a. Thành tựu
Một là, giai cấp công nhân Việt Nam đi đầu trong phong trào thi đua lao động sáng tạo.
Trong cơng cuộc đổi mới và trong q trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơng nhân là lực lượng đi đầu trong phong trào thi đua lao động sáng tạo, áp dụng và cải tiến kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ở nhiều lĩnh vực cùng với các nhà khoa học, cơng nhân góp phần đem lại những kết quả nổi bật. Đó là lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, Việt Nam đứng trong tốp 20 nước ở Châu Á về ứng dụng công nghệ và được đánh giá là một trong những nước có khả năng ứng dụng cơng nghệ cao trong các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mà trong các lĩnh vực khác như công nghệ sinh học, công nghệ đóng tàu, cơng nghệ xây lắp cầu đường, cơng nghệ thăm dị và khai thác dầu khí, cơng nghệ xây dựng các nhà máy thủy, nhiệt điện và trong nhiều cơng trình khác cũng có những thành tựu vượt bậc. Những cơng trình có quy mơ lớn, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế ấy đã góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay.
Công nhân nước ta, đồng thời với việc đi đầu trong việc áp dụng và cải tiến cơng nghệ, cịn là lực lượng tích cực trong phong trào thi đua lao động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Phong trào thi đua lao động sáng tạo của người công nhân diễn ra trong từng doanh nghiệp, từng nhà máy, xí nghiệp mà mở rộng ra các ngành, các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng năm, trong phong trào công nhân đã tổ chức hàng loạt các đợt thi đua phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, thi thợ giỏi, các hội thi ngành nghề định kỳ…kết hợp với hoạt động của các quỹ như Quỹ hỗ
trợ khoa học công nghệ, Quỹ hỗ trợ tài năng sáng tạo nữ… Từ đó, có tác dụng to lớn kích thích lịng say mê nghề nghiệp, tính sáng tạo của người cơng nhân.
Từ trong phong trào thi đua lao động sáng tạo của cơng nhân đã xuất hiện hàng nghìn người thợ giỏi có những bằng sáng chế, phát minh, những cơng trình khoa học được áp dụng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã thể hiện sức sáng tạo dồi dào của người công nhân Việt Nam, trở thành một động lực cho giai cấp công nhân phát huy vai trị to lớn của mình đối với sự nghiệp phát triển nền kinh tế- xã hội của đất nước.
Hai là, giai cấp công nhân Việt Nam tham gia tích cực trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Khơng chỉ tích cực lao động sản xuất, trong các phong trào thi đua lao động sáng tạo, cơng nhân cịn hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hàng năm, các cấp Cơng đồn phối hợp tổ chức những hội diễn văn hóa, văn nghệ có nội dung phong phú, đa dạng: Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi người lao động… đáp ứng một phần nhu cầu văn hóa tinh thần của cơng nhân. Trong những ngày lễ lớn, những ngày kỷ niệm của đất nước, những ngày truyền thống ngành…đều diễn ra các hội diễn văn hóa, văn nghệ góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân ngày một nâng lên. Các hoạt động văn hóa tinh thần thực sự đã tạo ra sân chơi bổ ích, sơi nổi mà ở đó cơng nhân vừa là người hưởng thụ đồng thời là người tham gia sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, tiến bộ, tạo cơ sở xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa.
Tiến hành xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Bởi vậy, thơng qua các hoạt động văn hóa văn nghệ của cơng nhân để giáo dục và nâng cao tính giác ngộ, ý thức giai cấp, lòng tự hào về những giá trị của giai cấp công nhân hiện đại. Và cũng từ những phong trào văn hóa văn
nghệ của cơng nhân để phổ biến hệ giá trị của giai cấp công nhân trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, làm cho hệ giá trị của giai cấp công nhân trở thành hệ giá trị chủ đạo trong sinh hoạt văn hóa của quần chúng nhân dân. Trong thời gian gần đây, hưởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ trong phong trào công nhân đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, những việc làm thiết thực, thể hiện lịng tự hào, tự tơn và truyền thống của người công nhân.
Phong trào thể dục, thể thao của công nhân cũng phát triển ngày càng sâu rộng, với nhiều hình thức và nội dung phong phú, lơi cuốn đông đảo công nhân tham gia. Hưởng ứng các hoạt động thể dục, thể thao một mặt nâng cao thể lực, trí lực cho cơng nhân, mặt khác tạo ra sân chơi giao lưu, học hỏi, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau trong giai cấp công nhân. Hơn nữa, thông qua việc tham gia hưởng thụ và sáng tạo các hoạt động văn hóa đó, cơng nhân tham gia vào việc chống chống lại sự mai một văn hóa truyền thống, sự du nhập dịng văn hóa tiêu cực, xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Ba là, giai cấp cơng nhân Việt Nam tham gia tích cực trong các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội.
Hưởng ứng phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, lực lượng cơng nhân đã tích cực xây dựng mơi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh. Đời sống văn hóa ở mỗi doanh nghiệp, trong mỗi gia đình và khu dân cư, ở mỗi cụm công nghiệp, mỗi khu chế xuất... ngày càng cao. Trình độ dân trí, hiểu biết và lối sống văn hóa của người cơng nhân cũng được nâng lên rõ rệt. Qua đó dần hình thành những con người mới trong công nhân.
Gắn liền với các hoạt động dựng đời sống văn hóa mới, cơng nhân cũng tích cực chống lại các tệ nạn xã hội như phòng chống ma túy, cờ bạc, mại dâm… Theo số liệu của Liên đồn Lao động, trong năm qua đã có 2.546 đợt tập huấn, hội thảo về công tác phòng chống ma túy được tổ chức với 177.063 người tham dự; 77.749 người tham gia cuộc thi tìm hiểu về phịng chống ma túy và 91.468 tờ gấp về phòng chống ma túy được phát hành cho người lao động. Trong tháng chiến dịch truyền thơng, các cấp Cơng đồn đã huy động 42.000 lượt công nhân tham gia các hoạt động truyền thơng phịng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội [2, tr.37]. Với những hoạt động đó lực lượng cơng nhân đã góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, làm cho mơi trường văn hóa ở doanh nghiệp, cụm dân cư thêm lành mạnh.
Bốn là, giai cấp cơng nhân Việt Nam tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội, đặc biệt là trong phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
Phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái của dân tộc, ý thức cộng đồng, ý thức giai cấp, lực lượng công nhân thông qua tổ chức Cơng đồn, hàng năm đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội mà nổi bật là hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện… Bằng những hành động thiết thực, công nhân và Cơng đồn đã quan tâm và giúp đỡ những người có cơng với đất nước, những gia đình neo đơn khốn khó, tham gia ủng hộ vào các “Quỹ từ thiện”, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ tình thương”, “Tấm lịng vàng”, các vùng đồng bào bị thiên tai lũ lụt, đồng bào vùng sâu vùng xa, trẻ em nghèo… Đã tổ chức xây dựng hàng nghìn ngơi nhà tình nghĩa, trường hoc cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo… Những hoạt động cho thấy lực lượng công nhân đã tiếp nối truyền thống nhân đạo sâu sắc của dân tộc, đồng thời đã góp phần cùng với Đảng, Nhà nước gánh vác và giải quyết được nhiều khó khăn cho xã hội.
Bên cạnh những thành tựu mà cơng nhân đạt được trong lĩnh vực văn hóa, xã hội vẫn còn nhiều hạn chế.
Một là, phong trào thi đua lao động sáng tạo của công nhân, mặc dù
trong thời kỳ đổi mới diễn ra với nhiều hình thức, nội dung và chất lượng không ngừng được nâng lên, song phong trào diễn ra chưa sâu rộng, chưa đồng đều, có lúc có nơi cịn mang tính hình thức, lại diễn ra chủ yếu ở những ngành công nghiệp mũi nhọn, những khu công nghiệp, khu chế xuất trọng điểm có quy mơ lớn… Bởi vậy, hạn chế sự tham gia của công nhân lao động. Công tác khen thưởng chậm đổi mới, chưa cân đối, mới chỉ chú trọng ở bộ phận công nhân quản lý, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật. Trong khi đó, bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất chiếm số lượng đơng đảo ít được chú trọng. Thực trạng này làm hạn chế động lực tham gia phong trào thi đua lao động sáng tạo của công nhân.
Hai là, trong các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao do điều kiện cơ
sở hạ tầng còn thiếu thốn, phân bố lại không đồng đều, nhất là các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, trung du miền núi ít được quan tâm, bởi vậy, không đáp ứng được nhu cầu tham gia của công nhân. Ngay cả những khu công nghiệp lớn, cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao vừa ít ỏi, vừa phải đóng chi phí cao do vậy, một bộ phận khơng nhỏ cơng nhân có thu nhập thấp khơng có điều kiện để tham gia. Hơn nữa, thời gian lao động của một bộ phận lớn công nhân, nhất là công nhân trực tiếp đứng máy, cơng nhân khu vực ngồi quốc doanh kéo dài đã chiếm hết thời gian nghỉ ngơi giải trí của họ, nên họ khơng có điều kiện tham gia các hoạt động đó.
Ba là, hiện nay, cùng với q trình đơ thị hóa, phát triển mạnh mẽ các
khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút một lực lượng lớn công nhân ngoại tỉnh về làm việc. Dòng người nhập cư lớn, sống tập trung, chen chúc xung quanh các khu công nghiệp kéo theo các dịch vụ mở ra tràn lan, chất lượng
dịch vụ thấp kém, bùng nổ các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm... làm cho một bộ phận công nhân bị tha hóa về phẩm chất, bần cùng về kinh tế, thấp kém về ý thức chính trị, thậm chí nảy sinh những cơng nhân lưu manh… Thực tế này không chỉ làm giảm đi nét đẹp của người công nhân hiện đại, mà còn là vật cản trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới mà trong đó cơng nhân là lực lượng quan trọng.
Tóm lại, trên lĩnh vực văn hóa xã hội, giai cấp cơng nhân đóng vai trị to lớn trong việc hình thành và xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò to lớn của lực lượng cơng nhân trên lĩnh vực văn hóa xã hội góp phần vào q trình hồn thành vai trị nói chung của công nhân trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.