Từ sau Đại hội VI của Đảng đến nay, cùng với phát động công cuộc đổi mới, sự nghiệp dân chủ hoá ở nước ta đã đạt những thành tựu bước đầu, nhất là trên lĩnh vực dân chủ hoá về kinh tế. Nhưng nhìn chung, tình trạng thiếu dân chủ vẫn đang là phổ biến, có những biểu hiện vi phạm nghiêm trọng quan hệ đến cả sinh mệmh của cơng dân. Vì vậy, thực sự mở rộng dân chủ, ra sức phát huy dân
chủ, đảm bảo quyền làm chủ của người dân một cách thực tế... vẫn đang là đòi hỏi bức súc của cuộc sống.
Thực thi dân chủ vốn là chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, vì dân chủ và đổi mới gắn liền với nhau, khơng có dân chủ thì khơng có đổi mớị Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục phấn đấu theo hướng nàỵ Trong những năm qua, nhiều tổ chức, đoàn thể xã hội theo nghề nghiệp đã được thành lập, tạo điều kiện cho người dân hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng tạo ra môi trường dân chủ cho người dân được thảo luận bàn bạc, đề xuất sáng kiến, phê bình góp ý với các cơ quan chức năng, các cán bộ viên chức nhà nước về những việc làm chưa đúng, kém hiệu quả của họ. Các cơ quan thơng tấn, báo chí đã được rộng đường thông tin, phản ánh, tạo dư luận lành mạnh ủng hộ, khuyến khích nhân dân chống tiêu cực, góp phần đưa ra ánh sáng nhiều vụ án tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, những hoạt động của bọn tội phạm có tổ chức đe doạ tính mạng, tài sản và quyền dân chủ, an sinh của người dân.
Về việc tiếp tục phát huy dân chủ. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ cần “thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở các cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức. Xây dựng Luật trưng cầu ý dân” [30, tr. 134].
Phát huy dân chủ là một quá trình liên tục và cịn phải làm tốt, làm nhiều hơn nữa, vì đó là bản chất tồn tại và phát triển của chế độ tạ Tuy nhiên, đi đơi với tình trạng cịn mất dân chủ, thiếu dân chủ cũng đang tồn tại tình trạng tự do, tuỳ tiện, không tôn trọng trật tự kỷ cương, coi thường phép nước, cục bộ địa phương dẫn đến “phép vua thua lệ làng”... Có một số người đã lợi dụng dân chủ để gây rối, dẫn dẫn đến vi phạm pháp luật, xâm phạm dân chủ của đông đảo nhân dân.
Dân chủ thuộc phạm trù pháp lý nên dân chủ luôn luôn đi đôi với pháp luật, kỷ cương, phép nước, đó là nguyên tắc đặt ra cho bất cứ thể ché dân chủ nào đã từng tồn tại trong lịch sử. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của chúng ta được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ, dân chủ đi đôi với tập trung, trên cơ sở dân chủ, như Hồ Chí Minh đã nói; được vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa
phương, bằng pháp luật. Dân chủ mà khơng có pháp luật, khơng có kỷ cương thì sẽ rơi vào rối loạn, và đương nhiên sẽ dẫn tới triệt tiêu cả dân chủ. Vì vậy, cùng với qúa trình thực hiện, phát huy dân chủ cần phải tăng cường việc giữ vững kỷ cương, thực thi pháp luật.
Báo chí từng nêu nhiều vụ việc “lộn xộn” trong giữ kỷ cương như: “Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cấp huyện không chấp hành, huyện chỉ đạo xã khơng tn theo tỉnh, trung ương... Tình trạng giữ không nghiêm kỷ cương, pháp luật diễn ra nghiêm trọng ở các cơ quan hành chính nhà nước, làm suy giảm hiệu lực của chính quyền. Rõ ràng, một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ và sáng suốt khơng thể để có và kéo dài tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. Mong muốn chung của nhân dân là phải xúc tiến mạnh mẽ việc cải cách bộ máy hành chính, phải cấp bách chỉnh đốn lại mọi lơi lỏng về kỷ luật, xử trí nghiêm minh các vụ vi phạm để lập lại trật tự kỷ cương, thực hiện trên dưới một lòng, thống nhất từ trong Đảng ra ngoài xã hộị
Mặt khác, để mở rộng và giữ gìn quyền làm chủ của người dân, phải kiên trì tuyên truyền giáo dục và đấu tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những khuynh hướng cực đoan, quá khích về dân chủ.
Sau những biến cố chính trị ở Liên Xô và Đơng Âu, có một số thế lực ở trong nước và nước ngoài đưa ra ý kiến đòi phải bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, bỏ chế độ chỉ có một đảng lãnh đạo, thay vào đó phải chấp nhận những lực lượng chính trị khác nhau, cũng bình đẳng trước pháp luật, thực chất là đồng nhất dân chủ với đa nguyên chính trị để đi tới đa đảng đối lập.
Như trên đã phân tích, nền dân chủ nào cũng thực hiện nguyên tắc: ý chí của cá nhân phải phục tùng ý chí của xã hội và nếu trong vận hành dân chủ mà quyền lực khơng tập trung và thống nhất thì xã hội sẽ rối loạn, chỉ có xung đột mà khơng có dân chủ. Chúng ta kiên trì tập trung dân chủ nhưntg tích cực đấu tranh chống tập trung quan liêu, khuyến khích phát huy sáng kiến từ các tầng lớp nhân dân, thừa nhận con đường tiếp cận chân lý từ những giác ngộ và phương pháp khác nhau nhưng khơng tha thứ hành động khiêu khích, q trớn .
Một xã hội dân chủ, đương nhiên tôn trọng sự đa dạng về ý kiến, vì “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do” [78, tr. 216]. Nhưng sự đa dạng,
phong phúvề ý kiến không đồng nghĩa với đa nguyên chính trị, và đa nguyên ý kiến không nhất thiết phải đa đảng đối lập mới là dân chủ.
Mỗi nền dân chủ hình thành từ những điều kiện lịch sử - xã hội khác nhau, có chế độ dân chủ đa đảng và có chế độ dân chủ một đảng. Tuy nhiên đa đảng chưa hẳn đó là dân chủ và một đảng khơng có nghĩa là khơng dan chủ. Chế độ dân chủ một đảng lãnh đạo vẫn có thể đạt tới dân chủ nếu đáng ấy biết lắng nghe, chắt lọc từ trong trí tuệ phong phú, đa dạng của nhân dân để bổ sung cho trí tuệ của mình. Ngược lại, có chế độ dân chủ tuy đa đảng về hình thức nhưng khơng có đa ngun về chính trị mà chỉ có nhất ngun về chính trị mà thơị Ở các nước tư bản phát triển tuy vẫn có Đảng cộng sản hoạt động, do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động buộc nhà nước tư sản phải thừa nhận, nhưng do tương quan lực lượng, do sự kiềm chế, cấm đoán của nhà nước tư sản, các Đảng cộng sản đó chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh về quyền lực, hoặc đe doạ chia sẻ quyề lực với phe tư sản. Cử tri ở các nước đó, như ở nước Mỹ chẳng hạn, cuối cùng cũng chỉ được quyền bỏ phiếu hoặc cho Đảng Dân chủ hoặc cho Đảng Cộng hoà, tức là cho đại biểu của các tập đoàn tư bản khác nhaụ
Nhân dân Việt Nam nhất trí với Đảng Cộng sản Việt Nam: khơng chấp nhận
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tức là khơng chấp nhận tình trạng chia rẽ,
mất ổn định chính trị, khơng chấp nhận tạo điều kiện cho các phần tử cơ hội, phản động trở lại lừa bịp nhân dân, gây hỗn loạn xã hội về mặt định hướng giá trị, để cướp công lao, xương máu của nhân dân, lèo lái đất nước đi sang một con đường khác. Bài học chua xót mà nhân dân nhiều nước Đông Âu đã phải trả giá là một thực tế.
Dưới sự lãnh dạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đang từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống xã hội theo hướng; xác lập quyền lực tối cao của các cơ quan dân cử; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạng, của dân, do dân, vì dân; đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân nhằm
thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua đó tăng cường đồn kết tồn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hộị
Đi theo và nỗ lực phấn đấu để cho các phương hướng trên được thực hiện trong thực tế, kiên trì vận dụng sáng tạo tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, tránh bài học mất phương hướng trong cải tổ của nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đó là con đường đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và hoàn thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước tạ
Kết luận chương 3
Sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đứng trước những yêu cầu mới và điều kiện mớị Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử mới, đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần sáng tạo, phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đổi mới và xu thế thời đại mà tìm trong tư tưởng của Người những chỉ dẫn có ý nghĩa phương pháp luận.
Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước tạ Dân chủ gắn liền với chính trị, nên trước hết phải hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực chính trị, ở Cương lĩnh, đường lối cách mạng,
đồng thời, làm rõ hơn nữa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vì nó chi phối lộ trình, nội dung và yêu cầu của tiến trình dân chủ hố ở nước tạ Cần làm rõ hơn và thực tế cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”, Dân chủ trong Đảng ảnh hưởng như thế nào đến dân chủ hố ngồi xã hộỉ Đó là những vấn đề có quan hệ trực tiếp, có ý nghĩa quyết định đối với q trình dân chủ hố ở nước tạ
Trong quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩạ Nhà nước phải cải cách, chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ, phương thức quản lý cho phù hợp. Phương hướng chung là “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi
mới và mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới”.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải là sản phẩm của ý chí, đạo đức mà được hình thành từ những điều kiện kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hộị Vì vậy phải hình thành đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phải đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá để tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho tiến trình dân chủ hố.
Từ xã hội thực dân nửa phong kiến, bỏ qua chế độ dân chủ tư bản sang xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa, đối với chúng ta là một sự chuyển đổi lâu dài, đầy khó khăn. Nếu dân trí thấp thì ý thức cơng dân chưa thể cao, phải từng bước bồi
dưỡng văn hoá dân chủ cho cán bộ và nhân dân, phải học dân chủ, học sống, làm việc trong điều kiện dân chủ, theo Hiến pháp và pháp luật.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với tăng cường khối liên minh cơng- nơng- trí thức, phát huy vai trị phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vai trị của các đồn thể nhân dân trong việc giáo dục, bồi dưỡng ý thức làm chủ cho các thành viên của tổ chức mình. Mặt khác, nếu khơng có chính sách dân chủ, bình đẳng trong xã hộị.. thì sẽ tạo ra những rạn nứt trong cộng đồng dân tộc, chỗ cho kẻ thù lợi dụng, chia rẽ, lôi kéo, lừa mị dân bằng các khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích, đi tới kích động, chống phá làm phương hại đến dân chủ xã hội chủ nghĩạ
Hồ Chí Minh chưa có điều kiện tổng kết kinh nghiệm giải quyết những vấn đề trên, nhưng Người đã để lại cho chúng ta những chỉ dẫn có giá trị kim chỉ nam để vận dụng, giải quyết những vấn đề đang đặt ra hiện naỵ
KẾT LUẬN
1- Dân chủ là một phạm trù chính trị - xã hội xuất hiện khá sớm trong nền văn minh nhân loại, gắn liền với tiến bộ xã hội và sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, các chế độ xã hội khác nhau với nội dung cơ bản; dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
Ở Việt Nam, mầm mống tư tưởng dân chủ đã có từ lâụ Dân chủ tồn tại như một nhu cầu tự nhiên, mang bản tính con người trong đấu tranh để tồn tại và cố kết cộng đồng. Song, từ 1945 về trước, nước ta chưa từng trải qua cách mạng dân chủ. Người Việt Nam chỉ biết đến và được hưởng quyền dân chủ thực sự từ khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và tiến hành hiện thực hố tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trong đời sống xã hộị
2- Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng dân chủ Mác- Lênin, truyền thống dân chủ tốt đẹp của người Việt Nam và tinh hoa văn hoá dân chủ của nhân loạị Đó là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một chế độ dân chủ nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tiến dần lên dân chủ xã hội chủ nghĩạ
Đó là tư tưởng về giải phóng con người và xã hội trên cơ sở giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp vô sản, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, thực hiện chân lý khơng có gì q hơn độc lập, tự do, để tất cả mọi người đều có quyền
bình đẳng, có quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Đó là quan niệm dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Dân đồng
nghĩa với nhân dân, đồng bào, dân chúng... gồm bốn giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, nghĩa là toàn dân Việt Nam trừ bọn tay sai cho đế quốc thực dân phản bội lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Dân là quý, dân là gốc, dân là chủ nhưng dân là công dân chứ không phải là “thần dân” hay “con dân”. Dân làm chủ nhà nước, làm chủ ruộng đồng, nhà máy xí nghiệp (tư liệu sản xuất), để làm chủ việc quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm, làm chủ trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần, nghĩa là dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống hiện thực
của họ. Thực hiện dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, dân trí nâng caọ
3- Muốn có dân chủ phải tiến hành đấu tranh cách mạng để cải tạo xã hội cũ, kiến thiết xã hội mới, phải đem sức ta mà giải phóng cho ta, phải thực hành dân chủ rộng rãi trong nhân dân. Phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh là các cách thức và quy trình hợp thành nguyên tắc nhằm huy động và phát huy tối đa quyền làm chủ và địa vị là chủ của dân tạo sức mạnh tồn dân trong giải phóng và xây dựng đất nước. Đó là tăng cường vận động nhân dân (dân vận), thực hành dân chủ rộng rãi trong dân, trong cán bộ, thực hiện tôn trọng tự do tư tưởng, tuân thủ chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Đó là dân chủ từ thấp đến cao, từ cơ quan Đảng, Nhà nước đến các tổ chức chính trị- xã hội của dân và mở rộng ra toàn xã hộị Thực hành dân chủ là chìa khố vạn năng để giải quyết mọi khó khăn.
Tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh là thống nhất nhưng không đồng nhất, cũng không độc lập, tách rờị Tư tưởng chứa đựng phương pháp và phương pháp là vận động của tư tưởng trong hiện thực. Điểm cốt lõi trong tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh là tin vào dân, dựa vào dân, hướng dân, bày vẽ cho dân làm, tổng kết những cách làm hay của dân, đồng thời thông tin cho dân biết, để cho dân bàn, tạo điều kiện cho dân làm và dân kiểm trạ Gần dân, học dân,