CHÍNH TRỊ CHO GIAI CẤP CƠNG NHÂN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC
Đẩy mạnh đào tạo trình độ nghề nghiệp phải gắn liền với giáo dục ý thức chính trị, nhằm tạo ra một đội ngũ cơng nhân phát triển tồn diện, xứng đáng là lực lượng đi đầu, lực lượng lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đối với công tác đào tạo: Công tác đào tạo, đào tạo lại cơng
nhân có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng của giai cấp cơng nhân nói riêng. Thực hiện tốt nhiệm vụ này không chỉ tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển tồn diện, mà cịn góp phần quan trọng khẳng định vai trò lực lượng sản xuất hàng đầu của giai cấp công nhân trong công cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để làm tốt nhiệm vụ này, trước hết cần thực hiện:
Một là, thực hiện cơ cấu, tổ chức, sắp xếp hợp lý hệ thống giáo dục
quốc dân, trong đó, chú trọng hơn nữa hệ thống các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp. Khắc phục tình trạng trong một thời gian dài chỉ chú trọng đến hệ thống các trường đại học mà chưa chú ý đúng mức đến
mạng lưới các trường dạy nghề, trung cấp, trung học chuyên nghiệp dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
Có chính sách mở rộng hệ thống các trường dạy nghề đồng bộ từ trung ương đến địa phương, các vùng miền, đảm bảo mạng lưới các trường dạy nghề phân bố rộng khắp, đồng đều và có chất lượng. Bên cạnh đó, mở những trường dạy nghề chất lượng cao để đào tạo công nhân cho những ngành công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn, then chốt đáp ứng yêu cầu của quá trình hiện đại hóa nền kinh tế hiện nay.
Tăng cường phối hợp với các tổ chức như Cơng đồn, Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội khác trong việc mở rộng các cơ sở dạy nghề, các trung tâm xúc tiến và giới thiệu việc làm tạo thành một mạng lưới rộng khắp, đa dạng và thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước. Góp phần vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước. Đi đôi với việc mở rộng và đa dạng hóa hệ thống các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, Nhà nước phải đồng thời quản lý chất lượng đào tạo. Khắc phục tình trạng Nhà nước chưa kiểm soát kịp hoạt động giảng dạy dẫn đến tình trạng đào tạo ồ ạt, trùng lặp mà lại không hiệu quả. Đồng thời, phải đảm bảo sự cân đối trong hệ thống giáo dục, đào tạo với việc sử dụng hợp lý nguồn lực được đào tạo góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Hai là, tăng cường đầu tư về mọi mặt cho mạng lưới các trường dạy
nghề cả về vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng lẫn đội ngũ cán bộ giáo viên. Thông qua sửa chữa nâng cấp các trường dạy nghề đã có, đồng thời mở rộng các trường dạy nghề mới, đi liền với việc trang bị những phương tiện, thiết bị, máy móc thực hành tiên tiến, phù hợp, phục vụ có hiệu quả cho hoạt động dạy nghề. Nhà nước kêu gọi và có những chính sách nhất định đối với các doanh nghiệp, để họ có trách nhiệm vật chất đối với cơng tác đào tạo công nhân.
Đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề, Nhà nước cần có sự quan tâm thiết thực đến đời sống vật chất và tinh thần của họ, để họ yên tâm cơng tác, gắn bó với nghề nghiệp. Đồng thời khuyến khích họ khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên mơn, đạo đức nghề nghiệp góp phần đào tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Ba là, song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, Đảng và Nhà nước đẩy
mạnh hơn nữa cơng tác hoạch định, xây dựng các chính sách hướng nghiệp ngay từ các cấp học phổ thơng tạo cho học sinh có định hướng và sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện và nhu cầu của xã hội, từ đó khơi dậy lịng u nghề, gắn bó nghề nghiệp mà mình đã chọn. Đồng thời thông qua công tác hướng nghiệp giúp họ hiểu, thấy được ý nghĩa của việc chọn nghề và ra nhập giai cấp công nhân, thấy được trách nhiệm, vai trị của mình đối với xã hội. Khắc phục tâm lý chỉ muốn làm thầy mà không muốn làm thợ, xính các trường đại học trong khi bản thân chưa có đủ khả năng, chưa có điều kiện, gây lãng phí về nguồn nhân lực của đất nước.
Bốn là, chú trọng hơn nữa vấn đề đổi mới, cải tiến về nội dung, phương
thức, chương trình đào tạo. Trong đó thực hiện triệt để phương châm “học phải đi đôi với hành”, gắn đào tạo với lao động sản xuất, với thị trường lao động và nhu cầu của xã hội. Đào tạo theo địa chỉ, theo những ngành nghề mà xã hội đang cần. Khắc phục tình trạng đào tạo ra nguồn lao động giỏi về lý thuyết nhưng yếu về kỹ năng thực hành, thiếu năng lực thực tiễn; hoặc quá chú trọng đào tạo một số ngành nghề then chốt gây ra tình trạng thừa lao động ở ngành này và thiếu trầm trọng lao động ở ngành khác. Việc đổi mới về nội dung và chương trình đào tạo phải được thực hiện đồng bộ, triệt để và hợp lý. Trong đó đảm bảo nội dung giáo dục phải cân đối giữa lý thuyết với thực hành; giữa đào tạo nghề với việc nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân, về rèn luyện phẩm
chất đạo đức; giữa việc nâng cao tay nghề với tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động để tạo ra đội ngũ cơng nhân trẻ, phát triển tồn diện vừa có đức vừa có tài, có khả năng thích ứng, khả năng hợp tác liên kết, giao lưu, tiếp thu, ứng dụng và sáng tạo công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ cơng nghệ, hiệu quả kinh tế.
Việc đổi mới phương thức đào tạo cơ bản, kết hợp phương thức truyền thống và hiện đại, hướng về thực tiễn, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học, khơi dậy cho họ khả năng chủ động, sẵn sàng thích ứng và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động thực tiễn.
Có thang bảng danh mục đào tạo nghề đa dạng giúp cho thanh niên, học sinh và các đối tượng có nhu cầu học nghề lựa chọn được những ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội, tạo điều kiện từng bước trí thức hóa cơng nhân.
Tăng cường hợp tác, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về đào tạo nghề ở các nước tiên tiến, các nước có nền cơng nghiệp hiện đại, vận dụng sáng tạo vào chương trình đào tạo nghề ở nước ta. Tích cực bổ sung những kiến thức mới về kỹ thuật, công nghệ, kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp, nhất là kỹ năng thực hành, năng lực ứng dụng thực tiễn. Tăng cường khả năng tin học, ngoại ngữ cho công nhân, nhất là bộ phận công nhân, lao động xuất khẩu. Chủ động tích cực trong việc đào tạo công nhân cho những ngành công nghiệp mũi nhọn, những nghành công nghệ cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và thúc đẩy nền công nghiệp theo hướng hiện đại hóa như hiện nay.
Có hướng lựa chọn để đào tạo, bồi dưỡng những người công nhân ưu tú, những nhà quản lý giỏi, những cán bộ khoa học kỹ thuật có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và đời sống để một mặt cung cấp cho các ngành công nghiệp cao, các nghành công nghiệp mũi nhọn. Mặt khác đưa đi đào tạo ở nước ngồi, qua đó học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến
thức để khi trở về nước tham gia xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hiện đại của quốc gia.
Tăng cường hoạt động dự báo về nhu cầu lao động trong xã hội để giúp hoạt động đào tạo nghề có hiệu quả hơn, tránh tình trạng đào tạo ồ ạt, dàn trải gây lãng phí nguồn nhân lực, lãng phí tiền của của Nhà nước và xã hội.
Năm là, chú trọng hơn nữa công tác đào tạo lực lượng công nhân trẻ,
nhất là công nhân xuất thân từ nông dân. Họ là những lao động nơng thơn chưa có điều kiện học hành, trình độ học vấn thấp, lại chưa qua đào tạo nghề. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa để họ có cơ hội học nghề, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Nếu thực hiện tốt điều này thì đây là lực lượng đơng đảo, ưu tú khi ra nhập vào giai cấp công nhân. Đặc biệt quá trình đào tạo phải đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa số lượng và chất lượng, giữa trình độ kinh tế và trình độ chính trị, giữa mặt nghề nghiệp và mặt tư tưởng nhằm tạo ra đội ngũ công nhân phát triển tồn diện, là động lực của cơng cuộc đổi mới. Và phải coi q trình “trí thức hóa cơng nhân” là nhiệm vụ trung tâm của cơng tác đào tạo.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp về đào tạo lại đội ngũ công nhân, tạo ra mơi trường thuận lợi để tăng cường tính tự học, vừa làm vừa học của cơng nhân. Thơng qua việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo: đào tạo từ xa, đào tạo ngay ở cơ quan, xí nghiệp, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo chính quy và khơng chính quy... nhằm lơi cuốn, thu hút một bộ phận lớn cơng nhân có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời qua công tác đào tạo lại để cung cấp cho công nhân những tri thức mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với bộ phận cơng nhân đi làm việc ở nước ngồi vừa chú trọng đào tạo họ về tay nghề, về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, vừa chú trọng đào tạo về ngoại ngữ, về tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất
đạo đức và sự giác ngộ về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để sau một thời gian lao động ở nước ngoài họ về tiếp tục tham gia vào giai cấp công nhân và cống hiến cho đất nước.
Sáu là, xã hội hóa giáo dục là xu hướng tất yếu trong quá trình phát
triển xã hội, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó Đảng và Nhà nước đóng vai trị chủ đạo, thơng qua các chủ trương chính sách để thu hút, lôi cuốn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quan tâm đầu tư cho hoạt động giáo dục, hoạt động dạy nghề góp phần chia sẻ gánh nặng với Nhà nước.
Đẩy mạnh chương trình phổ cập giáo dục bậc tiểu học, bổ túc văn hóa, trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thơng nhằm nâng cao trình độ học vấn, làm cơ sở để nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề, trình độ khoa học kỹ thuật cho công nhân, người lao động.
Bảy là, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển mạnh mẽ các ngành cơng nghiệp có trình độ khoa học cao, tạo ra môi trường làm việc hiện đại giúp giai cấp cơng nhân có điều kiện tiếp xúc, mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề chun mơn kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng giai cấp công nhân.
Xúc tiến, mở rộng hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến, đồng thời khơng ngừng nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ trong nước
Có thể thấy, cơng tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân, người lao động, không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức chính trị- xã hội, mà cịn là trách nhiệm của bản thân giai cấp cơng nhân, người lao
động. Qua đó, để góp phần cho giai cấp cơng nhân phát huy vai trị của mình trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ hai, đối với công tác giáo dục ý thức chính trị cho giai cấp công
nhân, cần tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính trị cho giai
cấp công nhân mà trước hết là nâng cao tính giác ngộ về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục để công nhân nhận thức được chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Tuyên truyền để giúp công nhân hiểu sâu sắc về những nội dung cơ bản cũng như mục đích của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó để nâng cao ý thức chính trị, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch về nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nâng cao ý thức chính trị và sự giác ngộ cho giai cấp cơng nhân về vị trí, vai trị của họ trong cơng cuộc đổi mới đất nước, trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng, giáo dục ý thức chính trị, tính giác ngộ giai cấp để họ thấy được họ thuộc về giai cấp lãnh đạo, là giai cấp lãnh đạo thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua đó, khắc phục thực trạng nhiều cơng nhân khơng biết mình là thành viên của giai cấp lãnh đạo, của giai cấp tiên tiến, là lực lượng đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Khi họ đã nhận thức, được vị trí, vai trị của mình thì sẽ tạo cho họ động lực, ý thức tự giác phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Nâng cao tính giác ngộ về vị trí, vai trị của giai cấp cơng nhân, đồng thời, khơng ngừng nâng cao tính giác ngộ của họ về mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội; về con đường quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; về
những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng. Bởi khi giai cấp công nhân không hiểu chủ nghĩa xã hội là gì, thì họ khó có thể xác định được động cơ, mục đích phấn đấu trong lao động sản xuất cũng như trong đời sống xã hội. Giáo dục để họ hiểu mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mà chủ thể của q trình ấy chính là giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, giáo dục, nâng cao tinh thần yêu chủ nghĩa xã hội và thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Giáo dục, nâng cao nhận thức đúng đắn của giai cấp công nhân về đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Trước hết giáo dục, nâng cao nhận thức cho họ thấy sự nghiệp đổi mới là một tất yếu khách quan, là xu thế của thời đại và là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đổi mới là nhằm làm cho nền kinh tế- xã hội của nước ta phát triển vững mạnh hơn, chăm lo tốt