Thông qua Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên trang web phong phú hơn nhiều và thường xuyên được cập nhật so với catalogue in ấn.
- Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp trong việc thiết lập và củng cố quan hệ với các đối tác. Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các chủ thể. Thông qua Internet các chủ thể tham gia (người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước) có thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc trực tuyến) và liên tục với nhau. Chính điều này đã làm cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại khơng có cảm giác về khoảng cách địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và quản lý được tiến hành một cách nhanh chóng, liên tục; các đối tác mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng khơng chỉ trên phạm vi của một quốc gia mà cịn trên tồn thế giới.
Bên cạnh các lợi ích như đã nêu ở trên, thương mại điện tử cịn có thể đem lại một lợi ích khác, đó là nhân viên trong các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử sẽ được giải phóng khỏi nhiều cơng việc mang tính sự vụ để có thể tập trung vào xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Chính điều này sẽ đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn và lâu dài. Như vậy, có thể thấy thương mại điện tử có một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này càng có ý nghĩa đối với một nước như Việt Nam khi mà tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới gần 90% tổng số các doanh nghiệp.
(2) Đối với người tiêu dùng
Thương mại điện tử không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà đối với người tiêu dùng thì thương mại điện tử cũng đem lại khơng ít lợi ích chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ khơng phải mất thời gian và chi phí để đi đến cửa hàng; đồng thời, phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng hơn vì có thể truy cập vào nhiều trang web, tiếp cận trực tiếp với nhiều nhà cung cấp hàng hoá khác nhau; vì bỏ qua được các khâu trung gian nên người tiêu dùng có thể mua hàng với giá rẻ nhất. Ngồi ra, thơng qua Internet người tiêu dùng cịn có nhiều cơ hội để tiếp xúc
với kho tàng văn hoá, kiến thức rộng lớn của thế giới nhằm nâng cao trình độ và cải thiện cuộc sống.
Thương mại điện tử đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng tại các vùng biệt lập, xa xơi, ít có cơ hội giao dịch, thiếu thơng tin, thiếu đối tác thì chỉ với một số trang thiết bị được kêt nối Internet và nhân sự cần thiết họ có thể dễ dàng tiếp xúc với thị trường rộng lớn trong nước cũng như ngoài nước.
(3) Đối với Nhà nước
Thương mại điện tử giúp cho các cơ quan nhà nước tinh giản bộ máy hành chính, giảm các chi phí hành chính, cơng tác báo cáo và thống kê chính xác hơn, nhanh hơn và đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, tốc độ lưu chuyển văn thư sẽ giảm nhanh từ một vài ngày như hiện nay xuống còn vài giây, điều này sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước có thể kịp thời chỉ đạo, giải quyết nhiều việc ở các vùng xa xôi.
Trong giao dịch giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp (G2B), thương mại điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp có điều kiện giao tiếp và hợp tác với nhau nhiều hơn. Các chính sách mới của các cơ quan nhà nước được đưa lên Internet sẽ nhanh chóng hướng dẫn kịp thời cho các doanh nghiệp và ngược lại các cơ quan nhà nước cũng có thể nhanh chóng nhận được những phản hồi từ phía doanh nghiệp giúp cho việc xây dựng chính sách khoa học hơn và sát với thực tiễn hơn.
Trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với người dân (G2C): Việc cơng khai đưa lên mạng các chính sách, quy định của các cơ quan nhà nước sẽ giúp cho người dân nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt được và qua đó giảm bớt được những phiền hà, tiêu cực trong bộ máy nhà nước, làm tăng thêm lòng tin của dân chúng đối với cơ quan nhà nước.
Ngồi ra hình thức giao dịch giữa Chính phủ với Chính phủ giúp cho Chính phủ các nước có thể trao đổi thơng tin với nhau một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác hơn và với chi phí ít hơn nhiều so với trước đây.
* Tính tất yếu của thương mại điện tử
rất mạnh mẽ và tiềm năng của nó là vơ cùng to lớn. Sự phát triển của thương mại điện tử được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ thương mại điện tử. Bên cạnh sự tăng trưởng của doanh thu thương mại điện tử thì sự phát triển tất yếu của thương mại điện tử trên thế giới còn được thể hiện ở tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) so với tổng doanh thu bán lẻ trên toàn thế giới. Nếu so sánh với các khu vực khác trên thế giới thì khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được coi là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) cao nhất thế giới. Ở Việt Nam, sự phát triển của thương mại điện tử cũng khơng nằm ngồi xu thế chung của thế giới và khu vực.
Thông qua các phân tích ở trên có thể nhận định, thương mại điện tử đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh. Thương mại điện tử cịn được dự đốn sẽ có những đóng góp to lớn hơn nữa đối với mọi mặt của đời sống xã hội trong tương lai khi thế giới đã bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1.1.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những ảnh hưởng đến thương mại điện tử
1.1.4.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu bằng việc phát minh ra động cơ hơi nước và sự phát triển của hệ thống đường sắt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự ra đời của điện năng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành cơng nghiệp hóa chất, dầu mỏ và sắt thép. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đánh dấu sự ra đời của hoạt động lắp ráp theo dây chuyền. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu bằng sự phát triển của chất bán dẫn, máy vi tính và Internet. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên thông tin. Hiện nay, trên thế giới đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và được di động hóa; các cảm biến điện tử ngày càng nhỏ hơn, giá thành rẻ hơn nhưng hiệu suất lại lớn hơn; trí thơng minh
nhân tạo và máy học ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hồn tồn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư: Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp cơng nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thơng minh. Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hồn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm sốt từ xa, khơng giới hạn về khơng gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.39
1.1.4.2. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thương mại điện tử
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của cơng nghệ trong các lĩnh vực chính là cơng nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Trong đó, các yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big data) đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến thương mại điện tử. Có thể kể đến những thay đổi điển hình của thương mại điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư như sau:
- Thay đổi tính chất của website: Trước đây, hoạt động thương mại điện tử được thực hiện thơng qua website tĩnh có nghĩa là những người tiêu dùng khác nhau khi truy cập vào webisite của doanh nghiệp sẽ nhận được những nội dung
tương tự nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, để thu hút khách hàng thì các doanh nghiệp thương mại điện tử phải bỏ ra nhiều cơng sức và chi phí để tìm hiểu nhu cầu, sở thích của khách hàng sau đó sẽ tổ chức thiết kế trang web của doanh nghiệp mình. Mặc dù phải bỏ ra nhiều cơng sức và chi phí nhưng khơng phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả cao vì nắm bắt nhu cầu, sở thích của khách hàng là một việc hết sức phức tạp và khó khăn. Mặt khác, các khách hàng khác nhau (thậm chí là các khách hàng cùng trong cùng một tập khách hàng) thì sở thích và nhu cầu cũng khác nhau. Hiện nay, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã sử dụng trang web động trong các hoạt động kinh doanh của mình. Trang web động là các trang web căn cứ vào những gì mà khách hàng truy cập hoặc tìm kiếm, thơng qua trí tuệ nhân tạo và phân tích dự đốn để cung cấp cho khách hàng những nội dung phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình. Việc sử dụng trang web động đã giúp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử giảm rất nhiều chi phí cho việc nghiên cứu thị trường và thiết kế trang web nhưng đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn, tăng tính tương tác của khách hàng với doanh nghiệp. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là các giao dịch thương mại điện tử thông qua trang web.
- Giao dịch thương mại điện tử thông qua mạng xã hội: Trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay cùng với việc các mạng xã hội này đã tiến hành cung cấp một số nền tảng cho hoạt động thương mại điện tử đã thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc gia tăng nhanh chóng số lượng người sử dụng mạng xã hội cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động này. Về vấn đề này, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế chung của thế giới. Theo Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI): Lượng người dùng mạng xã hội thường xuyên (active social media user) ở Việt Nam tính đến tháng 01/2020 là 65 triệu người, chiếm 67% tổng dân số. Số lượng này tăng thêm 5,7 triệu người dùng (tức 9,6%) so với thời điểm tháng 01/2019. Không những thế, người dùng mạng xã hội cũng hoạt động khá tích cực. Theo đó, thời gian trung bình một người dùng ở Việt Nam sử dụng
mạng xã hội là 2 giờ 22 phút và 89% người sử dụng Internet có tham gia hoặc đóng góp vào mạng xã hội trong thời gian một tháng gần nhất. Các nền tảng mạng xã hội hàng đầu ở Việt Nam là Facebook, Youtube, Zalo với số người dùng Internet sử dụng tương ứng là 98%, 89% và 74%. Ngoài ra, Instagram, Tiktok, Pinterest cũng đang thu hút nhiều người sử dụng, đặc biệt phổ biến hơn với thế hệ Z (nhóm sinh từ khoảng 1997 - 2010). Mạng xã hội cũng đóng vai trị khá quan trọng với công việc khi 58% người dùng Internet cho biết họ sử dụng cho mục đích cơng việc40. Xu hướng hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội ngày càng tăng cũng địi hỏi pháp luật thương mại điện tử có các quy định phù hợp với xu thế này để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể đồng thời thúc đầy hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển.
- Thanh toán di động: Khi điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và các ứng dụng thanh tốn trên điện thoại di động (ví điện tử, mobile banking..) ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì thanh tốn di động cũng được coi là xu thế tất yếu trong thương mại điện tử. Ở Việt Nam, Trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng; 123,1% về giá trị; giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 95,7% về số lượng; 181,5% về giá trị41. Xu thế thanh tốn di động cịn được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai khi các ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động ngày càng an toàn hơn, dễ sử dụng hơn. Bên cạnh đó, việc các mạng xã hội có tích hợp các dịch vụ thanh toán di động cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy xu hướng này. Bên cạnh tính tiện ích và thuận lợi thì thanh tốn di động cũng địi hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia giao dịch.
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật thương mại điện tử