Nguyên tắc xem xét, đánh giá

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của hồ chí minh (Trang 109 - 120)

Đánh giá thực trạng nền dân chủ ở ta hiện nay như thế nào là việc làm không dễ dàng, ý kiến khác nhau có khi khơng do quan điểm, lập trường mà do nhìn vấn đề qua các tiêu chí chưa thống nhất. Mặt khác, dân chủ là một phạm trù đa nghĩa, biểu hiện trong đời sống hiện thực dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Do đó, việc nhìn nhận, đánh giá nó vốn khơng đơn giản. Muốn đánh giá được đúng, khoa học cần thống nhất được ngun tắc và tiêu chí đánh giá. Theo chúng tơi, để đánh giá đúng thực trạng dân chủ, cần chú ý mấy vấn đề sau:

1- Phải nhìn nền dân chủ của ta trong sự vận động liên tục, không cắt đoạn, không dừng lại ở việc giải thích hoặc so sánh giản đơn nước ta với nước khác khi trình độ kinh tế - xã hội và lịch sử khác nhau, nghĩa là phải nhìn nó trong sự phát triển liên tục của đất nước; so sánh nó với chính nó trong các thời đoạn khác nhaụ

2- Khi nói đến dân chủ là nói đến quyền làm chủ của nhân dân thông qua nhà nước và quyền tự do của người dân được thiết lập qua chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá, được thực hiện bằng các thiết chế và quy chế. Dân chủ được thể chế hoá thành chế độ dân chủ và chế độ dân chủ được thực hành trong đời sống xã hội thành nề nếp, thành lối sống, thành văn hố... thì đó là nền dân chủ. Nghĩa là

nói đến nền dân chủ là nói đến một cơ cấu xã hội với tư cách là một hệ thống, một chỉnh thể được vận hành theo quy trình, cơ chế và nguyên tắc nhất định. Từ việc xác định các quyền dân chủ đến xây dựng các thiết chế dân chủ mà hình thành nền dân chủ; từ dân chủ trong chính trị đến dân chủ trong kinh tế, trong đời sống văn hoá xã hội; từ ý thức dân chủ đến năng lực làm chủ (thực hành dân chủ); từ biết hưởng, biết đòi dân chủ đến trách nhiệm, bổn phận xây dựng củng cố nền dân chủ... là một q trình khơng thể có ngay tức khắc. Do đó, nhận thức rõ tính chỉnh

thể, hệ thống của nền dân chủ là một yêu cầu, có ý nghĩa nguyên tắc phương pháp luận trong việc xem xét và đánh giá. Có như vậy mới khắc phục được cách nhìn giản đơn, có khi cịn áo tưởng, thốt ly thực tế trong xem xét đánh giá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước tạ

3- Tiêu chí cơ bản để đánh giá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân được thực hiện trong đời sống hiện thực trên các mặt chính trị, kinh tế và văn hoá xã hộị Song, “thực chất” hay “thực sự” mà Hồ Chí Minh thường nói về “nền dân chủ thực sự” được thể hiện trong các mối quan hệ; giữa quyền dân chủ và tính chất, trình độ của nền kinh tế xã hội; giữa quyền dân chủ và hệ thống thể chế; giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; giữa tập trung và dân chủ; giữa dân chủ và chuyên chính; giữa dân chủ và công bằng xã hội; giữa truyền thống và hiện đại; giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh; giữa quyền và khả năng, điều kiện thực hiện quyền... Đây là những quan hệ tương hỗ, quy định nhau nếu không đánh giá cụ thể, tồn diện dễ thiên lệch, khơng khách quan.

Do nhìn nhận vấn đề dân chủ một cách phiến diện nên có người cho rằng ở nước ta đã có nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đâu mà đặt vấn đề đánh giá thực trạng? Có người chắc chắn hơn thì cho rằng, chỉ nên xem xét nền dân chủ ở ta hiện nay, vì ta chưa có chủ nghĩa xã hội mà đang định hướng xã hội chủ nghĩa, không nên thêm định ngữ “xã hội chủ nghĩa” cho cụm từ nền dân chủ! Đây là những băn khoăn chính đáng, thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với thực trạng vấn đề dân chủ ở nước tạ Song, cần phải nhìn nhận vấn đề dân chủ một cách toàn diện và biện chứng hơn.

Thuật ngữ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một

mục tiêu hành động cách mạng, một hệ quả của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa với 6 đặc trưng phù hợp với hoàn cảnh nước tạ Cương lĩnh viết: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [22, tr. 19]. Thực tế Cương lĩnh đã đi vào cuộc sống hơn 10

rằng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ. Song, những năm vừa qua và còn nhiều năm nữa chúng ta vẫn ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên xã hội vừa có vừa chừa có đầy đủ theo những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội sau khi hoàn thiện.

Theo lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, việc giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giành chính quyền trong cách mạng xã hội và từng bước xây dựng xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa, cũng là điểm bắt đầu quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩạ Nhiệm vụ của cách mạng vô sản là sau khi giành chính quyền phải biết sử dụng có hiệu quả quyền lực nhà nước vừa giành được để xây dựng thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội mới, để nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, từng bước trở thành người chủ của xã hội, thành chủ thể tối cao và duy nhất của mọi quyền lực.

Hồ Chí Minh chưa dùng thuật ngữ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng thuật ngữ dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được Người sử dụng như một nguyên tắc

định hướng ở nước ta ngay từ năm 1968 khi Người yêu cầu: “Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa” [82, tr. 403] để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Riên thuật ngữ nền dân chủ, Hồ Chí Minh sử dụng khơng ít hơn 45 lần trong các

bài nói, bài viết của mình trong Hồ Chí Minh tồn tập (bộ 12 tập). Và, rất nhiều lần Người thêm hai chữ thực sự với nghĩa là dân chủ đích thực, dân chủ trên thực tế

chứ khơng phải dân chủ hình thức, điều mà sẽ chỉ đạt được trong nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ trình độ kinh tế- xã hội nước ta hiện nay, từ một nước kinh tế chậm phát triển đang q độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thì có thể khẳng định về bản chất chế độ chính trị và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là ưu việt. Bản chất ưu việt đó đượcthể hiện trong việc đã thiết lập và thực thi quyền dân chủ của nhân dân lao động, điều này rõ ràng là cao hơn nền dân chủ tư sản. Nhưng do trình độ kinh tế - xã hội củ ta cịn thấp, chưa tập dượt qua chế độ dân chủ tư sản nên, ý thức dân chủ của người dân và một số cán bộ trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong thực thi dân chủ còn thấp, chưa tương xứng với bản chất, mục tiêu dân chủ được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nước tạ

2.3.2.Thực trạng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Nhìn một cách khái quát, chúng tôi cho rằng: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

ở nước ta hiện nay đang phát triển trên cơ sở hoàn thiện nền dân chủ nhân dân và bước đầu xây dựng nội dung và thiết chế dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta sau 15 năm đổi mới vẫn mang tính chất q độ, có mặt tốt đang phát triển, có mặt cịn hạn chế, đang từng bước khắc phục, chưa phải là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở mức hồn thiện. Vì vậy, trong nhận thức, khơng thể phủ nhận tính chất và yếu tố xã hội chủ nghĩa trong nền dân chủ hiện naỵ Song, cũng không nên coi đây là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã phát triển dầy đủ.

15 năm đổi mới là một khoảng thời gian không dài đối với lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, nhưng 15 năm đổi mới (1986-2001) cũng là một khoảng thời gian không ngắn so với 56 năm xây dựng nền dân chủ mới ở Việt Nam từ năm 1945 đến naỵ 15 năm đổi mới là bước tiến dài trên con đường xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2.3.2.1.Những thành tựu dân chủ hố đất nước

a)Dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng những thiết chế dân chủ cho

nước việt Nam mới: Người lãnh đạo và chỉ đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội

lập hiến, chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp, xây dựng 16 đạo luật cơ bản và trên 1300 văn bản dưới luật trong đó ghi nhận các quyền dân chủ cơ bản của người dân một nước độc lập, trong đó có các “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”; phát triển các quyền công dân: quyền lao động, học hành, nghỉ ngơi, chữa

bệnh, đi lại và các quyền tự do khác như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, v.v..

Người tôn trọng và đề cao vai trò của Quốc hội (cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam) và vai trò của các đại biểu nhân dân. Trong kháng chiến, do không họp được thường xuyên, Hồ Chí Minh đã xin ý kiến của Ban thường trực Quốc hội trước khi ban hành các sắc lệnh. Hồ Chí Minh đã khuyến khích các đại biểu chất vấn Chính phủ ( như tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá I năm 1946), đặt

nền móng cho việc chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp hiện naỵ

Sau hồ bình thống nhất đất nước, rồi bước vào đổi mới, công tác lập pháp của nhà nước ta đã đi vào nền nếp. Quốc hội đã thông qua nhiều dự án luật quan trọng; phương pháp làm việc của Quốc hội đã dân chủ hơn; có thảo luận, tranh luận, tiến hành chất vấn các thành viên Hội đồng chính phủ v.v... Các đại biểu Quốc hội đã tăng cường tiếp xúc với các cử tri, lắng nghe ý kiến của dân đề đạt nguyệt vọng với Quốc hộị

Quốc hội đã lập ra các Uỷ ban chuyên trách, thực hiện chức năng giám sát việc thi hành luật và pháp luật của các cơ quan hành pháp và tư pháp.

Nhà nước và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hồ dưới thời Hồ Chí Minh làm chủ tịch là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, thực hiện chức năng dân chủ nhân dân chun chính, đồng thời là nhà nước đại đồn kết dân tộc, có đủ đại biểu các tầng lớp nhân dân các miền Bắc – Trung - Nam. Chính phủ cụ Hồ đã thực sự là Chính phủ của dân, do dân, vì dân, một nhà nước mà các tệ quan liêu, tham nhũng, dưới sự lãnh đạo và giáo dục của Hồ Chí Minh, đã bị hạn chế đến mức thấp nhất. Chính vì vậy, nó là nhà nước được lòng dân. Dưới sự quản lý và điều hành của nhà nước đó, nhân dân ta đã chiến đấu oanh liệt, giành thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đưa giang sơn về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hộị

Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt là từ khi bước vào đổi mới, nhà nước ta đã có một bước chuyển khá căn bản (tuy có bị chậm) từ một nhà nước tác nghiệp sự vụ, trực tiếp giải quyết mọi vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục v.v... một nhà nước thời chiến - sản phẩm của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp - từng bước chuyển sang một nhà nước của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chức năng công quyền quản lý xã hội chủ yếu bằng hoạch định

chính sách vĩ mơ, xây dựng thể chế pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ cơng v.v... Đó là một bước tiến lớn trên con đường xây dựng nhà nước dân chủ.

Các cơ quan toà án, viện kiểm sát được củng cố và kiện toàn hơn một bước, cơng tác xét xử có tiến bộ, tồ án có hội thẩm nhân dân, có luật sư bào chữa (do bị cáo thuê riêng hoặc do nhà nước cử), đã xét xử theo luật mà không bị chi phối bởi các cơ quan quyền lực nào khác.

Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cũng có nhiều đổi mới: từ lẫn lộn chức năng, bao biện làm thay, nhất là ở cơ sở, đến lãnh đạo nhà nước bằng đường lối, bằng tổ chức và bố trí sắp xếp cán bộ, bằng kiểm tra việc thực hiện đường lối thơng qua các Đảng đồn, các đảng viên trực tiếp làm công tác trong các cơ quan nhà nước. Bước đổi mới này vừa tăng cường được vai trò lãnh đạo của Đảng vừa tôn trọng, phát huy được trách nhiệm, tính chủ động và năng động trong các cơ quan nhà nước.

Những thành tựu trên đây tuy chỉ mới là bước đầu, nhưng nó rất quan trong, đánh dấu sự đổi đời vĩ đại của nhân dân ta, từ địa vị nô lệ sang địa vị làm chủ, nó đặt nền tảng vững chắc cho sự đổi mới và phát triển nhà nước ta trên con đường phấn đấu trở thành nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

b)Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là nội dung cơ bản của dân chủ, là thể hiện sự hiện hữu của dân chủ trong lĩnh vực chính trị, của “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của người dân một nước dân chủ. Sau cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, Chính phủ Hồ Chí Minh đã xố bỏ nhiều thứ thuế vơ lý từ thời thực dân phong kiến, thực hiện giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất của thực dân và Việt gian cho nông dân, rồi tiến lên thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Đó là cuộc cách mạng dân chủ lớn nhất ở nông thôn nước ta, thoả mãn khát vọng ngàn đời của người nông dân: có

quyền sở hữu về ruộng đất.

Hiến pháp 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo, điều 12, thừa nhận quyền tư hữu tài sản của công dân. Kế thừa tinh thần đó, Hiến pháp 1992, điều 15 ghi rõ : “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”; với ba chế độ sở hữu : toàn dân, tập thể, tư nhân; điều 21 có ghi: người lao động và nhà tư bản “được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mơ hoạt động trong

những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”; và điều 23 ghi: “tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức khơng bị quốc hữu hố”. Đó là tư tưởng về dân làm chủ trong kinh tế của Hồ Chí Minh được pháp luật hoá.

Bước chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kèm theo việc ban hành nhiều cơ chế chính sách mớị.. đã mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, phát huy được tính năng động tích cực của mọi thành hần kinh tế, mọi người được tự do kinh doanh, có thể làm bất cứ việc gì mà luật pháp khơng cấm. Do đó sản xuất được bung ra, được phát triển, hàng hoá dồi dào, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao sinh hoạt xã hội trở nên sôi động hơn.

Giá trị con người được đánh giá theo hiệu quả đóng góp cho sản xuất và kinh tế phát triển, xoá bỏ dần sự phân biệt đối xử giữa các thành phần xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa, giữa quốc doanh và tư doanh, tập thể và cá thể, trong nước và ngoài nước v.v... Người dân không còn mặc cảm về sự phân biệt công dân loại một và công dân loại hai, người trong biên chế và người ngoài biên chế. Con người cảm thấy có tự do, dân chủ, bình đẳng hơn, có quyền tự do làm giàu cho bản thân và gia đình, góp phần làm giàu cho xã hội và đất nước. Đây là

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của hồ chí minh (Trang 109 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)