Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀPHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Những vấn đề lý luận về thương mại điện tử

1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử

Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, thế giới đang chứng kiến một sự chuyển biến to lớn của nhân loại khi Internet bùng nổ và trở thành một trong những nền tảng quan trọng trong mọi hoạt động của xã hội. Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập sâu, hỗ trợ mạnh mẽ cho q trình tồn cầu hố. Trong lĩnh vực thương mại, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong các giao dịch đã làm nảy sinh một phương thức kinh doanh mới. Có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử như: “Thương mại trực tuyến” (Online-Trade), “Thương mại điều khiển học” (Cyber-Trade), “Kinh doanh điện tử” (Electronic-Business) nhưng phổ biến nhất vẫn là thuật ngữ “Thương mại điện tử” (Electronic-Commerce).

Với vai trò là một hiện tượng kinh tế - xã hội, là sản phẩm của sự phát triển khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin, thương mại điện tử là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: kinh tế, công nghệ thông tin và pháp lý. Ở góc độ khoa học pháp lý, thương mại điện tử là một khái niệm pháp lý cơ bản của hệ thống pháp luật thương mại điện tử. Chính vì vậy, việc làm sáng tỏ khái niệm thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử.

Hiện nay, khi nói đến thương mại điện tử nhiều người sẽ có liên hệ ngay đến các hoạt động thương mại trên cơ sở sử dụng Internet và cho rằng thương mại điện tử gắn liền với Internet. Tuy nhiên, trên thực tế có các quan điểm khác nhau về thương mại điện tử là: Thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng và thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp.

1.1.1.1. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng

Theo Luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (Uncitral): “Luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại

thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại”14. Trong đó, “Thơng điệp dữ liệu là thơng tin được tạo ra, gửi đi,

tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự và bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax”15. Bên cạnh đó, trong Luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế cũng đã giải thích cụ thể về thuật ngữ thương mại, theo đó “thương mại” bao gồm các vấn đề phát sinh từ bất kỳ các giao dịch có tính chất thương mại, cho dù có hợp đồng hay khơng. Các quan hệ có tính chất thương mại bao gồm nhưng khơng giới hạn ở các giao dịch sau: bất kỳ giao dịch thương mại nào để cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; phân phối; đại diện thương mại hoặc đại lý; thanh tốn; cho th; xây dựng cơng trình; tư vấn; kỹ thuật; đầu tư; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc nhượng quyền; liên doanh và các hình thức kinh doanh khác; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng đường hàng khơng, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ16. Như vậy, nếu căn cứ vào các quy định trong Luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế thì có thể thấy rằng thương mại điện tử là bất kỳ hoạt động có tính chất thương mại được thực hiện thơng qua các phương tiện điện tử, bao gồm nhưng khơng chỉ giới hạn thơng qua Internet. Ngồi ra, có một số tác giả trong các cơng trình nghiên cứu của mình có tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa rộng:

- Thương mại điện tử được hiểu là các giao dịch thương thương mại dựa trên các công cụ điện tử để truyền dữ liệu trong các mạng lưới thông tin liên lạc, chẳng hạn như Internet hoặc hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua các

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w