PHƯƠNG PHÁP DÂNCHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của hồ chí minh (Trang 44 - 60)

Nghiên cứu những di sản lý luận của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy thuật ngữ

phương pháp dân chủ xuất hiện không nhiều, duy nhất một lần, ta thường gặp các

thuật ngữ: “Cách làm dân chủ”, “thực hành dân chủ”, “mở rộng dân chủ”, “cách lãnh đạo dân chủ”. Khơng nên vì tần số xuất hiện của thuật ngữ quá nhỏ mà cho rằng trong hệ thống phương pháp Hồ Chí Minh khơng có phương pháp dân chủ. Chính việc thực hành dân chủ rộng rãi trong chỉ đạo và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cũng như việc Người yêu cầu và thường xuyên hướng dẫn cán bộ, đảng viên thực hành dân chủ trong công tác đã tạo nên cái độc đáo, đặc sắc của tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh. Để hiểu về phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh, chúng tơi thấy cần làm rõ mấy vấn đề sau:

1.2.1.Mối quan hệ giữa tư tưởng dân chủ và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh

Cho đến nay, đã hơn 10 năm (từ năm 1991), tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta chính thức khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong Cách mạng Việt Nam. Nhưng cũng khơng phải khơng cịn có người ít nhiều băn khoăn. Song, khi nói đến phương pháp nhất là phong cách Hồ

Chí Minh, thì hầu như mọi người, từ trí thức đến bình dân, từ người trong nước đến ngoài nước, ai đã từng tiếp xúc với Hồ Chí Minh (gián tiếp hay trực tiếp) đều thừa nhận có một phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Tuy nhiên, trong số họ vẫn cịn có người quan niệm phương pháp và phong cách không nằm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng là tư tưởng và phương pháp là phương pháp, mà chưa thấy được quan hệ nội tại của hai phạm trù nàỵ

Xét về mặt lý luận, khơng có tư tưởng nào mà không chứa đựng phương pháp và cũng khơng có phương pháp nào nằm ngoài tư tưởng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các tri thức, khái niệm, phạm trù vừa phản ánh bản chất dự báo hướng đi của cách mạng Việt nam nhằm phát hiện quy luật vận động và phát triển của cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội.

Cịn phương pháp Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, nó khơng phải là sản phẩm thuần tuý chủ quan, mà hình thành từ những quy luật vận động nội tại của cách mạng Việt Nam đã được Người nhận thức. Nói một cách tổng quát, phương pháp Hồ Chí Minh là các cách thức, giải pháp, quy trình

hợp thành các nguyên tác điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo hiện thực của Hồ Chí Minh và những người cách mạng Việt Nam, xuất phát từ các quy luật vận động cảu khách thể (tức cách mạng Việt Nam) đã được nhận thức, nhằm đạt được mục đích đặt ra là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Lý luận (tư tưởng) là cơ sở, là đường dẫn đến phương pháp. Còn phương pháp được hình thành từ tư tưởng nhưng khơng phải chỉ có tư tưởng mà cịn có các cơng cụ và phương tiện. Tư tưởng đã hàm chứa những tiền đề và hướng thực hiện nó, nghĩa là tư tưởng sinh ra phương pháp. Qua việc thực hện các nội dung tư tưởng bằng phương pháp thích hợp sẽ tác động trở lại tư tưởng làm cho tư tưởng phát triển, hình thành các quan niệm lý luận mới, đến lượt nó lại đề ra phương pháp mớị

Hêghen, nhà triết học biện chứng duy tâm nổi tiếng của nhân loại, là người đầu tiên nói rõ quan hệ giữa tư tưởng và phương pháp. Theo ông, tư tưởng được tóm tắt trong phương pháp, phương pháp là sự vận dụng của tư tưởng, tư tưởng

nào thì phương pháp ấỵ Các Mác cũng có quan điểm phương pháp là sự vận động

của nội dung trong hiện thực, khi ông viết tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”.

Những điều vừa trình bày nhằm khẳng định phương pháp là bộ phận cấu thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng những thế cịn là bộ phận quan trọng. Bởi vì, chỉ có thơng qua phương pháp mà tư tưởng (lý luận) mới được hiện thực hoá. Chúng ta nghiên cứu học thuyết này, học tập tư tưởng khác, thực chất là nắm bắt cái bản chất, cái hồn để vận dụng chứ không phải để thuộc làu làu trang này, bản khác. Bởi thuộc sách mà không biết thực hành, thì những người như thế được Hồ Chí Minh gọi chỉ là những cái hòm đựng sách.

Hồ Chí Minh đi ra nước ngồi tìm đường cứu nước, cứu dân (5/6/1911) là để tìm một hệ tư tưởng mới, một phương pháp cách mạng mới có thể đưa đến thắng lợi cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, xem các nước làm như thế nào để về giúp đồng bào minh đó là lời tự bạch của Người.

Trên đường cứu nước, bản thân Hồ Chí Minh đã tìm hiểu nhiều học thuyết, trong đó chủ nghĩa Mác- Lênin được Người coi là cẩm nang thần kỳ”. Tuy vậy, khơng bao giờ Người bị trói buộc vào câu chữ của học thuyết, chỉ coi đó là những nguyên lý mang tính gợi mở để trên cơ sở đó mà suy nghĩ, tìm tịi nội dung và cách làm phù hợp với nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Đó là cách làm độc lập, sáng tạo của Hồ Chí Minh và cũng từ đó hình thành tư tưởng và phương pháp Hồ chí Minh.

Cũng như thế, tư tưởng dân chủ và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh có quan hệ thống nhất với nhaụ Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh như đã trình bày ở phần trên. Cịn phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh là hệ thống cách thức, quy trình hợp thành nguyên tắc nhằm phát huy tối đa quyền làm chủ và vai trò là chủ của dân để tạo thành sức mạnh toàn dân, sức mạnh của một dân tộc yếu chống lại kẻ xâm lược mạnh, từ kém phát triển đi tới phát triển. Nói cách khác, tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh đều có phạm trù xuất phát là dân, thông

qua dân vận, thực hiện dân chủ mới để đi tới cái đích là xây dựng thành cơng nền

Song, trong tiến trình xây dựng, hồn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tư tưởng dân chủ đúng đắn của Hồ Chí Minh có được hiện thực hố hay khơng, có trở thành phong trào cách mạng của quần chúng hay khơng điều đó cịn phụ thuộc vào phương pháp đưa tư tưởng đó vào thực tiễn, biến nó thành hiện thực. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp dân chủ, coi “thực hành dân chủ là cái chìa khố vạn năng giải quyết mọi khó khăn”.

Tư tưởng dân chủ và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh có liên quan mật thiết với nhau, tác động biện chứng lẫn nhâu nhưng khơng phải là một. Đó là hai bộ phận cấu thành lý luận dân chủ Hồ Chí Minh. Người đề ra lý luận dân chủ

mới, đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hành và trực tiếp

giám sát quá trình thực hiện nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, đồng thời cũng phải tìm hiểu phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh.

1.2.2.Một số phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh

Nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh phong phú bao nhiêu thì phương pháp dân chủ của Người cũng đa dạng bấy nhiêụ Trong đời mình, Hồ Chí Minh đã dùng biết bao cách thức, qui trình và giải pháp dân chủ để xử trí bao mối quan hệ trong xã hội “vạn biến” sôi động. Khi xử lý một sự việc, một nhiệm vụ, Hồ Chí Minh khơng chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất mà thường kết hợp nhiều phương pháp, hỗ trợ nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm xử lý nhanh với hiệu quả và chất lượng cao nhất. Do vậy, phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh thực chất là một hệ thống.

1.2.2.1. Dân vận - một phương pháp dân chủ cơ bản của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh quan niệm “thực hành dân chủ là cái chìa khố vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [82, tr. 24]. Do đó, Người chủ trương thực hành dân

chủ trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng để thực hiện điều quan trọng nhất là thực hành dân chủ trong xã hội, trong nhân dân. Để phát huy tối đa quyền làm chủ và vai trò làm chủ của người dân trong mọi hoạt động của đời sống xã hội thì phải làm dân vận. Người viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, khơng để sót một người dân nào, góp

thành lực lượng tồn dân, để thực hiện những công việc nên làm, những cơng việc Chính phủ và Đồn thể đã giao cho” [75, tr. 698]. Đó là một nội dung cơ bản, cốt lõi của thực hành dân chủ.

Hồ Chí Minh chỉ rõ, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ là việc của “cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”. Trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, Hồ Chí Minh khẳng định “lực lượng của dân rất to”, Người lưu ý mọi cán bộ, đảng viên rằng: “Dân chúng đồng lịng, việc gì cũng làm được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng khơng nên” [75, tr. 293]. Trong

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” [78, tr. 494-495]. Hồ Chí Minh kết luận: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng” [75, tr.700]. Như thế, “Dân vận khéo” là một phương pháp

dân chủ - Cách thức vận động và huy động “ tất cả lực lượng của mỗi một người dân, khơng để sót một người dân nào” để “đem của dân, tài dân, sức dân mà làm lợi cho dân”. Người căn dặn: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó mấy họ cũng làm được. Hy sinh mấy họ cũng không sợ” [75, tr. 246].

Dân vận khéo và thực thực hành dân chủ là hai thuật ngữ khác nhau, nhưng

theo Hồ Chí Minh chúng có cùng một nội dung; giải thích cho dân biết, để cho dân bàn, sau khi thông suốt dân sẽ hăng hái làm, mọi việc sẽ thành công.

Dân vận khéo và thực hành dân chủ có cùng bản chất, cùng điểm xuất phát;

cách mạng là sự nghiệp của toàn dân; sức mạnh đồn kết tồn dân là vơ địch; dân là gốc của nước. Một đảng, một nhà nước dù vĩ đại, tài giỏi và trí tuệ bao nhiêu, nhưng nếu không biết vận động dân, không biết sử dụng nguồn sức mạnh vơ tận của dân, thì dù tài giỏi, trí tuệ đến đâu cũng vẫn có thể thất bạị

Muốn thành cơng, phải khéo dân vận. Hồ Chí Minh phê phán nghiêm khắc:

Khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc dân vận. Cử ra một ban hoặc vài người mà thường cử những người cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận được thì tốt,

vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác khơng trơng nom, giúp đỡ, tự cho mình khơng có trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm to, rất có hại [75, tr. 699].

Dân chủ vận động trong đời sống hiện thực với tư cách là công tác vận động dân chúng sẽ là một phương pháp quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước tạ Đó là thực hành dân chủ trong nhân

dân.

Khẳng định thực hành dân chủ là chìa khố vạn năng trong tiến trình phát triển dân chủ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những lực cản của q trình đó. Những lực cản xuất hiện trong tâm lý, trong thể chế, trong cán bộ, bộ máy cơng quyền và ở chính ngay trong dân. Những lực cản này nếu giải quyết đơn thuần bằng cơng cụ chun chính, bằng cưỡng chế, sẽ khơng thành cơng. Ví như sự bất đồng giữa dân với dân, giữa cán bộ với cán bộ, mâu thuẫn giữa dân với cán bộ cơ sở, chỉ có giải quyết bằng con đường dân chủ bàn bạc, bằng tự phê bình và phê bình, bằng bình cơng báo cơng mới từng bướctháo gỡ vướng mắc, khó khăn mang lại hiệu quả caọ Đương nhiên khi giải quyết xong cơng việc, theo Hồ chí Minh, “ta phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”, đúng thì khen, sai thì chê, thì phạt. Đặc biệt phải chú ý đặc điểm của dân ta, của nước ta, một nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, không kinh qua trường học dân chủ tư sản, nông dân chiếm đa phần trong dân cư, với tâm lý tiểu nơng có ước vọng qn bình lợi ích, rất dễ bị kích động, rơi vào manh động, quá đà, bất chất kỷ cương, pháp luật. Do đó, chỉ có thực hành dân chủ, tiến hành dân vận mới giải quyết được những “vấn đề” xuất hiện trong dân.

Trong bài Dân vận viết tháng 10-1949, Hồ Chí Minh đã nêu rõ nội dung dân vận và cách vận động nhân dân là hai vấn đề thống nhất, khơng tách rời nhau, có thể coi đây là một thí dụ khá điển hình về sự thống nhất giữa nội dung và phương pháp. Người viết:

Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một

người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.

Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến dân và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phiưưng, rồi động viên tổ chức dân thi hành [75, tr. 698].

Qua câu trích trên ta thấy, thực hành dân chủ trong nhân dân (hoặc dân vận) là phải kết hợp mọi hình thức, mọi biện pháp từ trực tiếp đến gián tiếp, và theo một

qui trình thống nhất mà ngày nay chúng ta gọi là cơ chế “dân biết, dân bàn, dân

kiểm tra”. Song, điều cốt lõi có tính ngun tắc là kết hợp hài hồ, thống nhất giữa “lợi ích của họ và nhiệm vụ của họ”, phải coi lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. Công tác vận động và tổ chức nhân dân chỉ có thể thành cơng nếu đáp ứng được trên thực tế lợi ích thiết thân của người dân, từ đó kết hợp hài hồ các lợi ích với nghĩa vụ cơng dân.

“Giải thích cho mỗi một người dân hiểu” là tìm sự tương đồng để đi đến “cầu đồng tồn dị”, đi đến đoàn kết toàn dân. Đoàn kết trên cơ sở được bàn bạc, bàn bạc từ khi làm kế hoạch, lập kế hoạch và cả khi công việc đã hoàn thành tức là “kiểm thảo”, bình cơng, báo cơng.Theo Hồ chí Minh, “đó mới thực sự dân chủ, đó là cách phê bình và tự phê bình rất tốt”, là củng cố đồn kết nội bộ nhân dân,, củng cố niềm tin của dân vào cán bộ”. Do vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu “dân vận” “khơng để sót một người dân nào”, dù tiến bộ hay lạc hậụ Điều này có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, trong điều kiện một đảng cầm quyền, dân vận không chỉ thực hiện với người tiên tiến mà cịn với người chậm tiến, thậm chí cả với người có quá khứ lầm lạc nay cũng phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên đều phải biết dân vận, đều phải

phụ trách dân vận. “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trơng,

tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng xác định đi vận động nhân dân phải “đi đến nơi, xem tận chỗ”, “phai đi sâu, đi sát nắm vững tình hình, khơng những phải nắm vững tình hình hợp tác xã, mà cịn phải năm

vững tình hình ăn, ở, học tập, sức khoẻ... của các gia đình”. Đi sát cơ sở để chỉ đạo phong trào, khôngnên xuống cơ sở theo lối chuồn chuồn đạp nước” [82, tr. 210].

Khi tiếp xúc với dân, cán bộ phải biết nói tiếng nói của dân, dùng ngơn từ của dân thì dân mới nghe mình nói, nghe giải thích và họ mới nói lại cho mà nghe,

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của hồ chí minh (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)