Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong cuộc đổi mới đất nước (Trang 73 - 81)

a. Nguyên nhân của những thành tựu

Vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước là vô cùng to lớn, thực hiện được vai trò ấy là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật những nguyên nhân sau đây.

Trước hết, đó là sự quan tâm và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối

với giai cấp công nhân. Ngay khi bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xuất phát từ điều kiện kinh tế- xã hội của nước ta lúc đó, Đảng và Nhà nước đã xác định lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất để từng bước đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, và bước vào thời kỳ phát triển. Sau mười năm thực hiện đường lối đổi mới, với những thành tựu đã đạt được, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã xác định đưa nền kinh tế nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, với đường lối mở cửa hội nhập đa

phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước, đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài với nhiều dự án quy mơ lớn, góp phần hình thành các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, phát triển nền kinh tế nước ta. Đây chính là cơ sở kinh tế- xã hội cho giai cấp thực hiện vai trò là chủ thể của q trình phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Song song với đường lối phát triển kinh tế- xã hội nói chung, Đảng và Nhà nước ln có những quan điểm về phát triển và phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân. Điều này được thể hiện qua các văn kiện, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là nịng cốt trong khối liên minh cơng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong Văn kiện Hội nghị Trung ương sáu khóa X, Đảng khẳng định:

Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lực lượng nòng cốt trong khối liên minh công nhân với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [20, tr.47].

Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn để giai cấp công nhân phát huy vai trò và sức sáng tạo của mình đối với sự nghiệp đổi mới.

Trên thực tế, trong công cuộc đổi mới đất nước, từ những chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đã thể chế hóa thành các chính sách cụ thể đối với giai cấp công nhân. Không ngừng quan tâm đến sự phát triển mọi mặt

của giai cấp công nhân, cả về điều kiện vật chất và tinh thần, qua đó tạo điều kiện cho giai cấp cơng nhân thực hiện và phát huy vai trị to lớn của mình. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có sự đầu tư ở mức nhất định về cơ sở hạ tầng, với nhiều dự án xây dựng khu chung cư giá rẻ cho công nhân, người lao động, đáp ứng và giải quyết một phần nhu cầu nhà ở của công nhân. Các chính sách về tiền lương, nhất là tiền lương tối thiểu đã được Nhà nước quy định một cách rõ ràng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người cơng nhân, người lao động. Các chính sách về y tế, giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề…được chú trọng nhằm tạo điều kiện cho người công nhân phát triển hài hịa cả về thể lực, trí lực, cả về vật chất, tinh thần… Sự quan tâm sâu sắc đó là một trong những động lực cho giai cấp công nhân không ngừng vươn lên, chấp nhận và vượt qua những khó khăn trước mắt, cùng với Đảng và Nhà nước, nhân dân thực hiện thành công công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, Đảng cũng khơng ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, năng

lực lãnh đạo và sức chiến đấu; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc phê và tự phê; củng cố tổ chức Đảng từ trung ương đến cơ sở; chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên đủ về năng lực, phẩm chất đạo đức… đáp ứng yêu cầu trong tình hình thực tiễn. Nhờ vậy, trong những năm đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân được tăng cường, hoạt động của tổ chức Đảng có hiệu quả, góp phần để vai trị của giai cấp công nhân phát huy đầy đủ hơn.

Ba là, hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới và 10 năm đẩy mạnh sự

nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, nhìn chung các tổ chức Cơng đồn hoạt động có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, có vai trị to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cơng nhân; trong việc giáo dục, động viên công nhân lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; trong việc

phát động các phong trào thi đua lao động sáng tạo của công nhân lao động. Đây là một trong những yếu tố góp phần để giai cấp cơng nhân khơng ngừng vươn lên đảm nhận vai trò chủ đạo trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bốn là, bản thân giai cấp cơng nhân có nhiều nỗ lực vươn lên trong lao

động sản xuất cũng như trong đời sống xã hội. Đại đa phần cơng nhân có ý thức phấn đấu, tìm tịi sáng tạo, khơng ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong và lối sống phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế. Bởi vậy đã và đang hình thành bộ phận cơng nhân trí thức, bộ phân cơng nhân có tay nghề cao, chun mơn giỏi có khả năng áp dụng, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là một trong những yếu tố để giai cấp công nhân nâng cao vị thế và vai trị của mình trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.

Năm là, những thành quả kinh tế- xã hội mà nước ta đạt được qua hơn

20 năm đổi mới là vơ cùng to lớn, đã góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân trong đó có cơng nhân. Điều này có tác dụng kích thích giai cấp cơng nhân khơng ngừng vươn lên trong lao động sản xuất, đóng góp cơng sức của mình để xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều công nhân biết chấp nhận những thiệt thịi khó khăn trước mắt để khơng ngừng lao động, cống hiến và phấn đấu vì sự phát triển giàu mạnh của đất nước.

Như vậy, trong công cuộc đổi mới và trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có nhiều nguyên nhân đưa đến việc thực hiện và phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân được hiệu quả. Nhưng quan trọng nhất là sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phấn đấu không ngừng của bản thân giai cấp công nhân. Tất cả những yếu tố đó là động lực để giai cấp cơng nhân tiếp tục phát huy hơn nữa vai trị của mình trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

b. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Hạn chế của việc thực hiện vai trị của giai cấp cơng nhân trong cơng cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có nhiều nguyên nhân trong đó nổi bật những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Một là, trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, giai cấp cơng nhân phát huy mạnh mẽ vai trị của mình, thực hiện được điều đó một phần có sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, sự quan tâm và lãnh đạo của Đảng có lúc, có nơi chưa liên tục, chưa thông suốt. Trong suốt thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước chưa có một nghị quyết chuyên đề nào về giai cấp công nhân, cho đến Hội nghị Trung ương sáu khóa XI mới có một nghị quyết hồn chỉnh về giai cấp công nhân. Và ngay việc xác định khái niệm giai cấp công nhân cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Thêm vào đó, nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn thực hiện vai trị của giai cấp cơng nhân chưa có sự lý giải thích đáng, Bộ Chính trị đã chỉ ra rằng:

Trong thời gian dài, qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta luôn phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng và xây dựng giai cấp công nhân; nhưng khi chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế, trong hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức có nhiều vấn đề mới nảy sinh về vị trí, vai trị của giai cấp cơng nhân, sự quan tâm lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân của Đảng chưa đúng mức, chưa ngang tầm với vị trí, vai trị của giai cấp cơng nhân, chưa theo kịp yêu cầu của thời kỳ mới [20, tr.18].

Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc xác định vị trí, vai trị và việc thực hiện vai trị của giai cấp cơng nhân trong thời kỳ đổi mới.

Trên thực tế, ngay khi bước vào công cuộc đổi mới, Đảng cũng đã nhận thấy:

Giai cấp công nhân chỉ trở thành giai cấp lãnh đạo khi mỗi thành viên giai cấp mình được tổ chức chặt chẽ và được dẫn dắt bởi một Đảng tiên phong vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân đỏi hỏi phải xây dựng một Đảng trong sạch, vững mạnh, có cơ sở sâu rộng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế; củng cố, đổi mới và phát triển Cơng đồn cùng các tổ chức chính trị- xã hội khác, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thống nhất ý chí và hành động để cả dân tộc tiến lên, hồn thành xuất sắc cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phải coi vấn đề xây dựng giai cấp công nhân và công tác cơng đồn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng trong thời kỳ phát triển mới, bởi vì chỉ có một giai cấp cơng nhân trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao mới có thể là nịng cốt để liên minh với nơng dân, trí thức, tập hợp và đồn kết các thành phần khác, phấn đấu cho thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [15, tr.31-32].

Ngay cả khi đã nhận thức và chỉ ra được tầm quan trọng của những u cầu đó nhưng trong q trình thực hiện lại chậm được sửa chữa, khắc phục.

Trong công cuộc đổi mới, dưới tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tuy đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, tuyên hệ trung thành với mục tiêu, lý tưởng và lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và tồn thể dân tộc, nhưng lại bị tha hóa biến chất, xa rời giai cấp cơng nhân, khơng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp cơng nhân, của người người lao động mà tham ô, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch… Từ đó, làm giảm niềm tin của cơng nhân vào sự lãnh

đạo của Đảng, giảm đi động lực cống hiến của giai cấp công nhân cho công cuộc phát triển đất nước.

Các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vừa thiếu lại vừa yếu, hoạt động mang tính hình thức, nội dung sơ sài, lúng túng và kém hiệu quả. Không lôi kéo được công nhân tham gia, công nhân không thiết tha phấn đấu vào Đảng hoặc họ khơng có động cơ vào Đảng.

Cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị cho cơng nhân cịn nhiều lúng túng, nội dung và phương pháp chưa có nhiều cải tiến, chưa hiệu quả dẫn đến trình độ giác ngộ giai cấp, vi trí, vai trị và ý thức chính trị của cơng nhân cịn hạn chế.

Tình hình kinh tế không ngừng thay đổi, trong khi đó nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước chưa theo kịp, các chính sách xây dựng giai cấp cơng nhân chậm được đổi mới, cũng như công tác nghiên cứu về giai cấp công nhân chưa được coi trọng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của giai cấp công nhân. Do vậy, làm hạn chế khả năng phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, những thành tựu của công cuộc đổi mới là vô cùng to lớn, tuy

nhiên những hạn chế yếu kém trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm, đời sống và tư tưởng, tổ chức của cơng nhân. Đó là những tác động mặt trái của cơ chế thị trường; đó là khoảng cách về thu nhập, mức sống dẫn đến khoảng cách giàu nghèo không ngừng gia tăng; đó là sự phân hóa phân tầng trong giai cấp cơng nhân, đó là các tệ nạn xã hội, những cám dỗ của đồng tiền, đang ngày tác động sâu sắc đến đời sống mọi mặt công nhân… Một thực trạng cho thấy, đời sống vật chất của cơng nhân ở các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, nhất là bộ phận công nhân lao

động giản đơn vô cùng khó khăn, vất vả. Khi điều kiện vật chất khơng đủ để sống thì họ khó có thể quan tâm đến vấn đề chính trị, tư tưởng và phát huy vai trò đối với sự nghiệp đổi mới đất nước.

Ba là, Cơng đồn là tổ chức thiết thân của giai cấp công nhân, là tổ

chức đại diện bênh vực và bảo vệ quyền lợi của công nhân, của người lao động nhưng ở nhiều nơi, trong nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động của Cơng đồn cịn mang tính hình thức, lại chậm đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, nên rệu rã, kém hiệu quả. Khơng ít tổ chức cơng đồn cịn bị vơ hiệu hóa, hoạt động cầm chừng, lệ thuộc vào nhà doanh nghiệp, xa rời giai cấp cơng nhân. Ở những nơi hoạt động cơng đồn tích cực thì nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động không tạo điều kiện, phân biệt đối sử làm hạn chế hoạt động của Cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi cũng như giáo dục tư tưởng cho công nhân, người lao động.

Đội ngũ cán bộ Cơng đồn vừa thiếu lại vừa yếu, nhất là đội ngũ cán bộ cơng đồn cơ sở. Có khơng ít cán bộ Cơng đồn khơng nắm vững được các chủ trương, chính sách của Đảng, khơng tha thiết với nhiệm vụ của mình, khơng chăm lo quyền lợi của người công nhân…

Bốn là, bản thân giai cấp công nhân đã có nhiều nỗ lực vươn lên, nhưng

chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đa phần cơng nhân có ý thức vươn lên, song, bên cạnh đó một bộ phận công nhân chưa nhận thức được vai trị và nhiệm vụ của mình, thiếu tính tiền phong cách mạng, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, sống buông thả xa vào các tệ nạn xã hội, khơng có động lực và lý tưởng sống… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của người cơng nhân hiện đại và vai trị của họ trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Tóm lại, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện vai trị của giai cấp cơng nhân đã được Hội nghị Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong cuộc đổi mới đất nước (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)