xã hội chủ nghĩa
Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa dùng thuật ngữ liên minh công - nơng - trí thức, nhưng tư tưởng về liên minh cơng – nơng - trí thức thì có rất sớm, thể hiện rõ và cụ thể là tư tưởng công nhân, nơng dân và trí thức đồn kết thành một khối trong xây dựng, bảo vệ đất nước.
Bắt tay vào xây dựng chính quyền sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh coi trí thức là một lực lượng rất quan trọng trong kháng chiến, kiến quốc nói chung và trong dân chủ hố đất nước nói riêng. Đánh giá vai trị của trí thức. Hồ Chí Minh nói “cách mạng rất cần trí thức và thực ra chỉ có cách mạng mới biết tơn trọng trí thức” [77, tr. 33].
Dân chủ gắn với văn hố, dân trí, trí tuệ. Trí thức đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển văn hố, khoa học của đất nước. Trí tuệ của Đảng, của Nhà nước có được cũng trên nền trí tuệ của nhân dân, trong đó có trí thức. Trí thức cung cấp dữ liệu cho Đảng hoạch định chiến lược, chuẩn bị về mặt lý luận. Trí thức tổng kết thực tiễn, đưa ra các khả năng, giải pháp để Đảng và Nhà nước lựa chọn. Việc phát minh, sáng tạo, ứng dụng và phát triển khoa học- công nghệ cũng là do trí thức. Đội ngũ trí thức hiện nay đều do cách mạng và chế độ mới đào tạo, giáo dục, nên cần được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để họ phát huy hết năng lực trong xây dựng nền dân chủ mớị Do đó, củng cố khối liên minh cơng - nơng- trí là củng cố nền tảng của Nhà nước pháp quyền, là phát huy vai trò làm chủ của những chủ thể quan trọng nhất trong sự nghiệp dân chủ hoá. Dân chủ hoá được thực hiện trên cơ sở đồn kết tồn dân, vì vậy trong q trình dân chủ hố phải làm sao phát huy được vai trò làm chủ của các chủ thể nàỵ
Q trình dân chủ hóa đất nước thơng qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hố để xây dựng nền tảng kinh tế của dân chủ, trong đó giai cấp cơng nhân ln giữ vai
trò trung tâm, vai trò của giai cấp lãnh đạo, quyết định xu hướng và quá trình biến đổi cách mạng ở nước tạ Đây là vấn đề Hồ Chí Minh rất quan tâm và đã để lại cho chúng ta nhiều chỉ dẫn quý báụ Người chỉ rõ, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng phải làm thế nào để giai cấp cơng nhân thể hiện được vai trị lãnh đạo của mình trong phát triển cơng nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế - xã hội khác. Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế cơ bản, trong đó giai cấp công nhân phải vươn lên đóng vai trị giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhiều lần Người nêu mục tiêu cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng nước ta trở thành một nước có cơng, nơng nghiệp hiện đại, văn hố, khoa học và kỹ thuật tiên tiến để đi đến dân chủ và phồn vinh.
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ động của giai cấp côngnhân, đồng thời, Người cũng quan tâm tạo điều kiện để phát triển giai cấp công nhân, làm cho giai cấp “cơng nhân có quyền thực sự” để thực hiện được vai trị lãnh đạo của mình, xứng đáng là “lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội” [82, tr. 565].
Trong thực tế còn nhiều vấn đề cần giải quyết để “cơng nhân có quyền thực sự” và là “lực lượng chủ chốt xây dựng xã hội”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết, phải làm cho công nhân trở thành giai cấp có văn hóa, có trí tuệ, nắm được khoa học, công nghệ, “làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động”.
Đây không chỉ là điều mong muốn của Hồ Chí Minh, mà là vấn đề có tính nguyên tắc. Nhưng cho đến nay, phải thừa nhận rằng, chúng ta chưa tìm được cơng thức đúng đắn để giải quyết vấn đề to lớn nàỵ Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu giai cấp cơng nhân Việt Nam đang có sự biến động cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay giai cấp công nhân gồm tất cả những người lao động công nghiệp và dịch vụ có tính cơng nghiệp trong sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất trong các doanh nghiệp nhà nước, các xí nghiệp liên doanh, các xí nghiệp tư bản, tư nhân, các hợp tác xã cơ khí cao cấp, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồị Họ chủ yếu là những người lao động trực tiếp sản xuất vật chất. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có trình độ văn hố cao, có
tay nghề vững đã được tăng lên. Nhưng đa số cơng nhân ta trình độ vẫn cịn thấp, chưa ngang trình độ phát triển của nhiều nước trong khu vực và trên thế giớị
Hiện tại, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân đã yếu lại mất cân đối: lao động kỹ thuật trong nền kinh tê quốc dân đến năm 2001 mới đạt 20%, hướng phấn đấu đến năm 2005 đạt 30%. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là một thực tế. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp cần từng bước được tổ
Thiếu trang 160
quyền lực chính trị thì bản thân cơng nhân phải phấn đấu, tu dưỡng, tự học nắm được khoa học - công nghệ hiện đại, ngang tầm trí tuệ của giai cấp lãnh đạọ Nếu không họ chỉ làm chủ một cách hình thức và trong cơ chế thị trường họ chỉ còn là những người lao động làm thuê mà thôị
Ở nước ta, cho đến nay, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, là lực lượng
sản xuất cơ bản chiếm gần 80% dân số và hơn 70% lực lượng lao động xã hộị Trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn trước, vai trị làm chủ kinh tế của nơng dân thể hiện chủ yếu thông qua quan hệ hai chiều giữa nhà nước và nông dân. Công cuộc đổi mới hiện nay đã làm cho mức sống, lối sống và bộ mặt nơng thơn có nhiều thay đổị Trình độ của nơng dân Việt Nam so với các nước phát triển ở khu vực và thế giới chưa bằng, nhưng so với thời kỳ trước đổi mới đã có sự phát triển vượt bậc. Cơ cấu ngành nghề đang có sự chuyển dịch, hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, đang có sự chuyển đổi sang trang trại và sang hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp. Trong nông thôn nước ta đã và đang diễn ra sự phân hoá giàu nghèo, song chưa dẫn tới sự phân hoá giai cấp. Sự phân hoá giàu nghèo gắn với quá trình phân công lao động xã hội, phân hố về trình độ nghề nghiệp, phù hợp với quy luật phân phối theo lao động và vốn là chủ yếụ Chưa dẫn tới sự phân chia giai cấp vì, tuy có hiện tượng bóc lột, nhưng chưa đến mức một tập đoàn này chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác. Mặt khác, chính sách của
Nhà nước đã và đang khuyến khích nơng dân làm giàu bằng chính sức lực và tài năng của họ, đồng thời, giúp đỡ những hộ khó khăn vươn lên trong sản xuất nơng nghiệp để xố đói, giảm nghèọ
Để người nông dân phát huy mặt tích cực lao động, yêu nước và tinh thần cách mạng vốn có của họ và khác phục những mặt tiêu cực như tính tư hữu, tâm lý và thói quen lạc hậu của nông dân sản xuất cá thể, trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng đã và tiếp tục giáo dục và tổ chức nông dân bằng nhiều hình thức và bước đi thích hợp. Giải quyết đúng đắn quan hệ giữa Nhà nước và nơng dân, là góp phần tăng cương, củng cố liên minh cơng nơng trí thức - cơ sở chính trị, nền tảng xã hội của dân chủ xã hội chủ nghĩạ
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng chỉ rõ : “Xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt để xứng đáng là lực lượng cơ bản trong việc xây dựng nơng thơn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp cơng nghiệp hoá” [22, tr. 15]. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra chiến lược kinh tế-xã hội đến năm 2010 cũng nhằm mục đích trên, đồng thời nhấn mạnh phải thực hiện dân chủ trên tất cả các lĩnh vực ở nông thơn, nhất là về kinh tế và chính trị, nhằm chấm dứt “điểm nóng” ở nơng thơn, hạn chế đến mức tối đa các vụ khiếu kiện vượt cấp déo dài do vi phạm dân chủ ở nông thôn.
Muốn thế, cần thực hiện tốt chính sách, pháp luật về ruộng đất. Đối với nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất chính, nhà nước cần phải đáp ứng nhu cầu cơ bản nàỵ Đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu quả chính sách,văn hố - xã hội đối với nông dân bằng sự nỗ lực của bản thân nông dân cộng với sự đầu tư của Nhà nước và các tổ chức xã hộị Song đối với nơng dân, vẫn cịn nhiều vấn đề bức xúc như dân số và việc làm, xố đói giảm nghèo, bảo vệ sức khoẻ và việc học của con trẻ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, miền núị
Để giải quyết việc làm ở nông thôn, phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và các loại hình dịch vụ, tăng cường nguyên liệụ Chú ý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường và hình thành các trung tâm dạy nghề ở nông thôn. Gắn nơng nghiệp với các làng nghề.
Gắn xố đói, giảm nghèo với dân số và việc làm. Giảm dân số, tăng việc làm là những giải pháp cơ bản, đồng thời quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo, nâng cấp cải tạo tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với các trung tâm của các vùng khác, tạo điều kiện cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển.
Một vấn đề nữa cần phải quan tâm, không chỉ ở một vài năm trước mắt mà còn một thời gian tương đối dài, đó là giải quyết hậu quả và di chứng của chiến tranh đối với nông dân và nông thôn. Trong chiến tranh nơng dân và nơng thơn
đóng góp trực tiếp và to lớn về người và củạ Mặc dù chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, nhưng đại bộ phận các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có cơng với cách mạng, những người bị di chứng của chất độc màu da cam, những người cô đơn, già cả và nhữgn người về hưu tập trung nhiều ở nơng thơn đang có nhiều khó khăn. Giải quyết vấn đề này khơng chỉ là chính sách xã hội mà cịn là vấn đề cơng bằng xã hội, trách nhiệm đền đáp công lao với những người có cơng với cách mạng, là việc tiếp tục thực hiện chính sách hậu phương trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đối với gia đình chính sách và có cơng với nước, khơng bảo đảm cho họ có cuộc sống khá giả thì chí ít cũng đạt ở mức trung bình so với người địa phương, trên cơ sở kết hợp nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách cùng chung sức giải quyết.
Nói dân chủ gắn với đồn kết tồn dân trên nền tảng liên minh cơng nơng trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không được quên rằng bên cạnh đó cịn có các giai cấp, tầng lớp xã hội khác hình thành trong nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần như tư sản, tiểu chủ, tiểu thương v.v..., một thực trạng
khách quan trong thời kỳ quá độ. Để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các giai cấp, tầng lớp xã hội này trong xây dựng đất nước, cần thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh. Phân tích những thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ. Người cho rằng: kinh tế quốc doanh có tính chất chủ nghĩa xã hội; kinh tế hợp tác xã có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội; kinh tế tư bản tư nhân “họ bóc lột cơng nhân nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế”
doanh và do nhà nước lãnh đạọ Từ sự phân tích đó, Hồ Chí Minh nêu ra quan điểm : “công tư đều lợi”, “chủ thợ đều lợi” và lưu ý rằng kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể (tiểu chủ, tiểu thương) “là lực lượng cần thiết cho xây dựng kinh tế nước nhà”, nhưng “họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đa số nhân dân” [77, tr. 222]. Tuy nhiên, trong khi khuyến khích
phát triển các thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi nhà nước phải tăng cường vai trị quản lý của mình để hạn chế những mặt tiêu cực của thành phần kinh tế tư bản và bản thân giai cấp tư bản. Người viết: “Nhà tư bản thì khơng khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột cơng nhân q taỵ Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của cơng nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, khơng u cầu q mức” [77, tr. 222].
Vì vậy, cần đánh giá dùng mặt tích cực của họ, đồn kết, giúp đỡ họ phát huy hết khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc dân cũng như cho sự hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩạ Đại hội IX của Đảng đã nghị quyết:
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành... Đổi mới và hồn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế- xã hội, phân phối, tiêu dùng, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của cơng dân... [30, tr. 124].
Đó là sự đảm bảo vững chắc, là nền tảng cho thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước tạ
3.2.6. Mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương, tăng cường pháp chế chống lại mọi khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích