Chưa thể có dân chủ nếu dân trí cịn thấp. Hồ Chí Minh nói “Quan tham vì dân dạị Nếu dân hiểu biết, khơng chịu đút lót, thì “quan” dù khơng liêm phải hố ra LIÊM” [75, tr. 641]. Trong việc xây dựng xã hội mới, chế độ mới,, Người coi
“dốt nát” cũng là một thứ giặc và “truyền thống lạc hậu” cũng là một loại kẻ thù. Trong ba nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới, Người đặt nhiệm vụ “diệt giặc dốt” bên cạnh “diệt giặc đói” và “diệt giặc ngoại xâm”.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh. Người rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hố chính trị và bản lĩnh cơng dân; khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước, khắc phục mọi biểu hiện của thứ dân chủ hình thức. Người thường nhắc nhở cán bộ phải lo “làm sao cho nhân dân biêtý hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [82, tr. 232]. theo hồ sơ lưu trữ, phơng Hội đồng Chính phủ; số A1/ Q 020, H 20. Hồ Chí Minh đã phát biểu trước Hội đồng Chính phủ: “lúc dân biết và dám phê bình người lãnh đạo, lúc đó dân biết nắm quyền của dân, tức là đã đến mức dân chủ khá cao”.
V.Ị Lênin cũng nói đại ý: Thất học đứng ngồi chính trị. Những người lao động khát khao có trí thức vì tri thức cần cho họ để chiến thắng.
Để làm chủ, người dân phải có năng lực làm chủ. Có tri thức, có văn hố, nhân dân mới hiểu được những vấn đề cơ bản trong đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mới biết được quyền lợi và nghĩa vụ của cơng dân, mới có cơ
sở để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi sai trái của cán bộ, viên chức nhà nước, mới bảo vệ được lợi ích chính đáng của người công dân đã được pháp luật thừa nhận.
Nói nâng cao dân trí đồng thời cũng là nói phải nâng cao “quan” trí, nghĩa là cán bộ nhà nước cũng phải nâng cao trình độ văn hố chính trị, văn hố quản lý, văn hố lãnh đạo sao cho tương xứng với công việc, với chức trách, cương vị của mình, nhất là những người tham gia trong bộ máy quyền lực ở cơ sở, luôn luôn trực tiếp với dân. Trong các nguyên nhân hình thành các “điểm nóng xã hội”, đến bùng nổ các xung đột chính trị - xã hội nghiêm trọng ở một số địa phương như vừa qua, ngoài nguyên nhân do suy thối về phẩm chất đạo đức của cán bộ có chức có quyền, cịn có phần do năng lực trình độ văn hố, nghiệp vụ của họ quá kém. Họ lên chức không phải bằng đức - tài mà bằng con đường chạy chọt, mua bán hoặc do bè cánh, phe phái,... Vì khơng được đào tạo một cách cơ bản nên khơng nắm được văn hố pháp luật, văn hoá dân chủ... Biểu hiện phổ biến là dạng cán bộ hách dịch kiểu phong kiến gia trưởng, “phép vua thua lệ làng”, coi thường pháp luật, tự cho mình đứng ngồi, đứng trên pháp luật, v.v...
Khắc phục những yếu kém, dốt nát trên bằng cách nàỏ Chỉ có cách tối ưu là phải học: Học dân chủ, học cách sống và cách làm việc dân chủ của Hồ Chí Minh.
Từ một xã hội thực dân nửa phong kiến đi lên, chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản, tàn tích phong kiến, thực dân cịn nặng, tâm lý tiểu nơng cịng nhiều, xã hội ta chưa thể hình thành ngay một lúc tập quán sống và làm việc dân chủ. Vì vậy phải đẩy mạnh việc học dân chủ.
Học cách sống trong điều kiện dân chủ, đơn giản và trước tiên, là học cách tôn trọng quyền con người, tôn trọng phẩm chất cá nhân, sở thích cá nhân, tính cách cá nhân (mà các xã hội chuyên chế trước đây thường chà đạp), quyền tự do được làm tất cả những gì mà pháp luật cho phép.
Học dân chủ là học cách sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tơn trọng quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, bất kể họ là ai, giữ chức vụ gì, khắc phục sự bất bình đẳng dưới chế độ phong kiến; cùng một hành vi phạm tội nhưng dân thì xử theo luật, quan (cán bộ) lại xử theo lễ.
Học dân chủ là học cách tôn trọng quyền tự do tư tưởng, “tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý”, như Hồ Chí Minh đã nói, nghĩa là dân chủ phải có trao đổi, thảo luận, tranh luận - con đường tối ưu để đi đến chân lý. Không thể quan niệm một xã hội dân chủ mà lại bằng phẳng, chỉ có chấp nhận mà khơng có trao đổi, bàn luận, tranh luận.
Học dân chủ là học tôn trọng quyền của công dân, quyền được nhà nước thông tin đầy đủ chứ không phải chỉ thơng tin một ít, một nửa (trừ những bí mật quốc gia) về mọi chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ, dự án, v.v.. để dân biết. Dân có biết thì mới có cái để bàn, có biết mới có thể tham gia kiểm tra, giám sát, phê bình, chất vấn những điều sai của các đại biểu do mình bầu rạ
Học dân chủ, làm quen với điều kiện sống dân chủ cịn có khía cạnh là học và làm quen với sản xuất hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường - dù là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có quy luật riêng của nó, quy luật ấy có ảnh hưởng chi phối q trình dân chủ hố ở nước tạ Học sống chung với tư sản để hiểu tư sản mà chiến thắng tư bản trong cuộc chiến ai thắng aị
Tóm lại, việc học dân chủ, nâng cao văn hố dân chủ có nội dung hết sức phong phú, cần được xây dựng thành chương trình, quy chế học tập theo những kênh khác nhaụ Trong đó, các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày cần tuyên truyền, giáo dục từ những điều tưởng như đơn giản nhất, nhưng lại thuộc về bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa của tạ
Đây là công việc lâu dài, khơng thể nơn nóng, nhưng xem ra khó khăn lại khơng phải ở phía người dân mà chính lại ở phía cán bộ- các “ơng quan cách mạng” như Hồ Chí Minh đã phê phán. Để làm một người vừa là lãnh đạo vừa là công bộc đích thực của dân trong một xã hội dân chủ, rõ ràng cuộc sống đang đòi hỏi ở họ một trình độ đạo đức rất cao, một trình độ văn hó dân chủ cũng rất cao, phải cao đến mức “chí cơng, vơ tư” thì họ mới có thể đưa dân chủ xã hội chủ nghĩa của ta đến chỗ hoàn thiện.
3.2.5. Củng cố khối liên minh cơng – nơng- trí thức, gắn dân chủ với đại đoàn kết toàn dân, nhân tố bảo đảm thắng lợi của quá trình thực hiện dân chủ