THEO TƯ TƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1. THỰC HIỆN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THEO TƯ TƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DÂN CHỦ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ TƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DÂN CHỦ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1945-1985)
2.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ bằng cải cách xã hội hội
Như đã trình bày ở trên, tun ngơn hành động của Hồ Chí Minh “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây cũng là ham muốn duy nhất, “ham muốn tột bậc” của Ngườị Chính sự ham muốn này đã thơi thúc Hồ Chí Minh hành động, giải mã cho được chữ “làm sao” để nước độc lập, dân tự do “hoàn toàn”.
Khi nước chưa độc lập, dân khơng có quyền tự do, thì dù, phải “ẩn nấp nơi núi non, ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo”, Hồ Chí Minh quyết tìm cho được giải pháp hữu hiệu để giành quyền độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Sự nỗ lực của Hồ Chí Minh là đã tìm được một hệ giải pháp vừa khoa học vừa dân chủ đó là đồn kết tồn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, đưa tới thắng lợi trong cách mạng tháng 8-1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2-9-1945.
Trong xây dựng nền dân chủ nhân dân, Hồ Chí Minh trăn trở “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm”. Theo Hồ Chí Minh, dân chỉ biết đến giá trị của độc lập, tự do khi họ có cơm ăn, áo mặc, được học hành, nghĩa là dân chỉ biết đến quyền dân chủ qua đời sống hiện thực hàng ngàỵ Điều này chứng tỏ rằng, Hồ Chí Minh coi cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân là mục tiêu và hiệu quả của mọi cải cách xã hội do Chính phủ tiến hành. Người “đã lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng”, thực hiện những
cải cách xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự” [77,
tr. 323].
Tiến hành cải cách xã hội, thực hiện dân chủ thực sự là quan điểm xuyên suốt trong tư duy lý luận và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh. Từ việc đề ra “sáu vấn đề cấp bách” phải thực hiện ngay sau một ngày Người đọc Tuyên ngôn
độc lập, đến lời dặn lại toàn Đảng và Nhà nước trong Di chúc của mình là “cần
phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hố, nhằm khơng ngừng nâng
cao đời sống của nhân dân” [82, tr. 498]. Rõ ràng, Hồ Chí Minh ln lấy nâng cao
đời sống của nhân dân làm thước đo hành động cách mạng, làm tiêu chuẩn để
đánh giá sự đúng sai của cải cách xã hội do nhà nước tiến hành.
Luận điểm nêu trên không chỉ đúng cho xã hội chuyển từ chế độ thực dân, phong kiến sáng chế độ dân chủ nhân dân, luận điểm đó vẫn đúng trong điều kiện xã hội hồ bình, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩạ Bởi lẽ, muốn có dân chủ thực sự chứ khơng phải dân chủ hình thức, khơng thể khơng tiến hành cải cách xã hội về mọi mặt theo dân chủ nhằm bảo đảm quyền làm chủ của người dân. Dân chủ thực sự vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp thúc đẩy hoàn thành những cải cách xã hội ấỵ Đây là quan hệ biện chứng giữa cải cách kinh tế, xã hội với thực hiện dân chủ.
Cải cách kinh tế, xã hội để thực hiện dân chủ thực sự gắn liền với cải cách chính trị, thay đổi cơ chế, sửa đổi chính sách, hồn chỉnh luật pháp nhằm giải phóng sức sản xuất xã hội nói chung và sức dân nói riêng, làm cho sản xuất phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, đời sống văn hố, tinh thần được cải thiện, từ đó dân chủ có đủ điều kiện phát triển. Vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao chính là chỉ báo, là dấu hiệu và chất lượng của dân chủ.
Như vậy, cải cách kinh tế, xã hội nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện dân chủ thực sự tiến hành song trùng trùng tiến trình xây dựng và hồn thiện nền dân chủ xã hộ chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời giữa lúc sự nghiệp xây dựng nền dân chủ xã hộ chủ nghĩa ở Việt Nam, khởi đầu từ Cáng mạng tháng Tám năm
1945, đang được triển khaị Công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đang ở giai đoạn quyết liệt. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng chưa hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Hồ Chí Minh chưa có điều kiện tổng kết kinh nghiệm xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Nhưng Người đã để lại cho chúng ta một hệ luận điểm và giải pháp nhằm thực hiện dân chủ thực sự ở Việt Nam từ khi chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 2-9-1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đờị Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam bắt tay vào xây dựng nước Việt nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và phồn vinh. Nhưng chỉ ba tuần sau, nước Việt nam độc lập còn non trẻ đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược mới của thực dân Pháp và tiếp theo là của đế quốc Mỹ kéo dài suốt 30 năm. Song, dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã khơng ngăn được tiến trình dân chủ hố theo hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nó đã làm chậm tiến trình, gây thêm khó khăn, phức tạp cho q trình dân chủ hố, song tiến trình đó vẫn được triển khai với những tìm tịi, sáng tạo cùng với những thành tựu và vấp váp khó tránh khỏị
Đặc điểm và điều kiện lịch sử vừa nêu tự nó đã phân định q trình dân chủ hố ở nước ta trước đổi mới định hướng xã hội chủ nghĩa thành hai thời kỳ rõ rệt: thời kỳ vừa kháng chiến (chống Pháp và chống Mỹ) vừa kiến quốc theo con đường tư dân chủ nhân dân đi dần lên dân chủ xã hội chủ nghĩa (từ 9-1945 đến 4-1975) và thời kỳ đất nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa cho đến trước đổi mới (1975-1985).
2.1.2.Thực hiện dân chủ nhân dân trong điều kiện đất nước có chiến tranh (từ 9-1945 đến 4-1975)
Đất nước có chiến tranh, nên việc tiến hành cải cách kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng như việc mở rộng dân chủ cho nhân nhân dân tất nhiên cónhiều hạn chế. Nhiều ý tưởng tốt đẹp của Hồ Chí Minh
khó thực hiện thậm chí chưa thực hiện được. Song, chiến tranh lại là một thử thách lớn lao đối với một chế độ xã hộị Nó kiểm chứng sự vững vàng về chính trị, năng lực tổ chức, điều hành của nhà nước dân chủ nhân dân trong việc phát huy, sử dụng nhân tài vật lực của đất nước, đồng thời cũng kiểm tra ln lịng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý thức làm chủ đất nước và sự thông minh sáng tạo của người dân.
Thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta đã minh chứng hùng hồn cho sức mạnh và tính ưu việt của chế độ dân chủ nhân dân mà Hồ Chí Minh là người xây nền đắp móng, người chỉ đạo và người cha tinh thần của chế độ đó. Nó cũng chứng minh cho sự thành công của các cải cách kinh tế, xã hội theo hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã lựa chọn.
Việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong điều kiện chiến tranh tuy chưa thật toàn diện và việc thực hành dân chủ trong nhân dân tuy chưa thật rộng rãi, nhưng đã thực hiện được phương châm là đi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, đã đảm bảo được những yêu cầu cơ bản là; xác lập được quyền dân chủ của người dân, từng bước bảo dảm dân sinh, nâng cao dân trí, đặc biệt đã bảo vệ thành cơng độc lập, tự do của đất nước.
2.1.2.1.Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, xác lập quyền dân chủ, thực hiện dân quyền
Quyền dân chủ với ý nghĩa đầy đủ của nó là quyền làm chủ của con người trong hoạt động sống của họ trong xã hộị Trong một nhà nước, quyền mang tính pháp lý, quyền dân chủ được thừa nhận trong pháp luật và được luật pháp của quốc gia bảo vệ, bao gồm quyền con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền). Ở nước ta, quyền dân chủ được xác lập từ năm 1945 khi Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân đan làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Quyền tự do dân chủ của con người được Hồ Chí Minh đề cập ở nhiều nội dung, nhiều khía cạnh. Người khơng chỉ đề cập quyền con người nói chung mà cịn là quyền của những con người cụ thể theo giới, theo giai cấp, theo tầng lớp xã hội, đặc biệt Người coi trọng việc pháp luật hố các quyền con người thành quyền cơng
dân. Lúc đó, con người (nhân dân) khơng chỉ là cơng dân chính trị mà là cơng dân xã hội dân chủ, xã hội công dân. Người từng nói; nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác là vấn đề ở đời và làm người.
Tư tưởng về một nền lập pháp vì con người có ở Hồ Chí Minh ngay từ năm 1919 trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Tư tưởng đó được Người trình
bày rõ trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Hồ Chí Minh đề nghị phải sớm xây dựng một hiến pháp dân chủ. Người ký Sắc lệnh số 34 ngày 20-9-1945 thành lập Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp gồm bảy người do Hồ Chí Minh làm trưởng ban.
Ngày 6-1-1946 tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam theo chế độ phổ thông đầu phiếụ Ngày 2-3-1946 Quốc hội họp thành lập Chính phủ và các cơ quan quyền lực nhà nước khác. Ngày 9-11-1946 Quốc hội khoá I nước Việt Nam đã thông qua bản dự thảo Hiến pháp do Uỷ ban soạn thảo trình (sau khi đã chỉnh lý theo trưng cầu dân ý từ tháng 5 năm 1946) được gọi là Hiến pháp 1946.
Hiến pháp 1946 đã chú trọng xác định quyền và nghĩa vụ của công dân và đặt nó ở vị trí thoả đáng (chương II). Việc bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân là một trong ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp 1946. Với bản hiến pháp này, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, những người dân nô lệ trước đây thực sự trở thành người chủ đất nước, được bảo đảm các quyền tự do dân chủ như; quyền bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ; bình đẳng của cơng dân về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hố; quyền tham gia chính quyền và cơng việc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh; quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở, thư tín; quyền tư hữu tài sản. Xét trên phương diện quyền con người thì đạo luật cơ bản này đã tuyên bố những quyền cơ bản nhất và chỉ cho phép bắt bớ, giam cầm cơng dân khi có lệnh (quyết định) của tư pháp.
Hiến pháp 1946 quy định công dân Việt nam đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí, mất cơng quyền. Những
người từ 21 tuổi trở lên (phải có quyền bầu cử, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ) có quyền ứng cử vào các cơ quan đại diện Nhà nước theo nguyên tắc phổ thơng, trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Cùng với quyền bầu cử và ứng cử, cơng dân cịn có quyền bãi miễn những đại biểu do mình đã bầu ra khi họ khơng cịn đủ uy tín, có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những cơng việc có quan hệ đến vận mệnh quốc giạ
Các bản hiến pháp của Việt Nam đều xác định địa vị cao nhất là dân. Hiến pháp 1946 ghi: “Tất cả quyền bính thuộc về nhân dân”, Hiến pháp 1959 và 1980 ghi: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”, Hiến pháp 1992 ghi chính xác hơn: “Tất cả quyền lực nhà nước thộc về nhân dân”.Trong các bản hiến pháp trên đều điều khoản ghi rõ việc dân bầu và bãi miễn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và nhân dân có quyền phúc quyết về những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, tức là ghi nhận hình thức dân chủ trực tiếp của nhân dân.
Hiến pháp cũng long trọng tuyên bố tính nhân dân của quyền lực nhà nước và tất cả các bản hiến pháp Việt Nam đều nhất quán trong việc lựa chọn con đường
thực hiện quyền lực của nhân dân, đó là “nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước
thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân” là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất củanhan dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội bầu ra các cơ quan hành pháp và tư pháp, và các cơ quan này phải báo cáo hoạt động và chịu trách nhiệm trước Quốc hộị Như vậy, hệ thống cơ quan nhà nước của ta được tổ chức theo cơ chế tập quyền. Dân làm
chủ nhà nước thông qua cơ quan đại diện và được gọi là chế độ dân chủ gián tiếp, ngày nay gọi là dân chủ đại diện.
Chúng ta khơng thấy Hồ Chí Minh nói hay viết về tam quyền phân lập trong nhà nước, nhưng qua cách tổ chức các cơ quan quyền lực cũng thấy được tư tưởng của Người về sự phân công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. Theo Hồ Chí Minh, quyền lực nhà nước là thống nhất, là quyền lực tối cao của nhân dân, Nhân dân uỷ thác cho các cơ quan nhà nước phối hợp thực hiện các mặt, các mảng của quyền lực nhà nước; lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Trong đó, Quốc hội
(nghị viện) là cơ quan đại biểu, cơ quan quyền lực cao nhất có chức năng lập hiến và lập pháp. Chính phủ và các cơ quan điều hành trực thuộc chính phủ làcơ quan hành pháp (hành chính và chấp hành cơ quan quyền lực) chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực, hoạt động theo đúng chức năng thẩm quyền của mình. Các cơ quan tồ án độc lập với các cơ quan nhà nước khác và tiến hành công tác xét xử theo luật pháp. Cần nói rõ rằng, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước ta nhưng quyền lực không phải là tuyệt đốị Quyền lực trong cơ quan lập pháp phải phù hợp với các nguyên tác của pháp luật, của hiến pháp. Đồng thời quyền lực đó chịu sự kiểm sốt của nhân dân thơng qua chế độ bầu cử và chế định chất vấn đại biểụ Bản thân Hồ Chí Minh cũng đã trả lời chất vấn ngay từ kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa Ị
Trong hồn cảnh cụ thể của đất nước lúc bấy giờ, Hiến pháp 1946 chưa có chương về chế độ kinh tế nhưng đã khẳng định “quyền tư hữu tài sản của công dân vẫn được bảo đảm”. Vấn đề sở hữu vừa là phạm trù kinh tế vừa là phạm trù pháp luật, việc giải quyết đúng hay khơng đúng vấn đề sở hữu về tính pháp lý của nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế đất nước, đến quyền dân chủ của nhân dân.
Dù ra đời trong hồn cảnh hết sức khó khăn, thậm chí chưa cóđiều kiện cơng bố trước quốc dân, nhưng Hiến pháp 1946 đã long trọng ghi nhận những giá trị cơ bản nhất và quyền dân chủ cao nhất của nhân dân đó là quyền được sống tự do trong một quốc gia độc lập, có chủ quyền.