a. Thành tựu
Một là, giai cấp cơng nhân tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Một trong những nội dung cốt lõi nhất về mặt chính trị mà chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ khi phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân, đó là việc giành và giữ chính quyền, thiết lập quyền thống trị của giai cấp cơng nhân đối với tồn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị là để đảm bảo vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân đối với công cuộc xây dựng xã hội mới. Như Lênin đã khẳng định, giai cấp vô sản không chỉ là lực lượng sản xuất hàng đầu, mà cịn với tư cách là lực lượng có ý thức, chủ thể của cuộc cách mạng xã hội đó. Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh, là một trong những điều kiện đảm bảo vai trị lãnh đạo cho giai cấp cơng nhân thực hiện và hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Đối với nước ta, khi thực hiện đường lối đổi mới, trong các văn kiện, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán xác định vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước và sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trong nghị quyết Trung ương bảy khóa VII (1994) đã ghi rõ: “Giai cấp công nhân với tư cách giai cấp tiên phong ở chỗ lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng xã hội mới”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng ta tiếp tục khẳng định giai cấp công nhân là “lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trị lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới” [18, tr.125]. Và trong Nghị quyết Trung ương sáu khóa X (2008), Đảng ta nhấn mạnh lại quan điểm này:
Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến;… giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng [tr.20, tr.44].
Khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đồng thời nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo và xây dựng hệ thống chính trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đề ra nguyên tắc, đường lối đổi mới hệ thống chính trị bước đầu đã thành cơng. Hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ngày càng đúng chức năng và có hiệu quả. Hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương đến địa phương được củng cố và phát triển nhất quán dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bản chất giai cấp công nhân được tăng cường. Sự vững chắc của hệ thống chính trị đã góp phần vào sự ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế ở nước ta. Có thể thấy, hệ thống chính trị ổn định, vững mạnh trước hết là sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng và quản lý có hiệu quả của Nhà nước, trong đó là có sự đóng góp thiết thực của giai cấp công nhân.
Lực lượng công nhân đã tích cực tham gia vào xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Thơng qua các hình thức đóng góp ý kiến trực tiếp trong các cuộc họp ở cơ sở, các buổi tiếp xúc cử tri, các buổi tiếp dân của đảng bộ, chính quyền địa phương; thơng qua các hình thức phát biểu ý kiến trên phương tiện thông tin đại chúng. Công nhân tham gia đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực như nạn tham ơ, tham nhũng, trù dập, tình trạng vi phạm quyền dân chủ ở cơ sở.
Đặc biệt là, công nhân bằng những lá phiếu bầu cử cử ra những đại biểu xứng đáng của mình đứng trong hàng ngũ của Đảng, của bộ máy nhà nước để xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta dân chủ, vững mạnh.
Góp phần xây dựng hệ thống chính trị, cịn biểu hiện ở việc công nhân đã tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị- xã hội, đặc biệt là trong Cơng Đồn, Đồn thanh niên. Cơng nhân hưởng ứng các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cơng nhân cịn tham gia phản biện các chính sách xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan chính quyền các cấp nhằm xây dựng hệ thống chính trị nước ta trong sạch, vững mạnh
Hai là, giai cấp cơng nhân Việt Nam là lực lượng gương mẫu góp phần thực hiện đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Công nhân khơng chỉ làm trịn nghĩa vụ của người cơng dân, mà còn là lực lượng tích cực, gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, cũng như thực hiện tốt các nghị quyết Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động ở cơ sở.
Điều này được thể hiện trước hết ở việc giai cấp công nhân thực hiện nghiêm túc, tự giác, sáng tạo đường lối đổi mới toàn diện đất nước do
Đảng và Nhà nước ta khởi xướng từ Đại hội VI; đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đường lối mở cửa, hội nhập; các chính sách pháp luật, mà trước hết là Luật Lao động, Luật Cơng đồn, các luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người cơng nhân, người lao động; tích cực hưởng ứng lời kêu gọi sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật… Bằng những hoạt động thực tiễn, cụ thể, thiết thực, lực lượng cơng nhân đã góp phần quyết định tạo nên những thành tựu của công cuộc đổi mới. Đồng thời, những hoạt động đó có tác động lan truyền tới các giai tầng khác trong xã hội đối với việc thực hiện đường lối của Đảng, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Không chỉ là lực lượng đi đầu, gương mẫu thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giai cấp cơng nhân cịn là lực lượng tích cực tham gia, đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các chế độ chính sách, pháp luật của Trung ương cũng như việc tham gia xây dựng các nội quy, quy chế ở cơ sở. Đó là: Ở cấp Trung ương, giai cấp công nhân thông qua tổ chức Cơng đồn tham gia soạn thảo các văn bản pháp luật, các chính sách về chế độ lao động và bảo hộ lao động, việc làm, về tiền lương, về bảo hiểm xã hội đối với người lao động, luật về nhà ở, về bảo hiểm y tế… Ở cấp cơ sở, tham gia, đóng góp ý kiến vào xây dựng phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện quy chế dân chủ cơ sở… Nhờ đó, những chính sách, văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước không ngừng được bổ xung, hồn thiện, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa tập thể, giai cấp, Nhà nước và sớm đi vào cuộc sống.
Đi đầu, gương mẫu thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của giai cấp cơng nhân cịn được thể hiện ở việc phát động, hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua, đặc biệt là trong lao động sản xuất, cải tiến
kỹ thuật, thi đua lao động vượt mức kế hoạch… Những phong trào thi đua của lực lượng cơng nhân có tác động tích cực tới các lực lượng khác trong xã hội, nhờ đó đã góp phần tạo ra năng suất lao động xã hội không ngừng được nâng lên trong thời kỳ đổi mới.
Ba là, giai cấp công nhân Việt Nam là chỗ dựa tin cậy, là cơ sở xã hội của Đảng và Nhà nước; là nơi cung cấp nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước.
Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định ở nhiều văn kiện quan trọng. Trong Hội nghị Trung ương bảy khóa VII khẳng định rằng:
Giai cấp cơng nhân phải là chỗ dựa tin cậy của Đảng, giúp đỡ, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân lao động khác khắc phục khó khăn, ra sức phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, tham gia giải quyết các công việc chung của xã hội. Giai cấp cơng nhân phải hỗ trợ, khuyến khích giới chủ doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật Nhà nước, tạo thêm nhiều việc làm, làm giàu cho mình và cho Tổ quốc, có vị trí xứng đáng trong cộng đồng dân tộc [15, tr.33-34].
Đến Văn kiện Hội nghị Trung ương sáu khóa X tiếp tục khẳng định: “Cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, giai cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị- xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước” [20, tr.45]. Tinh thần này của Đảng và Nhà nước đã được lực lượng công nhân thực hiện tích cực trong cơng cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Giai cấp công nhân Việt Nam là chỗ dựa tin cậy của Đảng và Nhà nước, được biểu hiện trước nhất trong việc giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong bối cảnh đất nước khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, đứng trước những khó khăn, thách thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…, lực lượng cơng nhân, bằng ý chí, niềm tin và sự giác ngộ
của mình, kiên định thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc đổi mới. Với lịng nhiệt tình cách mạng, sáng tạo của người cơng nhân hiện đại, lực lượng công nhân đã tiên phong, đi đầu trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhờ đó, sau hai mươi năm đổi mới nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, tạo ra cơ sở và niềm tin vững chắc cho toàn dân tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới tồn diện và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được những thành tựu to lớn hơn.
Công nhân là lực lượng kiên định trước những biến động chính trị trong và ngồi nước, trước những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn. Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, cùng với những khó khăn chồng chất về kinh tế-xã hội ở trong nước, thì sự sụp đổ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã tác động khơng nhỏ đến tâm tư, tình cảm chính trị, làm cho một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân hoang mang, dao động về mục tiêu xã hội chủ nghĩa, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng mà nhân dân ta đang xây dựng… Thêm vào đó, các thế lực phản động trong và ngồi nước tăng cường chống phá, xuyên tạc công cuộc đổi mới ở nước ta, xuyên tạc và phủ nhận mục tiêu chủ nghĩa xã hội, phủ nhận sự lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản Việt Nam… Trước những diễn biến phức tạp đó, lực lượng công nhân, với việc ý thức được vai trị, vị trí của mình đối với cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; ý thức được tầm quan trọng của cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, là lực lượng trung kiên thể hiện niêm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, vào mục tiêu và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của Đảng và Nhà nước ta, bởi trước hết giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản tham gia hoạt động trong các tổ chức Đảng, Cơng đồn, đồn Thanh niên và các tổ chức chính trị- xã hội khác. Theo số liệu:
Hiện nay, cả nước có khoảng 51.968 tổ chức cơ sở đảng và 200. 941 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với tổng số 3.2 triệu đảng viên, thì trong đó có 2.553 tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước và cơng ty cổ phần có vốn nhà nước với 233.724 đảng viên; 3.495 tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp cổ phần với 108.111 đảng viên; 588 tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp tư nhân với 8.316 đảng viên… [2, tr.11]. Với sự tham gia ngày càng đông đảo công nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong các tổ chức chính trị- xã hội, góp phần nâng cao bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng, của hệ thống chính trị. Qua đó, giai cấp cơng nhân khơng ngừng nâng cao vai trị lãnh đạo của mình đối với quần chúng nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước.
Lực lượng công nhân là động lực chính trị trong cơng cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Tuy là giai cấp chưa chiếm số đông trong xã hội, mới khoảng 9,5 triệu người, chiếm 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội, nhưng là lực lượng tiến bộ nhất, giác ngộ nhất và tin cậy nhất của Đảng và Nhà nước. Sự lớn mạnh không ngừng của giai cấp công nhân cả vể số lượng, chất lượng, tư tưởng và tổ chức là cơ sở để phát huy vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân đối với toàn xã hội. Nhất là với trình độ học vấn của cơng nhân ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện cho công nhân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo ra niềm tin vững chắc của cơng nhân vào Đảng. Từ đó gắn kết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cơng cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay.
Công nhân là lực lượng quyết định định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Xét dưới góc độ chính trị, cơng nhân là lực lượng lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản. Trên thực tế từ khi giai cấp công nhân thành lập Đảng cho đến nay, qua
hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng dân tộc đã để lại những dấu ấn lịch sử trọng đại: thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945), thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954), thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1975) và đặc biệt là thắng lợi bước đầu của hơn 20 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi một thắng lợi là một bước tiến quan trọng trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mục tiêu mà Đảng đã đề ra. Điều này cũng phù hợp với nguyện vọng của toàn thể dân tộc, phù hợp với xu thế vận động của thời đại ngày nay. Những thắng lợi đó là cơng sức chung của tồn thể dân tộc, nhưng để có được những thắng lợi đó trước hết phải có một Đảng mác xít chân chính lãnh đạo, có một đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp, biết khơi dậy sức mạnh của tồn thể dân tộc và điều này chỉ có đảng của giai cấp công nhân mới hội tụ đầy đủ những khả năng đó.
Ngồi ra, tư tưởng của giai cấp công nhân là tư tưởng chủ đạo trong đời sống sinh hoạt chính trị của quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận chính trị căn bản, cốt lõi để giáo dục toàn dân lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu chủ nghĩa xã hội, từ đó nâng