Trịnh Thị Thu Thảo (2015), Pháp luậtvề giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thươngmại điệntử ở ViệtNam, Luận văn Thạc sĩ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. (Trang 170 - 172)

các trung gian thanh tốn có thể phải gánh chịu những rủi ro khi tốc độ thay đổi về công nghệ ngày càng nhanh chóng và khơng phải khách hàng nào cũng có điều kiện và khả năng để tự mình cập nhật sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin.

3.2.5. Hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

- Thứ nhất, về quyền tác giả.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được hồn thành mà khơng cần tác phẩm đó đã cơng bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Điều này đã tạo ra rủi ro lớn cho các tác giả khi Việt Nam chưa có các quy định hữu hiệu của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả trong thương mại điện tử. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng đối với các tác phẩm được số hóa. Chính vì vậy, Việt Nam cần có các quy định cụ thể để bảo vệ có hiệu quả quyền tác giả trong hoạt động thương mại điện tử, chẳng hạn như quyền tác giả đối với giao diện của các trang web thương mại điện tử. Các quy định của pháp luật Việt Nam cần thường xuyên cập nhật để phù hợp với xu thế phát triển cơng nghệ trên thế giới, ví dụ: cơng nghệ Blockchain xuất hiện từ năm 2009 – 2010 trên thế giới và hiện nay được nhiều nước sử dụng nhằm bảo vệ quyền tác giả trong mơi trường Internet nói chung và trong thương mại điện tử nói riêng nhưng Việt Nam hồn tồn vẫn chưa có các quy định về vấn đề này. Riêng đối với giao diện của các trang web thương mại điện tử thì pháp luật Việt Nam cần quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền tác giả đối với trang web thương mại điện tử tương tự như việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vì giao diện của các trang web thương mại điện tử cũng cóthể được thể hiện bởi các đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích và điều này hồn tồn phù hợp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Thứ hai, về tên miền.

Trong thương mại điện tử thì tên miền cũng như tên thương mại, nhãn hiệu trong thương mại truyền thống là đều dùng để phân biệt sản phẩn hoặc chủ thể kinh doanh này với sản phẩm hoặc chủ thể kinh doanh khác. Trong Luật Sở hữu trí tuệ, nếu tên thương mại, nhãn hiệu là đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp thì tên miền khơng phải là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mà chỉ được quy định là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Góc độ khác, theo quy định của Thông tư số 24/2015/TT-BTTT ngày 18/08/2015 của Bộ Thơng tin và Truyền thơng thì tên miền Việt Nam (.vn) là tài ngun quốc gia. Trong khi đó, theo thơng lệ quốc tế thì tài ngun quốc gia khơng thuộc đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, có thể thấy các quy định của pháp luật Việt Nam về tên miền chưa có sự phù hợp về nội dung quy định cũng như cách tiếp cận. Điều này sẽ tạo ra những hạn chế khi giải quyết các tranh chấp khi tên miền giống với nhãn hiệu hoặc tên thương mại. Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam cần có các quy định cụ thể để bảo đảm sự phù hợp và thống nhất liên quan đến tên miền nhằm tạo điều kiện cho thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

3.2.6. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

- Thứ nhất, bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

Để có thể bảo vệ hữu hiệu thơng tin cá nhân của người tiêu dùng trên mơi trường mạng thì trước hết phải có cơ sở pháp lý rõ ràng và thống nhất. Hiện nay, vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân trong các văn bản luật khác nhau được quy định không thống nhất. Đề cập đến thơng tin cá nhân có văn bản dùng "thơng tin

riêng" hoặc "bí mật đời tư" trong Bộ luật Dân sự; "thông tin về bí mật đời tư"

trong Luật Giao dịch điện tử; "thông tin của người tiêu dùng" trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng....208. Vì các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau lại sử dụng các khái niệm khác nhau nên không tạo ra sự thống nhất và gây khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn. Hiện nay, các văn bản pháp luật có quy định

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. (Trang 170 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w