ĐỐI VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước khơng ngừng bổ xung, phát triển và hồn
thiện hệ thống chính sách pháp luật về giai cấp cơng nhân và việc thực hiện vai trị của nó trong cơng cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức; trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những chính sách pháp luật mới đến giai cấp cơng nhân, từ đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của họ. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cơng nhân. Có những chế tài xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Công đồn, các tổ chức chính trị- xã hội khác trong các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Khắc phục những hạn chế thiếu sót trong q trình hoạch định chính sách, bổ sung và xây dựng các chính sách mới, trong đó đảm bảo hài hịa giữa mục tiêu về kinh tế và mục tiêu phát triển và phát huy vai trò của giai cấp
công nhân; giữa việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển cân đối về số lượng và chất lượng giai cấp cơng nhân; giữa lợi ích của giai cấp cơng nhân với các giai tầng khác trong xã hội. Nhằm tạo ra sự phát triển toàn diện, cân đối giữa giai cấp cơng nhân và vai trị của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Có cơ chế thơng thống và hành lang pháp lý ổn định để cho cả doanh nghiệp và công nhân cùng phát triển. Bởi doanh nghiệp và công nhân là hai mặt của một vấn đề, doanh nghiệp khơng thể tồn tại và phát triển nếu khơng có cơng nhân, người lao động; ngược lại vị trí, vai trị của cơng nhân được thể hiện và hiện thực hóa trước hết ở trong doanh nghiệp. Và như vậy, doanh nghiệp phát triển tạo điều kiện cho cơng nhân có cơng ăn việc làm và thu nhập ổn định, thông qua đó để thực hiện vai trị của mình. Cơng nhân phát triển cân đối cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu sẽ tạo ra và cung ứng nguồn lực dồi dào cho doanh nghiệp.
Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, trước mắt Đảng và Nhà nước cần tập
trung hồn thiện một số chính sách lớn, nhất là các chính sách liên quan trực tiếp, thiết thân với giai cấp công nhân và việc thực hiện vai trị của nó, đó là.
- Chính sách về việc làm: Cùng với đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nhiều việc làm cho cơng nhân, lao động. Song với sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng của giai cấp cơng nhân như hiện nay thì Đảng và Nhà nước cần bổ xung những chính sách để thúc đẩy hơn nữa q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghiệp, đảm bảo cho cơng nhân có chỗ làm và có thể tìm được việc làm phù hợp với trình độ khả năng của mình. Góp phần vào tận dụng tối đa số lao động dôi dư trong xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm gánh nặng cho xã hội, hạn chế sự lãng phí nguồn lao động của đất nước.
Quan tâm phát triển mạng lưới các ngành nghề đa dạng, củng cố các làng nghề truyền thống giải quyết việc làm tại chỗ cho nơng dân, từ đó chuyển hóa dần dần một bộ phận nông dân thành công nhân. Đồng thời hướng vào phát triển các ngành công nghiệp mới, các nghành công nghiệp mũi nhọn, các ngành cơng nghiệp có trình độ cao tạo nên sự đa dạng hóa về việc làm và sự đa dạng hóa giai cấp cơng nhân.
Có chính sách pháp luật cụ thể quy định về môi trường lao động an toàn như bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện và xây dựng mơi trường lao động ít độc hại. Chăm lo đến đời sống cơng nhân lao động, nhất là công nhân lao động nữ, công nhân lao động nặng nhọc, công nhân lao động trong mơi trường độc hại. Xây dựng các cơng trình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, ăn nghỉ của công nhân tại doanh nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh nơi làm việc. Tăng cường xây dựng cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế ở những nơi có đơng cơng nhân làm việc nhằm tạo ra điều kiện và môi trường lao động tốt cho công nhân.
- Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện chương trình cải cách tiền lương giai đoạn năm 2008-2012 thực sự có hiệu quả. Quy định mức lương tối thiểu đối với từng loại hình doanh nghiệp và ngay trong một loại hình doanh nghiệp ở những vùng, địa bàn khác nhau. Hạn chế sự chênh lệch quá mức về thu nhập trong giai cấp công nhân. Hoạch định và đưa ra mức lương phải chú ý đến việc khuyến khích và tạo ra động lực phấn đấu của người cơng nhân. Chính sách về tiền lương, thu nhập phải tương xứng với sức lao động người công nhân bỏ ra, đảm bảo tái tạo lại sức lao động của bản thân, ni sống gia đình (chăm sóc và ni dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ), đảm bảo ở mức tiên tiến sinh hoạt vật chất và tinh thần. Bởi chỉ khi nào thu nhập, tiền lương của họ đủ đảm bảo- ít nhất là ở mức sống bình thường, thì họ mới có thể quan tâm về vị trí và vai trị của mình đối với cơng cuộc đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Từ việc quy định mức lương tối thiểu trong công nhân, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ, trợ cấp, chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống của cơng nhân để khắc phục tình trạng trong thời gian gần đây, giá cả không ngừng leo thang trong khi tiền lương tối thiểu của công nhân không đủ sống; khắc phục sự phân hóa về mức sống, lối sống, điều kiện sống… để tạo ra sự hài hòa, thống nhất trong giai cấp công nhân.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động ở mọi thành phần kinh tế trong việc thực hiện chính sách tiền lương, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người cơng nhân, người lao động. Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách an sinh xã hội khác đối với công nhân, người lao động.
- Cùng với các chính sách về tiền lương, Đảng và Nhà nước ta cần hết sức quan tâm đến vấn đề nhà ở của cơng nhân. Có những chủ trương, chính sách kịp thời giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, nhất là công nhân ngoại tỉnh tập trung ở những khu công nghiệp, khu chế xuất, những trung tâm công nghiệp.
Để giải quyết vấn đề nhà ở có hiệu quả và mang tính xã hội, Đảng và Nhà nước thực hiện phương châm “ba bên cùng làm” đó là có sự hợp tác giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp và người công nhân, trong đó Nhà nước đóng vai trị chủ đạo. Về phía Nhà nước có những chính sách ưu đãi cho nhà doanh nghiệp về vay vốn với lãi xuất thấp, về thuế đất. Về phía nhà doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở được tính vào chi phí đầu tư và hạch tốn vào chi phí sản xuất, được quản lý nhà ở và có trách nhiệm hoàn trả vốn vay. Về phía người cơng nhân được thuê nhà với giá hợp lý phù hợp với mức lương được nhận. Thực hiện được điều này sẽ góp phần cho cơng nhân yên tâm lao động và tạo ra động lực cho công nhân phấn đấu.
Nhà nước quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất phải đi liền với việc hoạch định và xây dựng các khu đơ thị, các cơng trình cơng cộng, trong đó phải chú ý đến việc xây dựng nhà ở giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật cho cơng nhân có thu nhập thấp, trung bình có điều kiện mua.
Thứ ba, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách pháp luật kịp thời
và phù hợp về ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Những chính sách pháp luật ấy phải được thể chế hóa thành các chế tài, các biện pháp cụ thể, quyết liệt để mọi công nhân được ký hợp đồng lao động, nhất là công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người công nhân, người lao động.
Có những chế tài đủ mạnh để khắc phục và chấm dứt hẳn tình trạng vi phạm ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về hợp đồng lao động ở tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp vi phạm về hợp đồng lao động.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và nhất là công nhân thấy được tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của việc ký kết hợp đồng lao động.
Thứ tư, Đảng và Nhà nước cần thiết phải ban hành và thực hiện có hiệu
quả quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, để từ đó phát huy hơn nữa vai trị của giai cấp cơng nhân. Trong các doanh nghiệp này, Đảng và Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp để người công nhân được thực hiện đầy đủ quyền lao động, quyền làm việc cơng bằng, bình đẳng và quyền được hưởng thụ tương xứng với thành quả lao động mà họ đã cống hiến. Điều đó cũng bao hàm cả quyền được đấu tranh chống lại các hình thức áp bức,
cúp phạt, đánh đập, trù dập, vi phạm nhân phẩm công nhân, người lao động… trong khuôn khổ pháp luật.
Việc thực thi quy chế dân chủ phải được kiểm tra, thanh tra giám sát chặt chẽ, hạn chế tình trạng các chủ doanh nghiệp vi phạm quy chế dân chủ, hoặc thực hiện dân chủ một cách hình thức, hời hợt. Có chế tài xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp vi phạm quy chế dân chủ. Tăng cường hơn nữa cơ chế đối thoại, thương lượng giữa người sử dụng lao động và công nhân, người lao động.
Đảng và Nhà nước thực hiện tốt chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp là một trong những nhân tố tạo cho cơng nhân có cơ hội thực hiện và phát huy quyền làm chủ thực tế của mình. Như Nhà nước có chính sách khuyến khích và thực hiện cổ phần hóa minh bạch, công khai, công bằng để tạo điều kiện cho công nhân tham gia mua cổ phần ở doanh nghiệp, từ đó nâng cao quyền làm chủ thực sự của công nhân.
Thơng qua việc thực hiện đúng đắn chính sách pháp luật của Nhà nước về dân chủ là góp phần vào việc tạo điều kiện cho giai cấp công nhân phát huy vai trị của mình. Bởi vai trị của giai cấp được thực hiện có hiệu quả khi vị thế và quyền làm chủ của họ được khẳng định trên thực tế, trong đó quyền làm chủ kinh tế, chính trị là quan trọng nhất.
Thứ năm, Đảng và Nhà nước có những có những quy định và chính
sách phù hợp về về quan hệ lao động hài hịa giữa cơng nhân và người sử dụng lao động. Trong đó phải đảm bảo tơn trọng lợi ích cơ bản, quyền và trách nhiệm của hai bên khi tham gia quan hệ lao động. Giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh về tranh chấp lao động.
Vấn đề đình cơng đang là vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây, bởi vậy, nhà nước phải giải quyết thỏa đáng vấn đề đình cơng của cơng nhân. Chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đình cơng từ đó có hướng giải quyết
kịp thời, triệt để đảm bảo quyền và lợi ích của người cơng nhân cũng như chủ doanh nghiệp.
Thứ sáu, Đảng và Nhà nước có những chính sách thiết thực, thường
xuyên, kịp thời tôn vinh nghề nghiệp của cơng nhân, cả lao động chân tay và trí óc, tôn vinh những người công nhân, những người lao động tiên tiến, lao động giỏi, điển hình, có nhiều sáng kiến, thành tích, là những tấm gương sáng trong lực lượng cơng nhân, có đóng góp tích cực vào cơng cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện triệt để những chính sách này, sẽ khuyến khích, động viên và tạo ra động lực cho công nhân phát huy hơn nữa vai trị to lớn của mình.
Thứ bảy, Đảng và Nhà nước có cơ chế và chính sách cụ thể về quy
hoạch, đào tạo cán bộ từ công nhân. Tăng cường công tác lựa chọn, phát hiện để đào tạo, bồi dưỡng những công nhân ưu tú trở thành những cán bộ đảng viên, bổ nhiệm họ trong hệ thống chính trị. Thực hiện tốt nhiệm vụ này góp phần tăng thành phần cơng nhân trong Đảng, trong hệ thống chính trị, từ đó nâng cao bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.