nghĩa vụ của người bán phải có nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại nói chung và trong thương mại điện tử nói riêng. Tuy nhiên, các quy định còn khá chung chung và chưa thực sự bảo vệ được thơng tin của người tiêu dùng trên thực tế. Chính vì vậy, cần thiết phải có các quy định cụ thể của pháp luật đối với người bán hàng trong các giao dịch thương mại điện tử để bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như: điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ - viễn thông; điều kiện về nhân sự vận hành hệ thống kỹ thuật; điều kiện về công nghệ áp dụng; điều kiện về quy chế vận hành... Các điều kiện này được áp dụng đối với tất cả những người bán hàng có ứng dụng thương mại điện tử. Bên cạnh việc quy định các điều kiện mà người bán hàng có ứng dụng thương mại điện tử phải áp dụng thì pháp luật Việt Nam cũng cần bổ sung các chế tài cần thiết để xử lý hành vi làm lộ thơng tin của người tiêu dùng vì hiện nay pháp luật Việt Nam mới chỉ có chế tài về hành vi đánh cắp, tiếp cận, thay đổi, phá hủy thông tin trái phép. Để bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của người tiêu dùng và làm lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì các chế tài đối với hành vi làm lộ thông tin người tiêu dùng phải đủ sức răn đe đối với các cá nhân, tổ chức vô ý hoặc cố ý làm lộ thông tin của người tiêu dùng.
- Thứ hai, bổ sung các dữ liệu thuộc về thông tin của người tiêu dùng.
Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay có ngày càng nhiều điện thoại di động, ứng dụng sử dụng các dữ liệu về khn mặt, vân tay, mống mắt... để đóng vai trị làm dữ liệu bảo mật (mở ứng dụng, mở thiết bị, xác thực giao dịch...). Trong khi đó pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này. Đối với các giao dịch thương mại điện tử, các dữ liệu về nhận dạng khuôn mặt, vân tay, mống mắt cịn “nhạy cảm” hơn nhiều so với các thơng tin như tên, tuổi, địa chỉ... Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần sớm có các quy định cụ thể đối với các dữ liệu nêu trên nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam đã có các quy định209 được đánh giá là biện pháp mạnh để chống lại hiện tượng tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể về các vấn đề sau: (1) Cần quy định rõ quy định về tin nhắn rác được áp dụng đối với tin nhắn thông qua mạng viễn thông và tin nhắn thông qua mạng xã hội như zalo, viber, facebook. nhằm bảo vệ chặt chẽ quyền lợi
của người tiêu dùng đồng thời tạo cơ sở rõ ràng cho công tác quản lý tin nhắn rác; (2) Quy định về bộ tiêu chí nhằm nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác để người tiêu dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng nhận diện được. Đồng thời đây cũng là căn cứ để tiến hành quản lý đối với các cá nhân, tổ chức gửi tin nhắn rắc, thư điện tử rác hoặc thực hiện cuộc gọi rác; (3) Cần quy định rõ việc đồng ý trước của người sử dụng chỉ được áp dụng cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp mà người sử dụng đã đồng ý chứ không áp dụng đối với tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Việc quy định cụ thể về vấn đề này là cần thiết vì hiện nay, đại đa số các doanh nghiệp là kinh doanh nhiều loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác nhau nêu nếu khơng có sự quy định cụ thể thì sẽ ảnh hưởng đến người sử dụng khi phải nhận các tin nhắn, thư điện tử hoặc cuộc gọi về những sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình khơng mong muốn; (4) Cần quy định rõ khoảng thời gian hợp lý để người quảng cáo kiểm tra danh sách không quảng cáo để bảo vệ quyền lợi của người quảng cáo. Tránh tình trạng người quảng cáo bị phạt “oan” khi người sử dụng vừa cập nhật lên danh sách không quảng cáo lại nhận được tin nhắn quảng cáo ngay sau đó. (5) Cần có quy định rõ về tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Quy địnhnày nhằm xử lý tình huống người quảng cáo chỉ soạn một tin nhắn nhưng do nội dung dài nên người sử dụng lại nhận được nhiều hơn một tin nhắn.
- Thứ tư, về việc cung cấp thông tin đối với hàng hóa trong
thương mại điện tử.