tố tácđộng tới quá trình quản trị thiết bị dạy họcở Học viện

1.6.1. Các yếu tố khách quan

Một là, tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiến bộ khoa học và công nghệ.

Kinh tế - xã hội của đất nước là yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi kinh tế - xã hội phát triển ổn định sẽ tạo ra nhiều nguồn lực để bảo đảm cho các chi phí thường xuyên, như: lương, chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên; chi phí cho hoạt động mua sắm, duy tu và bảo dưỡng cơ sở vật chất thiết bị dạy học và các khoản chi khác. Thực tế những năm vừa qua cho thấy, ngân sách của nhà nước được sử dụng cho việc chi thường xuyên để mua sắm, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được quan tâm làm cho bộ mặt của các cơ sở giáo dục nói chung, các trường Qn đội ln có bước tiến mới, thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, ngày một bảo đảm tốt hơn cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.

Khoa học và cơng nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản trị thiết bị dạy học ở nhà trường Quân đội. Công nghệ thông tin đã tạo ra bước đột phá lớn trong thiết kế các sản phẩm, sản xuất đồ dùng dạy học. Thiết bị dạy học hiện đại đặt ra yêu cầu cao về trình độ, năng lực của người dạy trong việc sử dụng thiết bị dạy học và năng lực quản lý của CBQL trong thực hiện chức năng quản trị thiết bị dạy học.

Hai là, tác động từ yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học ở trường Quân đội hiện nay.

Trước sự phát triển mạnh của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, ngành khoa học và cơng nghệ của nước ta đã có những phát triển vượt bậc ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng và an ninh trong lĩnh vực giữ vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia đã có nhiều phát minh, sáng chế, chế tạo các loại vũ khí, khí tài, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng phục vụ cho từng lĩnh vực,

từng nhiệm vụ và được đưa vào sử dụng khá rộng rãi ở các đơn vị trong Quân đội. Chính sự phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ đặt ra cho các nhà trường phải thường xuyên cập nhật, mua sắm những phương tiện kỹ thuật, khí tài hiện đại để làm mơ hình học cụ, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy. Đây chính là một trong những yếu tố tác động đến việc quản trị thiết bị dạy học ở các trường Quân đội.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có vai trị quan trọng, bảo đảm cho giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở nhà trường Quân đội, bao gồm: giảng đường, lớp học, thao trường, bãi tập, vũ khí, trang bị kỹ thuật và các loại dụng cụ, vật tư phục vụ cho hoạt động giáo dục, đào tạo; hạ tầng về công nghệ thông tin... những yếu tố này tác động trực tiếp đến quản trị thiết bị dạy học ở trường Quân đội. Do đó, các trường Quân đội theo khả năng thực tế của nhà trường và kinh phí, thiết bị dạy học do trên cung cấp, cần đầu tư đúng mức trong việc mua sắp, phát triển các thiết bị dạy học, phù hợp với chương trình, nội dung, đối tượng đào tạo của nhà trường, nhằm đổi mới được phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của giảng viên, học viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Hiện nay, ở các trường Quân đội đang tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học đã làm cho một số CBQL, giảng viên (nhất là CBQL, giảng viên đã lớn tuổi), trình độ sử dụng thiết bị dạy học hiện đại thấp, dẫn đến ngại sử dụng thiết bị dạy học vào chuẩn bị bài và giảng dạy thông qua các thiết bị dạy học, ở những giảng viên này chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống và kinh nghiệm sư phạm có sẵn để giảng dạy. Đối với giảng viên trẻ được đào tạo khá bài bản về công nghệ thông tin, thường xuyên được tiếp xúc với thiết bị dạy học hiện đại, nên giảng viên trẻ ln có xu hướng sử dụng

thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy, giáo dục, đào tạo. Đây cũng là tác động đến việc quản trị thiết bị dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường Quân đội nhìn chung vẫn cịn thiếu và có nơi thiết bị dạy học chưa theo kịp với thực tiễn phát triển và trang bị ở các đơn vị Quân đội, nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, làm cho học viên khi ra trường cịn bỡ ngỡ với những phương tiện, vũ khí trang bị mới. Do đó, cần xây dựng kế hoạch phát triển thiết bị dạy học với đầy đủ các loại cơ sở vật chất, thiết bị để tạo thuận lợi cho hoạt động sử dụng thiết bị dạy học giảng dạy và học tập, rèn luyện của học viên.

1.6.2. Các yếu tố chủ quan

Một là, tác động từ nhận thức của CBQL, giảng viên

Trình độ quản lý, chỉ đạo và khả năng sử dụng tốt các thiết bị dạy học của cả đội ngũ CBQL, giảng viên sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ứng dụng thiết bị dạy học trong dạy học và tạo thành động lực trực tiếp thúc đẩy việc quản trị thiết bị dạy học ở các trường Quân đội hiện nay đi vào nền nếp và mang lại hiệu quả thiết thực. Thái độ, nhận thức của đội ngũ CBQL, giảng viên ở các trường Quân đội (Ban Giám đốc/Ban Giám hiệu, đứng đầu là Giám đốc/Hiệu trưởng và CBQL ở các khoa giáo viên, các cơ quan chức năng, đội ngũ giảng viên), tác động trực tiếp đến các quyết định quản trị và ứng dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy của giảng viên trong dạy học.

CBQL ở các nhà trường Quân đội thực hiện tốt chức năng quản lý (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá…) sẽ tác động tích cực đến kết quả quản trị thiết bị dạy học và ứng dụng chúng vào hoạt động giảng dạy của giảng viên. Ngược lại, nếu CBQL thực hiện không tốt chức năng quản lý sẽ làm giảm hiệu quả của quản trị thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy của giảng viên. Do vậy, CBQL cần sử dụng có hiệu quả các phương pháp như: quản lý hành chính, tâm lý-giáo dục, khuyến khích,

động viên để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc tham gia quản trị, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học trong giảng dạy.

Để quá trình quản trị thiết bị dạy học được thực hiện một cách chính xác thì mỗi CBQL, giảng viên phải nhận thức đúng về vai trò, thực trạng quản trị, sử dụng thiết bị dạy học đối với quá trình dạy học là rất quan trọng. Có nhận thức đúng thì mới có quan điểm đúng trong việc đầu tư phát triển. Vì vậy, CBQL ở nhà trường Quân đội phải thường xuyên quan tâm, đầu tư mua sắm bổ sung các loại thiết bị dạy học mới nhất nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Hai là, tác động từ cơ chế tổ chức, điều hành thực hiện sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học.

Quán triệt nghiêm các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Quốc phịng cho cơng tác đầu tư, mua sắm trang bị theo kế hoạch đã xác định. Phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp thực hiện, làm căn cứ trong việc tổ chức thực hiện. Thực hiện quản trị thiết bị dạy học có liên quan đến việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để mỗi CBQL, giảng viên, học viên... tích cực tham gia vào các hoạt động bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng an toàn tiết kiệm các loại thiết bị dạy học hiện có của nhà trường. Muốn quản trị thiết bị dạy học một cách tốt nhất, nó địi hỏi CBQL, giảng viên phải có phẩm chất, năng lực thể hiện rõ tính năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến mua sắm, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dạy học của nhà trường.

Để quản trị thiết bị dạy học, CBQL nhà trường Quân đội phải nắm vững các văn bản chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, cơ quan chức năng trong quản trị các phương tiện kỹ thuật chuyên dùng và thiết bị dạy học có tính đặc thù của ngành, nắm vững các nội dung quản trị, nguyên tắc quản lý, biết tận dụng các yếu tố thuận lợi và biết phòng ngừa ngăn chặn các yếu tố bất lợi cho việc

quản trị thiết bị dạy học cũng như trong quá trình sử dụng nhằm phát huy hết sức mạng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

CBQL, giảng viên có vai trị quan trọng trong khai thác, sử dụng các thiết bị dạy học hiện có của nhà trường. Vì vậy, CBQL, giảng viên phải hiểu rõ tính năng, tác dụng, đặc điểm và điều kiện hoạt động của từng loại thiết bị dạy học để có kế hoạch bố trí, sắp đặt và bảo quản đúng yêu cầu; quá trình khai thác phải tuân thủ đúng quy trình, thao tác, nguyên tắc góp phần phát huy hiệu quả thiết bị dạy học và sử dụng thiết bị dạy học được lâu dài.

Cơ chế tổ chức, điều hành việc sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình quản trị đúng theo kế hoạch đã đề ra, điều đó địi hỏi các cấp quản lý phải nắm chắc các quy định, văn bản pháp lý để điều hành một cách khoa học, đạt hiệu quả, tránh được thất thốt, lãng phí; nắm chắc nhu cầu, tổ chức chỉ đạo để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, quản lý chặt chẽ từng khâu, từng bước và cả quá trình quản trị, sử dụng.

Ba là, tác động từ tính tích cực học tập của học viên.

Học viên ở các nhà trường Quân đội được tuyển chọn kỹ lưỡng về lai lịch chính trị và chất lượng đầu vào, những năm qua đã có sự trưởng thành về nhận thức, tư duy, tình cảm và giao tiếp, định hướng nghề nghiệp đã rõ ràng. Vì thế, trong q trình đào tạo nói chung và trong các giờ học, nếu giảng viên tổ chức sử dụng tốt các thiết bị dạy học hiện đại để giảng dạy, truyền thụ tri thức thì học viên sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và đáp ứng các yêu cầu về nắm kiến thức mà giảng viên đặt ra.

Cần có những cải tiến trong hoạt động giảng dạy cho phù hợp, giảng viên sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học để đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp cho học viên tiếp tục chủ động, tích cực trong quá trình nhận thức thực hiện mục tiêu đào tạo.

Trong học tập của học viên, việc hình thành động cơ, mục đích học tập là vấn đề quan trọng, tuân theo con đường nhất định chứ khơng phải hình thành một cách tùy tiện, mang tính chủ quan của cá nhân học viên. Việc hình thành động cơ, mục đích học tập của học viên phụ thuộc rất lớn vào việc giảng viên nêu ra mục đích dạy học như thế nào thơng qua việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học nhằm tác động tới nhận thức của học viên và sự tiếp nhận của học viên ra sao. Học viên khi xác định được động cơ, hình thành mục đích học tập đúng đắn sẽ ý thức được đối tượng cần chiếm lĩnh trong từng bài học cụ thể. Điều đó giúp học viên nhận rõ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình học tập, đây chính là cơ sở tạo cho học viên tính tích cực học tập. Ngược lại, khi học viên chưa xác định rõ động cơ, hình thành mục đích, có nghĩa là chưa ý thức được đối tượng cần chiếm lĩnh, từ đó dẫn tới sự thờ ơ, thiếu sự say mê, tích cực học tập và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học của cá nhân học viên và cả tập thể lớp học.

Như vậy, để nâng cao chất lượng học tập cho học viên thì CBQL, giảng viên phải giúp cho mỗi học viên hình thành, phát triển động cơ, mục đích học tập đúng đắn, từ đó phát triển tính tích cực, tạo động lực cho giảng viên thúc đẩy hoạt động sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học vào giảng dạy, giúp học viên nâng cao hiệu quả học tập. Đây là cơ sở để quản trị thiết bị dạy học ở nhà trường Quân đội đạt hiệu quả thiết thực.

Tiểu kết chương 1

Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội là rất cần thiết, trong đó ứng dụng thiết bị dạy học vào giảng dạy ở các nhà trường có vị trí quan trọng trong nâng cao chất lượng dạy học. Điều đó địi hỏi phải quản trị thiết bị dạy học để phát huy hiệu quả của nó đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Quản trị thiết bị dạy học trong tình hình mới hiện nay địi hỏi phải tập trung vào bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ trong quản trị thiết bị dạy học cho CBQL, giảng viên, nhân viên; quản lý công tác đầu tư, mua sắm và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật dạy học; quản lý việc khai thác, sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học một cách hiệu quả; quản lý công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật dạy học; thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản trị thiết bị dạy học. Đồng thời, quá trình quản trị thiết bị dạy học ở nhà trường Quân đội trong tình hình mới ln chịu tác động từ các yếu tố khách quan, chủ quan, đòi hỏi CBQL của các trường Qn đội phải có tính định hướng lâu dài trong tương lai và phải được liên tục đầu tư, bổ sung những phương tiện mới, tiên tiến đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát về Học viện Khoa học Quân sự

2.1.1. Sự hình thành và phát triển

Ngày 27/5/1947, Phòng Nghiên cứu và Huấn luyện - tiền thân của Học viện Khoa học Quân sự ngày nay được thành lập; từ đây, ngày 27/5 trở thành Ngày Truyền thống của Học viện. Qua nhiều lần chia tách, sát nhập, ngày 08/6/1988 (ngày hợp nhất 3 trường) trở thành Ngày thành lập Học viện Khoa học Quân sự. Ngày 30/10/1980, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 612/QP thành lập Trường Cao đẳng Ngoại ngữ Quân sự trực thuộc Bộ Quốc phịng trên cơ sở Bộ mơn tiếng Nga và Tiểu đồn tiếng Nga của Trường Văn hóa Qn đội với nhiệm vụ đào tạo sỹ quan ngoại ngữ quân sự bậc cao đẳng; đào tạo giáo viên ngoại ngữ cho các trường sỹ quan; bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, chiến sỹ đi học, cơng tác ở nước ngồi.

Ngày 21/6/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 423/TTg đồng ý cho Trường Đại học Ngoại ngữ Quân sự được mang tên Học viện Khoa học Quân sự; giao nhiệm vụ đào tạo đại học cho Học viện; quy định hệ thống văn bằng của nhà trường thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia. Ngày 10/8/1996, Học viện Khoa học Quân sự tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên và giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho Học viện Khoa học Quân sự.

Ngoài các chuyên ngành đào tạo đang triển khai, từ năm học 1999-2000, Học viện triển khai đào tạo đại học tại chức ngoại ngữ, đào tạo cử nhân tiếng

Một phần của tài liệu Quản trị thiết bị dạy học tại Học viện Khoa học Quân sự đáp ứng dạy học trong tình hình mới của Quân đội hiện nay (Trang 35)