Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố tạo cơ sở kinh tế kỹ thuật cho quá trình

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của hồ chí minh (Trang 139 - 142)

mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố tạo cơ sở kinh tế - kỹ thuật cho q trình hồn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ hố khơng phải cứ thành tâm, thiện ý là thực hiện được. Q trình dân chủ hố gắn liền với q trình đẩy mạnh sản xuất, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Kinh tế là cơ sở của chính trị, cũng là cơ sở của dân chủ. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hố, đơ thị hố... chính là xây dựng tiền đề vật chất cho dân chủ, Theo Lê-nin; “Bất cứ nền dân chủ nào, xét đến cùng,... đều do các quan hệ sản xuất trong một xã hội nhất định quyết định” [52, tr. 345]. Hồ Chí Minh cũng thường nói: Kinh tế là hạ

tầng cơ sỏ, kinh tế phải đi trước,... “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự” [77, tr. 323]. Như vậy, Người đã nói đến mối quan hệ giữa kinh tế và dân chủ. Kinh tế tự nó mở đường đi lên và khi kinh tế đã có những biến đổi rõ rệt thì, theo quy luật, chính trị và dân chủ cũng biến đổi theọ Q trình dân chủ hố ở nước ta gắn liền với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩạ Về nguyên tắc, dân chủ xã hội chủ nghĩa của ta được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếụ Nhưng nếu trước đổi mới, người dân cơ bản mới được làm chủ “sở hữu toàn dân” và “sở hữu tập thể”, nghĩa là dân làm chủ gián tiếp tư liệu sản xuất thông qua nhà nước và

các ban chủ nhiệm hợp tác xã. Ngày nay người dân vừa gián tiếp làm chủ hữu

chung, vừa làm chủ trực tiếp “sở hữu riêng” của mình thơng qua nhiều hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh như kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế cổ phần (hợp tác), kinh tế tư bản nhà nước,... Nói cách khác, ngày nay người lao động và người chủ sở hữu đã thống nhất làm một, họ vừa được hưởng phân phối theo lao

động vừa được hưởng phân phối theo vốn đầu tư (theo cổ phần). Chính ở đây,

quyền làm chủ của người lao động được xác lập trên quan niệm mới về sở hữu, đó mới thực sự là cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩạ

Từ đây, trên địa vị làm chủ mới, người dân “được tự do làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”, được phép sản xuất, kinh doanh, làm giàu, đồng thời làm nghĩa vụ với xã hội và đất nước, trong khuôn khổ của pháp luật và theo nhu cầu của thị trường. Trong cơ chế mới, họ được tự do phát huy tính chủ động, sáng

tạo, khơng ỷ lại, trông chờ vào bất cứ sự ban phát nào; trái lại, bằng sự thành đạt và những đóng góp cho quốc kế dân sinh mà khẳng định phẩm chất cá nhân và địa vị xã hội của mình.

Thành tựu đất nước qua 15 năm đổi mới kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã cho thấy: từ dân chủ về kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến về dân chủ trong chính trị; đời sống xã hội, văn hoá, tinh thần của nhân dân ta đã trở nên cởi mở, thơng thống hơn; ý thức làm chủ và tinh thần đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Đại hội Đảng lần IX khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr. 86].

Đây là một đảm bảo cho sự phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta theo hướng đã được mở ra từ Đại hội VỊ

Mặt khác, quá trình dân chủ hó chỉ có thể đạt được kết quả vững chắc trên nền tảng vật chất- kỹ thuật cao của chủ nghĩa xã hội, vì vậy phải đẩy mạnh một

bước cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn,

kém phát triển, từng bước đi đến phồn vinh. Hồ Chí Minh đã từng nói: lãnh đạo một nước mà để cho dân mình nghèo đói, lạc hậu, thiệt thịi trong việc hưởng hạnh phúc con người, cũng là mất dân chủ. Trên ý nghĩa ấy, dân chủ một cách thiết thực là “xố đói, giảm nghèo”, trước hết cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa ; vì đói nghèo, lạc hậu thì sẽ đứng ngồi chính trị, đứng ngồi dân chủ.

Vì vậy, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá như Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ, sẽ tạo ra những điều kiện để :

Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả phát triển, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức thực hiện dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giữ gìn và phát triển nền văn hó dân tộc, đẩy

lùi các tệ nạn xã hộị Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, ở, mặc, đi lại, phòng và chữa bệnh, học tập, làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn

hố. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xố đói giảm nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khaỏng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hố, xã hộị Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới, sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt chăm lo sự phát triển và tiến bộ của trẻ em [30, tr. 163].

Tóm lại, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa tạo ra nền tảng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội, vừa tạo tiền đề vật chất để hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước tạ

3.2.4. Nâng cao dân trí, phát triển ý thức cơng dân và năng lực thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa cho cán bộ và nhân dân

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của hồ chí minh (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)