PGS.TS Dương Thị Liễu, chủ biên (1), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. (Trang 158 - 161)

giới. Do đó, văn hóa kinh doanh là một yếu tố ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật nói chung và pháp luật thương mại điện tử nói riêng. Ngồi ra, văn hóa và pháp luật là hai yếu tố cấu thành của kiến trúc thượng tầng, do đó văn hóa và pháp luật ln có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy, việc phân tích yếu tố văn hóa kinh doanh để làm định hướng cho cơng tác hồn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam là việc làm cần thiết.

Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam đã có lịch sử phát triển tương đối lâu dài. Trong suốt q trình phát triển, văn hóa kinh doanh ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn với những biến cố thăng trầm về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Có thể khái quát lịch sử văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thành các giai đoạn chính như sau:

- Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thời kỳ phong kiến. Chế độ phong kiến ở

Việt Nam đã tồn tại trong một thời gian dài, chính vì vậy, những đặc điểm kinh tế - xã hội đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, với nền kinh tế tự cung, tự cấp trong phạm vi của lũy tre làng; đồng thời do tư tưởng “trọng nông, ức thương” nên hoạt động kinh doanh không được khuyến khích phát triển. Điều này đã làm cho văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thời kỳ phong kiến rất mờ nhạt và chỉ được thể hiện thông qua hoạt động mua bán ở chợ quê. Mặc dù mờ nhạt, nhưng Việt Nam vẫn có văn hóa kinh doanh truyền thống. Trên thực tế,những truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam như trọng chữ tín, thái độ hịa nhã, mềm dẻo, linh hoạt... đã được vận dụng trong hoạt động kinh doanh.

- Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã có những

biến đổi lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, kinh doanh trở thành một ngành độc lập không phụ thuộc vào nông nghiệp. Bước đầu, Việt Nam đã có các sản phẩm mang tính thương mại và bắt đầu kinh doanh với nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vẫn chủ yếu thực hiện qua các chợ làng, những hoạt động kinh doanh lớn của người Việt Nam trên phạm vi vùng, miền không nhiều.

Đa số các hoạt động kinh doanh quy mô lớn đều do các thương nhân người Hoa thực hiện. Trong thời kỳ Pháp thuộc đã có sự chuyển biến tích cực trong văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Các doanh nhân Việt Nam đã biết chọn lọc những yếu tố văn hóa dân tộc, tình nghĩa đồng bào để vận dụng trong hoạt động kinh doanh. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, văn hóa kinh doanh ở Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ với tinh thần yêu nước, nhiều doanh nhân Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh với mục đích làm giàu để cứu nước.

- Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Thời kỳ này, Việt

Nam bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc đã được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam bị Mỹ chiếm đóng và bị chi phối bởi chế độ thực dân mới. Do vậy, văn hóa kinh doanh ở hai miền phát triển theo hai chiều hướng khác nhau. Văn hóa kinh doanh ở miền Bắc, giai đoạn này ở miền Bắc không thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, hầu hết các hoạt động kinh tế đều do nhà nước quản lý và khơng nhằm mục đích sinh lời. Văn hóa kinh doanh trong giai đoạn này chỉ được thể hiện thông qua sự nhiệt tình, hăng hái lao động với tinh thần phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thể hiện lịng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.Văn hóa kinh doanh ở miền Nam, do sớm được tiếp cận với hoạt động kinh doanh của phương Tây nên người miền Nam nhạy bén, năng động với thị trường; chú trọng đến văn hóa kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn người miền Bắc. Các yếu tố của kinh tế thị trường như quan hệ cung – cầu, cạnh tranh, giá cả... cũng đã được các thương nhân ở miền Nam tiếp cận từ giai đoạn này.

- Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam giai đoạn 1975-1986. Trong giai đoạn

này, do cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước mà hoạt động kinh tế vẫn chủ yếu do nhà nước quản lý. Do vậy, văn hóa kinh doanh ở Việt Nam giai đoạn này khơng được nổi trội, chưa có sự gắn kết để tạo thành xu thế chung.

- Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong quá trình đổi mới. Từ năm 1986,

Việt Nam đã đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, kiên quyết chuyển nền kinh tế từ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự

quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, thương nhân ở Việt Nam dần dần được tôn trọng và đánh giá cao. Đồng thời, văn hóa kinh doanh ở Việt Nam cũng bắt đầu được các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có các biểu hiện khác nhau.

Sự chi phối của văn hóa kinh doanh đến cơng tác tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là cơ sở thực tiễn để khẳng định văn hóa kinh doanh có sự tác động đến pháp luật nói chung và pháp luật thương mại điện tử nói riêng. Vấn đề này đặt ra yêu cầu của cơng tác hồn thiện pháp luật thương mại điện tử là các quy định của pháp luật thương mại điện tử vừa phải phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa kinh doanh nhưng đồng thời cũng phải tuân thủ các nguyên tắc, các quy luật của cơ chế thị trường.

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải quan tâm các yếu tố chi phối đến pháp luật thương mại điện tử

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng giống với pháp luật thương mại truyền thống như: sự phát triển của kinh tế - xã hội; chế độ chính trị; tập qn, thói quen thương mại... thì pháp luật thương mại điện tử cịn bị chi phối bởi các yếu tố sau:

3.1.3.1. Quyền tự do hợp đồng:

Trong nền kinh tế thị trường, do được thiết lập trên nền tảng pháp lý của quyền tự do kinh doanh, quan hệ thương mại và đầu tư có phương thức hình thành chủ yếuthơng qua các quan hệ hợp đồng202. Hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng đều có bản chất là sự tự do, tự nguyện bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên chủ thể đối với nhau. Một trong các quyền của các bên chủ thể trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng là quyền thỏa thuận và thống nhất về hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Về vấn đề

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w