Đảng lãnh đạo toàn diện, mọi mặt đời sống xã hội ở nước ta, lãnh đạo thực hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị và định hướng chính trị trong thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực khác. Dân chủ gắn liền với chính trị, nền dân chủ nào cũng phụ thuộc vào đường lối chính trị của giai cấp lãnh đạo, của Đảng cầm quyền. Để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực chính trị. Vì Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền, mọi thành bại của cách mạng đều phụ thuộc trực tiếp vào sự lãnh đạo của Đảng. Hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trước hết ở việc hoàn thiện Cương lĩnh, đường lối cách mạng. Vì vậy, phải
tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để làm rõ hơn nữa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xuất phát từ thực tế, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
Việt Nam. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về con đường nàỵ Đại hội khẳng định chúng ta kiên
trì mục tiêu chung của cách mạng là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội”, phấn đấu cho các tiêu chí “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội cũng thấy nhận thức của chúng ta ngày càng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đó là con đường bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường,
nhiều hình tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất q độ. Nghị quyết Đại hội cũng chỉ rõ: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Có thể thấy rằng, Nghị quyết Đại hội IX đã phản ánh trí tuệ mới của Đảng, đó là kết quả nghiên cứu, tìm tịi, tổng kết qua 15 năm đổi mới ở nước ta . Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, đó mới chỉ là những nét tổng quát chung về mục
tiêu và con đường, còn nhiều vấn đề cụ thể đang đặt ra trong thực tiễn đổi mới đòi
hỏi Đảng ta phải tiếp tục làm rõ, đặc biệt là những vấn đề kinh tế, về đường lối, chính sách, cơ chế, biện pháp để đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá; về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân; về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, v.v...
Thứ hai, hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực chính trị là phải cụ
thể hoá thành thể chế. Thế nào là “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước
quản lý”? Tìm ra cơ chế này là một sự tổng kết sáng tạo của Đảng ta, vì nó nêu lên
được cơ chế dân chủ tổng thể của chế độ ta gồm ba thành tố là Đảng, Nhân dân,
Nhà nước, với ba chức năng khác nhau: lãnh đạo, làm chủ và quản lý. Nhưng từ
khi cơ chế này ra đời đến nay (từ sau Đại hội IV) việc vận dụng nó hiện cịn rất lúng túng. Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định, nhưng Đảng lãnh đạo như thế nào,
bằng phương thức nào, lãnh đạo đến đâu, việc gì Nhà nước, Mặt trận, các đồn thể
nhân dân giải quyết? Vì chưa phân biệt rõ về nội dung và quy định thành thể chế, nên vẫn cịn tình trạng lẫn lộn về chức năng, dẫn đến hiện tượng “bao sân”, “lấn sân”. Đảng làm thay chức năng quản lý của nhà nước, Nhà nước thì chuyên quyền, lạm quyền, vi phạm quyền làm chủ của người dân.
Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu để nhận thức đúng và làm rõ nội dung cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố này có một ý nghĩa cực kỳ to lớn về cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Thứ ba, để dân chủ hoá xã hội phải bắt đầu thực hiện dân chủ từ trong Đảng. Trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, hiện tượng mất dân chủ là
điều ln có thể xảy rạ Vì vậy, trong sinh hoạt và công tác, Đảng cần không ngừng phát huy dân chủ, đảm bảo sự lãnh đạo tập thể, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, chống hiện tượng chuyên quyền, độc đốn, kéo bè, kéo cánh,... ảnh hưởng đến sự đồn kết, thống nhất trong Đảng. Đó cũng là mối bận tâm suốt đời của Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Người đã dặn lại: “Trong Đảng, phải thực hành dân chủ rộng rãi”, bởi có bảo đảm tốt dân chủ trong nội bộ Đảng thì mới có dân chủ ngồi xã hộị
Hiện nay, dân chủ trong nội bộ Đảng vẫn còn hạn chế. Nhiều nơi, quyền lực thường tập trung vào người đứng đầu cấp uỷ, cịn cấp uỷ có khi chỉ là bình phong, là nơi hợp thức hoá ý kiến chủ quan của một người, nên dễ rơi vào duy ý chí, xa rời thực tế, dẫn đến những quyết định vội vã, sai lầm. Đây là hiện tượng mất dân chủ trong nội bộ Đảng ở hai mặt cơng tác lớn đó là chuẩn bị và thực hiện nghị quyết của Đảng (chính trị) và lựa chọn bố trí cán bộ (tổ chức).
Dân chủ trong Đảng trước hết phải phát huy tối đa trí tuệ của mọi đảng viên vào việc chuẩn bị và ra nghị quyết của đảng các cấp. Khi đã có nghị quyết của Đảng thì dân chủ biểu hiện ra ở việc mọi đảng viên có trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết của đảng trong cuộc sống, nói và làm theo đúng tinh thần nghị quyết, mọi góp ý hoặc thắc mắc cá nhân nếu có, đều được quyền đề đạt lên cấp có thẩm quyền và được giải quyết theo đúng trình tự thẩm quyền cho tới cấp cao nhất là Đại hội Đảng toàn quốc.
Dân chủ trong Đảng phải đảm bảo cho đảng viên được quyền tuyển chọn cấp uỷ qua một cơ chế bầu cử cơng bằng, dân chủ thực sự để có thể lựa chọn được những đảng viên ưu tú nhất, thật sự có đức, có tài, có tâm huyết, tồn tâm, tồn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ lý tưởng cộng sản... bầu vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, thực hiện mục tiêu và con đường đã lựa chọn không bao giờ bị đổi hướng, đổi màụ
Dân chủ trong Đảng là phải đảm bảo cho đảng viên quyền được cung cấp thông tin, quyền được chất vấn cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo của mình về những chủ
trương, chính sách; về cơng tác tổ chức, quản lý các mặt của đảng bộ và cơ quan và phải nhận được trả lời của cấp uỷ trong thời hạn quy định.
Tóm lại, để hồn thiện sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực chính trị, địi hỏi Đảng phải khơng ngừng nâng cao trí tuệ của mình lên ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mới, như Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng cần phải mạnh hơn bao giờ hết”, “Đảng ta cần phải tự nâng cao mình lên nữa”[78, tr.494], tức là Đảng phải chiếm lĩnh được trí thức khoa học hiện đại, phải ở tầm cao của trí tuệ thời đại mà dự báo tình hình, hoạch định đường lối chính sách và ứng phó có hiệu quả với mọi diễn biến mau lẹ, phức tạp của tình hình thực tiễn.
3.2.2.Cải cách bộ máy và hoàn thiện chức năng quản lý của Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nó phải là một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt, phải là công cụ chủ yếu để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, Hiện nay, chất lượng bộ máy và năng lực quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập; bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới, xa cơ sở; tình trạng phân tán, thiếu trận tự kỷ cương trong hệ thống hành chính và trong xã hội; nạn tham nhũng va lãng phí của cơng; bộ máy hành chính nặng nề, cồng kềnh, vận hành trục trặc; đội ngũ cán bộ, viên chức thiếu kiến thức, kém năng lực, một bộ phận nhỏ kém phẩn chất, thậm chí hư hỏng. Để thực hiện một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phải đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm chuyển đổi cơ bản vai trò, nhiệm vụ trong chức năng quản lý nhà nước. Từ một nhà nước quản lý, can thiệp trực tiếp, tổ chức thực hiện cụ thể tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chuyển sang một nhà nước thực hiện chức năng công quyền, chủ yếu quản lý bằng hoạt động chính sách, xây dựng thể chế pháp luật, kiểm tra thực hiện pháp luật, cung cấp dịch vụ cơng... tóm lại phải là một nhà nước chuyên nghiệp và hiện đạị Do đó, phải đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nguyên tắc tổ chức của nhà nước ta là không thay đổi, nghĩa là mọi cải cách phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
- Sự tham gia đông đảo của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân cơng rành mạch và phối hợp nhịp nhàng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nguyên tắc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đi đôi với đề cao giáo dục đạo đức cơng dân.
Tuy nhiên, khi vai trị, nhiệm vụ trong chức năng quản lý Nhà nước có thay đổi thì tổ chức và hoạt động của bộ máy cũng phải thay đổi cho phù hợp. Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra mấy phương hướng cải cách như sau:
- Tách chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh ra khỏi chức năng quản
lý nhà nước về kinh tế, tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ quản lý vĩ mô bằng pháp luật và cơ chế, chính sách.
- Xác định rõ chức năng quản lý xã hội, giảm bớt các chức năng, nhiệm
vụ không nhất thiết bộ máy nhà nước phải làm.
Đi vào giải pháp cụ thể, Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX cũng đề cập đến nội dung cải cách cho từng cơ quan nhà nước:
Đối với Quốc hội: phải tăng cường công tác lập pháp, quyền quyết định các
vấn đề lớn của quốc gia và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Muốn vậy, Quốc hội phải là cơ quan làm luật, phải nâng cao trình độ lập pháp, lập quy, phải chuyển từ một Quốc hội bán chuyên trách, họp theo kỳ họp ngắn ngày sang Quốc hội chuyên trách, họp thường xuyên, dài ngày; chuyển từ cơ chế tham luận sang cơ chế tranh luận.
Đối với Chính phủ và bộ máy hành chính: phương hướng chung là “xây
dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại”. Những năm qua, việc cải cách hành chính ít kết quả là do chúng ta cịn
thiếu những trí thức mới về một nền hành chính hiện đạị Cải cách hành chính phải bắt đầu từ việc xác định rõ chức năng và phương hướng hoạt động theo hướng
thống nhất quản lý vĩ mô, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương; cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy cho tinh giản, gọn nhẹ, theo hướng quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực và cung cấp dịch vụ công, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
Đối với hệ thống các cơ quan tư pháp, cải cách tổ chức, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động nhằm bảo đảm quyền công dân, công bằng xã hội và công lý, không để xảy ra các trường hợp oan saị Tồ án phải đảm bảo tính độc lập xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân và chỉ tuân theo pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân phải thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Vấn đề đặt ra cho các cơ quan tư pháp hiện nay là phải giải quyết tốt các vụ khiếu tố của dân. Mỗi năm có hơn 10 vạn vụ, số này mỗi năm tăng, khơng ít vụ để kéo dài hàng chục năm không giải quyết, do cứ đùn đẩy, “kính chuyển” vịng vo, dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp của dân. Tình trạng khiếu kiện vượt cập hiện nay, khơng cịn mang tính chất cá nhân mà thành các nhóm và liên nhóm. Theo báo cáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn tại kỳ họp thứ X Quốc hội khố X tháng 12-2001, số nhóm và số người kéo về các cơ quan Trung ương và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước trong năm 2001 lên đến 346 đoàn và trên 18 nghìn người; ngay trong lúc Quốc hội họp cũng có nhiều nhóm người chờ đợi để khiếu kiện. Đây là một hiện tượng không lành mạnh, cần phải khắc phục. Theo Phó Thủ tướng, phần lớn các khiếu kiện vượt cấp ấy là do các cấp xử lý chưa đúng, còn oan saị Vì vậy, để nâng cao hiệu quả và chất lượng giải quyết khiếu kiện của dân đòi hỏi phải công minh, sáng suốt cả trong điều tra, công tố xét xử.
Để thực hiện được những vấn đề vừa nêu thì điều quyết định là phải nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực trình độ của đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi vì vấn đề cốt tử của cải cách, hoàn thiện nhà nước vẫn là vấn đề con người.
Trong quan hệ “đức - tài”, “phẩm chất - năng lực”, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “đức là gốc”. Việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và bản thân từng cán bộ phải hết sức coi trọng việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Nếu người cán bộ khơng vì dân, vì nước, nếu thiếu cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư như Hồ Chí Minh đã dạy, thì kiến thức, kinh nghiệm và tài năng dù
có lớn cũng sẽ vơ dụng, có khi cịn gây tác hại lớn hơn cho cách mạng, cho dân, cho nước.
Nếu “cán bộ là gốc của mọi cơng việc” thì sự nêu gương về đạo đức của người lãnh đạo là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Người lãnh đạo có đức thì cán bộ, nhân viên mới có đức và tồn xã hội sẽ có đức. Như Hồ Chí Minh đã nói, “nếu bản thân mình khơng chính mà địi hỏi người khác phải chính là vơ lý”.
Nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, bằng giải pháp giáo dục là quan trọng và cần thiết. Song, phẩm chất đạo đức của cán bộ phải được củng cố, nâng cao bằng các giải pháp tổ chức quản lý, hành chính, pháp luật, sức mạnh của dư luận xã hộị.. Bởi vì, khơng một ai có thể tách mình ra khỏi, cộng đồng, khơng ai tránh được sự theo dõi, giám sát của xã hội, của dư luận. Của cải ăn cắp, tham nhũng có thể cất giấu được, nhưng khơng thể che giấu được hành vi ăn cắp, tham nhũng trước mắt của quần chúng nhân dân.
Vì vậy, dựa vào dân, sử dụng sức mạnh của dư luận xã hội, thông qua lời khen tiếng chê của công luận, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nêu gương tốt và lên án, phê phán hành vi phạm pháp, phạm đạo đức là một biện pháp tích cực để giáo dục cán bộ.
Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc nêu gương về đạo đức. Bản thân Người là một tấm gương sáng về tận trung với nước, tận hiếu với dân, một tấm gương toàn
vẹn mười phân vẹn mười, gương mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, từ đời công đến đời
tư, từ lúc bước vào đời đến lúc ra khỏi cuộc đời, một tấm gương toàn vẹn hiếm thấy ở trên đời nàỵ
Một yêu cầu quan trọng nữa của đạo đức cán bộ mà Hồ Chí Minh thường quan tâm nhắc nhở, đó là nói phải đi đơi với làm. Hồ Chí Minh từng dặn dị: việc gì dù là nhỏ đã hứa với dân phải làm cho bằng được. Người dân đã tin và sẽ tin