Section of the Digital Signature Act 1997 of Malaysia.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. (Trang 115 - 117)

với cơ quan chứng thực cung cấp chứng chỉ số và cặp khoá dùng trong nội bộ (phải được sự đồng ý của Bộ trưởng), các trường hợp khác đều phải tuân thủ các quy định trong Luật Chữ ký số. Như vậy, khác với Trung Quốc, Malaysia bắt buộc các bên tham gia giao dịch điện tử phải sử dụng chữ. Trong cả luật Chữ ký điện tử và luật Chữ ký số của Hàn Quốc cũng không có bất kỳ một quy định nào về nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số. Việc không quy định về nguyên tăc sử dụng chữ ký trong luật có thể gây ra những tranh chấp không cần thiết trong quá trình các bên thực hiện giao dịch điện tử.

Tóm lại, về nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trong giao dịch

điện tử thì giữa các nước có sự quy định rất khác nhau. Có nước quy định trong quá trình thực hiện các giao dịch điện tử thì các bên liên quan có thể thoả thuận với nhau là sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử, chẳng hạn như Trung Quốc, Singapore. Bên cạnh các nước quy định việc sử dụng hay không sử dụng chữ ký là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên thì còn có nước quy định bắt buộc phải sử dụng chữ ký trong giao dịch điện tử, chẳng hạn như Malaysia. Ngoài hai cách quy định ở trên có nước lại không có bất kỳ một quy định nào bắt buộc các bên tham gia giao dịch điện tử phải áp dụng chữ ký điện tử, chữ ký số nhưng cũng không có quy định nào cho phép các bên thoả thuận sử dụng hay không sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trong giao dịch điện tử, chẳng hạn như Hàn Quốc.

2.2.1.4. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Theo xu thế chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay, pháp luật của Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Theo luật giao dịch điện tử của Việt Nam, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện sau đây: (1) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu. (2) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của

cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực104. Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam đã thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như chữ ký tay. Tuy nhiên chữ ký điện tử ở Việt Nam vẫn có giá trị pháp lý mặc dù chữ ký này không được chứng thực miễn là nó thoả mãn hai điều kiện được quy định tại Điều 24 Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Pháp luật chỉ bắt buộc chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức mới phải chứng thực.

Nếu như trong phần quy định về nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số có sự khác biệt rất lớn giữa các nước thậm chí trái ngược nhau hoặc không có quy định. Thì ngược lại, vấn đề giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chữ ký số lại được tất các các nước quy định và các quy định này đều đồng nhất với nhau là thừa nhận chữ ký điện tử, chữ ký số an toàn, tin cậy có giá trị pháp lý như chữ ký tay, con dấu hay các ký hiệu truyền thống khác: Theo luật Chữ ký điện tử của Trung Quốc, chữ ký điện tử tin cậy có hiệu lực pháp luật ngang bằng với chữ ký viết tay hoặc con dấu105. Theo luật Chữ ký số của Malaysia, tài liệu được ký bằng chữ ký số phù hợp với luật này sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc như tài liệu được ký bằng chữ ký tay, điểm chỉ hoặc bất kỳ ký hiệu nào khác106. Theo luật Giao dịch điện tử của Singapore, khi luật yêu cầu phải có chữ ký hoặc quy định hậu quả nếu một tài liệu không được ký thì chữ ký điện tử đáp ứng yêu cầu đó107. Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, khi chữ ký hoặc chữ ký – con dấu được yêu cầu trong văn bản điện tử hoặc trên giấy tờ bởi các luật khác, thì yêu cầu đó sẽ phù hợp nếu chữ ký điện tử được công nhận được gắn vào tài liệu điện tử108. Trong trường hợp chữ ký, chữ ký và con dấu, hoặc tên và con dấu được quy định trong các luật khác và các văn bản dưới luật đòi hỏi gắn liền với tài liệu trên giấy, nó sẽ được coi rằng thoả mãn những yêu cầu đó nếu chữ ký số được chứng thực gắn

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w