9. Cấu trúc của đề tài
3.2. Biện pháp quản trị thiết bị dạy học tại Học viện Khoa học Quân
đáp ứng dạy học trong tình hình mới của Quân đội hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học và quản trị thiết bị dạy học trong đào tạo
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho CBQL, giảng viên và học viên ở Học viện Khoa học Quân sự hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của thiết bị dạy học và quản trị thiết bị dạy học để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên, nâng cao chất lượng tự học cho học viên.
Nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và học viên về vai trị của thiết bị dạy học, từ đó hình thành ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thói quen tích cực trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học. Khuyến khích CBQL, giảng viên và học viên tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ cũng như kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng thiết bị dạy học trong dạy và học.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Thiết bị dạy học ở Học viện Khoa học Quân sự là điều kiện, phương tiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, giúp cho giảng viên truyền tải kiến thức khoa học một cách nhanh nhất,
dễ dàng nhất, giúp học viên lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất. Vì vậy, việc tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên, học viên và các lực lượng giáo dục ở Học viện Khoa học Quân sự về vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học và quản trị thiết bị dạy học cần tiến hành thường xuyên, đồng bộ các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức, nhất là thông qua các đợt tập huấnđầu năm học, hội thảo khoa học, sơ kết học kỳ, đặc biệt thông qua kết quả của hoạt động thực tiễn và nhu cầu địi hỏi của q trình phát triển quy mơ đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo của ở Học viện Khoa học Quân sự.
Nâng cao được nhận thức cho CBQL, giảng viên, học viên về tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Từ đó tạo sự đồng thuận trong quản lý, có ý thức tự giác trong sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
CBQL các cấp của Học viện tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên, học viên về quản trị thiết bị dạy học để mọi người phải có nhận thức đúng, đủ về tầm quan trọng của thiết bị dạy học, các khâu trong quản trị thiết bị dạy học, như: xây dựng kế hoạch, đầu tư, mua sắm, sử dụng thiết bị dạy học đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Việc đầu tư thiết bị dạy học đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả, tiết kiệm, có tính kế thừa.
Làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt để mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên ở Học viện hiểu rõ tầm quan trọng của thiết bị dạy học và quản trị thiết bị dạy học. Xác định rõ việc quản lý, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học là trách nhiệm của tất cả mọi người, để xác định được trách nhiệm của mình trong quản trị thiết bị dạy học.
Gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, thiết bị dạy học càng trở nên quan trọng hơn, giúp giảng viên, học viên khai thác tối đa nguồn tri thức mới. Vì vậy, Học viện cần thường xun tun truyền thơng các các đợt sinh hoạt chính trị, tọa đàm, hội thảo khoa học, hội nghị sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.
Các văn bản liên quan đến thiết bị dạy học phải được đăng tải trên mạng LAN của Học viện để tất cả mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và tham khảo, nghiên cứu. Hoặc, gửi các văn bản liên quan đến thiết bị dạy học đến hòm thư điện tử nội bộ (email) hoặc trên phần mềm 4.0 của tất cả các CBQL, giảng viên.
Định kỳ xây dựng các kế hoạch tập huấn, hội thảo, tọa đàm về sử dụng thiết bị dạy học để mọi người có thể giới thiệu, trao đổi, bàn luận về thiết bị dạy học mới cũng như kỹ năng, kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học. Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong CBQL, giảng viên và học viên, trực tiếp là giảng viên để nâng cao trình độ chun mơn, năng lực sư phạm, thành thạo kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học.
Xác định rõ việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy của giảng viên là một tiêu chí đánh giá chất lượng bài giảng, năng lực của giảng viên. Có biểu dương khen thưởng kịp thời với giảng viên tích cực sử dụng thiết bị dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Đưa tiêu chí sử dụng thiết bị dạy học để đánh giá giảng viên hàng kỳ, năm học của Học viện, khoa giáo viên. Dựa vào đó, các bộ mơn, cá nhân giảng viên xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của bộ môn, của cá nhân cho từng môn học,
từng chương, từng tiết học cụ thể. Thống nhất cách đánh giá, xếp loại giờ dạy có sử dụng thiết bị dạy học hoặc không sử dụng thiết bị dạy học.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản trị thiết bị dạy học, trực tiếp là kế hoạch sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học để có hướng khắc phục những tồn tại, hạn chế, kịp thời bổ sung những thiết bị dạy học còn thiếu, nâng cấp và sửa chữa những thiết bị dạy học lạc hậu.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Có hệ thống các văn bản nghiên cứu về công tác quản lý, quản lý nhà trường, quản trị thiết bị dạy học, quản trị thiết bị dạy học ở trường Quân đội.
Cán bộ, nhân viên tồn Học viện có nhận thức đúng đắn về vai trị và tầm quan trọng của thiết bị dạy học.
Xây dựng danh mục thiết bị dạy học hiện có của Học viện và hằng năm có bổ sung để làm tài liệu chung trong quản trị thiết bị dạy học. Đề ra quy định để thống nhất nhận thức và cùng phối hợp thực hiện.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở cấp bộ môn, khoa giáo viên hằng tuần, tháng; toạ đàm, hội thảo khoa học về quản lý, sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy ở Học viện trong đổi mới phương pháp dạy học. Tọa đàm, hội thảo về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện nay.
Ban Giám đốc, chỉ huy các đơn vị trực thuộc Học viện phải là người đi đầu trong nhận thức và hành động, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, giảng viên, nhân viên tham gia công tác quản trị thiết bị dạy học.
3.2.2. Tổ chức xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học một cách khoa học, phù hợp với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Học viện, xác định quỹ thời gian, tính tốn các nguồn lực, phân công cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm cho từng khâu, từng bước, quy định cơ chế phối hợp giữa các phòng, ban, khoa giáo viên trong Học viện khi thực hiện kế hoạch quản trị thiết bị dạy học.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học một cách khoa học, phù hợp với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Học viện nhằm đảm bảo sự gia tăng vững chắc, theo lộ trình ở từng giai đoạn cả về số lượng và chất lượng các thiết bị dạy học. Do đó, CBQL cần xem xét toàn diện để bảo đảm cho việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch quản trị thiết bị dạy học ở Học viện đạt được mục tiêu đã xác định. Thông qua kế hoạch, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện sẽ bao quát được tổng thể mọi mặt, những việc đã làm được, những việc chưa làm được, thấy rõ những hạn chế thiếu sót để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển, tổ chức tìm cách tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện theo kế hoạch đã xác định hoặc có thể thay đổi kế hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Học viện.
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản trị thiết bị dạy học phải có tầm nhìn xa, phương án tối ưu để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung cụ thể của quản trị thiết bị dạy học và phân định rõ nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng thiết bị dạy học hiện có của Học
viện, xác định nhu cầu và khả năng phát triển để tạo ra một chu trình quản trị thiết bị dạy học chặt chẽ từ khâu lập dự án đầu tư, mua sắm, quản lý, khai thác, sử dụng để đạt hiệu quả cao, khơng để xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí và bảo đảm cho việc quản trị thiết bị dạy học của Học viện được thực hiện thông suốt, khơng bị chồng chéo.
Q trình xây dựng kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học của Học viện phải xác định đúng lộ trình cho từng giai đoạn. Cơ quan chức năng của Học viện cần đề xuất các cơ chế hợp lý, quy chế cụ thể trong khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học.
Dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Học viện để xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch quản trị thiết bị dạy học một cách khoa học, hợp lý và bảo đảm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của Học viện đã đề ra.
Khi kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học đã được cấp trên phê chuẩn, lãnh đạo, chỉ huy Học viện chỉ đạo, phân công cho từng cơ quan chức năng, đơn vị trong Học viện thống nhất triển khai thực hiện theo kế hoạch.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Học viện cần thành lập hội đồng mua sắm, tổ giúp việc cho hội đồng để tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Lựa chọn các thanh viên ưu tú, am hiểu công việc chuyên môn. Mỗi thành viên phải nêu cao ý thức trách nhiệm, làm việc đúng chức trách nhiệm vụ được giao.
Làm tốt việc lập kế hoạch quản trị thiết bị dạy học ở từng khâu, từng giai đoạn của kế hoạch tổng thể trên cơ sở quy mô, nhiệm vụ, nội dung, chương trình đào tạo và xác định được nguồn kinh phí được bảo đảm.
Tăng cường chỉ đạo, tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học, tham mưu cho Ban Giám đốc Học viện trong công tác đầu tư mua
sắm mới thiết bị dạy học. Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học theo đúng quy định, nhanh, kịp thời. Loại khỏi biên chế những thiết bị dạy học cấp 4, 5 vì q cũ, khơng cịn phù hợp hoặc khơng cịn khả năng thay thế, sửa chữa.
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý, tập huấn khai thác sử dụng, bảo quản các thiết bị dạy học cho cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn Học viện.
Học viện phải xây dựng chiến lược phát triển thiết bị dạy học để định hướng cho nội dung đầu tư phát triển thiết bị dạy học phù hợp với nhu cầu giáo dục, đào tạo của Học viện trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Cơ quan chức năng cần làm tốt công tác dự báo quy mơ đào tạo, nếu dự báo chính xác, sát đúng sẽ góp phần cho cơng tác quản trị thiết bị dạy học một cách có hiệu quả nhằm phục vụ tốt nhất nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và đạt tới mục tiêu đã định.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong Quân đội và phát huy nội lực của Học viện để huy động tốt nhất mọi tiềm năng, nguồn nhân lực, vật lực cho phát triển thiết bị dạy học của Học viện. Thiết bị dạy học hiện nay thường xuyên được đổi mới, hoàn thiện gắn liền với sự phát triển của khoa học, cơng nghệ, điều đó đặt ra cho Học viện trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện tốt việc quản trị thiết bị dạy học để khơng ngừng thúc đẩy mạnh mẽ q trình đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, đáp ứng tốt nhất mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện nắm chắc những yêu cầu, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo hiện nay trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách
mạng công nghiệp 4.0), định hướng xây dựng mơ hình giáo dục thơng minh 4.0 của nhà trường Quân đội.
Đánh giá chính xác thực trạng thiết bị dạy học, quản trị thiết bị dạy học để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp phát triển thiết bị dạy học một cách đồng bộ, phù hợp.
Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn trong cơng tác quản trị thiết bị dạy học.
Bố trí nhân lực, nguồn kinh phí để thực hiện quản trị thiết bị dạy học.
3.2.3. Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới phương pháp dạy học
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học ở Học viện Khoa học Qn sự là q trình tác động có mục đích của tập thể và cá nhân nhà quản lý đối với các khoa, bộ môn, đội ngũ giảng viên nhằm thực hiện tốt kế hoạch, nội dung phát triển thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo của Học viện.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Tăng cường tuyên tuyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, giảng viên và học viên toàn Học viện trong sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học; hướng dẫn giảng viên sử dụng thiết bị dạy học đúng cách, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; phân cơng phù hợp, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đảm bảo công việc đạt được kết quả cao; chỉ đạo các cơ quan, khoa giáo viên rà sốt lại chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để nắm bắt nhu cầu sử dụng và đáp ứng kịp thời để phục vụ tốt hoạt động dạy và học; xây dựng
các hướng dẫn, quy định quản trị thiết bị dạy học và thông báo những văn bản này đến từng cá nhân, bộ phận có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi nhất để giảng viên, học viên sử dụng thiết bị dạy học; xây dựng các chính sách khuyến khích, khen thưởng và xử phạt giảng viên không thực hiện đúng yêu cầu của kế hoạch bài giảng có sử dụng thiết bị dạy học.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp quản lý của Học viện trong việc quản trị thiết bị dạy học.
Lựa chọn đúng nhân sự để tổ chức bộ máy quản trị thiết bị dạy học. Đào tạo, tập huấn và gửi đi đào tạo cán bộ quản trị thiết bị dạy học tại các cơ sở đào tạo có uy tín.
Phân cấp quản lý tạo sự chủ động trong việc thực thi nhiệm vụ, tạo sự chuyên nghiệp trong quản lý.
Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất từ Ban Giám đốc Học viện đến khoa, bộ môn và giảng viên.
Đối với Ban Giám đốc Học viện: Trên cơ sở xác định mục tiêu của Học viện Khoa học Quân sự, đó là xây dựng Học viện Khoa học Quân sự thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học về ngoại ngữ quân sự, quan hệ quốc