Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong cuộc đổi mới đất nước (Trang 53 - 68)

a. Thành tựu

Vai trị của giai cấp cơng nhân trên lĩnh vực kinh tế là cơ bản và quyết định nhất, là cơ sở để củng cố và phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân trên các lĩnh vực khác. Từ khi đổi mới cho đến nay, vai trị của giai cấp cơng nhân trên lĩnh vực kinh tế có nhiều bước tiến quan trọng, góp phần làm thay đổi về cơ bản cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng hiện đại.

Một là, giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng sản xuất hàng đầu trong công cuộc đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Lênin đã chỉ ra rằng: Lực lượng sản xuất hàng đầu của tồn thể nhân loại là cơng nhân là người lao động. Tư tưởng này cũng được Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ trong quan điểm, đường lối, chính sách của mình. Đã tạo điều kiện cho lực lượng công nhân phát huy tối đa vai trị lực lượng sản xuất hàng đầu của mình. Trong Văn kiện Đại hội VII, Đảng khẳng định: “Giai cấp công nhân Việt Nam thông qua Đảng tiên phong của mình đã lãnh đạo cách mạng nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua, ngày nay lại đang đi đầu trong sự

nghiệp đổi mới đất nước và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [14, tr.33]. Tư tưởng này tiếp tục được khẳng định ở Hội nghị Trung ương sáu khóa X khi xác định giai cấp công nhân là “Giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [20, tr.44].

Trên thực tế, trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp cơng nhân đóng vai trị là lực lượng chủ đạo trong quá trình thúc đẩy cơ cấu kinh tế nước ta phát triển theo hướng ngày càng hiện đại. Trước đổi mới, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, cơng nghiệp nhẹ và dịch vụ, thì sau đổi mới đã thay đổi căn bản, trong đó, cơ cấu chủ đạo của nền kinh tế hiện nay là công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nông nghiệp ngày càng giảm đi nhưng hiệu quả, năng xuất cao hơn. Theo số liệu, khi mới bước vào công cuộc đổi mới đất nước, công nghiệp nước ta mới chỉ đạt 22,7% tổng sản phẩm xã hội trong nước vào năm 1990, thì đã tăng lên 41% vào năm 2005; ngành dịch vụ từ 33,1% năm 1990 đã tăng lên 38,5% năm 2005; nghành nông- lâm- thủy sản từ 38,7% năm 1990 giảm xuống 9,7% năm 2005. Thực tế đó cho thấy bước chuyển biến về chất của nền kinh tế nước ta và đang phát triển theo xu hướng ngày càng hiện đại. Để có bước tiến ấy, là có sự đóng góp khơng nhỏ của giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản trong việc hình thành các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, đặt nền móng cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước ta. Theo số liệu của Bộ Kế hoạnh và đầu tư, đến tháng 12/2006 cả nước có 145 khu cơng nghiệp, khu chế xuất được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong đó đã thu hút 920 nghìn lao động làm việc [80, tr.53]. Lao động, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là môi trường thuận lợi để công nhân Việt Nam học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của công nhân và

các nhà quản lý nước ngoài đang cùng làm việc ở các c khu công nghiệp, khu chế xuất, từ đó góp phần nâng cao trình độ chun mơn tay nghề cho công nhân Việt Nam. Và đây là nguồn lực dồi dào cung cấp cho các c khu công nghiệp, khu chế xuất mở rộng hoạt động của mình.

Cơng nhân là lực lượng cơ bản thúc đẩy công cuộc đổi mới và đưa nền công nghiệp nước ta phát triển theo hướng ngày càng hiện đại hóa. Với lao động mang tính chất dây truyền cơng nghiệp, tính chủ động và sáng tạo, lại thường xuyên được tiếp xúc với công nghệ mới, tiên tiến được chuyển giao từ các nước có nền công nghiệp phát triển thông qua hợp tác sản xuất, giao lưu kinh tế. Công nhân dần làm chủ công nghệ và ứng dụng trong q trình phát triển cơng nghiệp ở nước ta. Thơng qua đó cơng nhân khơng ngừng đổi mới, chuyển hóa cơng nghệ, từng bước hiện đại hóa trong q trình sản xuất cơng nghiệp. Như vậy, sự phát triển cơng nghiệp và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có diễn ra mạnh mẽ hay khơng, có hiệu quả hay khơng trước hết phải có sự tham gia của lực lượng công nhân, người trực tiếp đứng trong dây chuyền sản xuất, là động lực, chủ thể của hoạt động sản xuất công nghiệp.

Hai là, giai cấp công nhân ngày càng chiếm lực lượng lao động đáng kể trong lực lượng lao động xã hội ở nước ta hiện nay.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, giai cấp công nhân nước ta không ngừng phát triển về mọi mặt, nhất là về số lượng, ngày càng chiếm lực lượng lao động đáng kể trong tổng số lao động ở nước ta hiện nay. Năm 1986 công nhân nước ta chiếm 15,65% trên tổng số lực lượng lao động; đến năm 1990 là 13,36%; năm 1995: 13,67%; năm 2000: 16,22% và năm 2005 và 20,8% [31, tr.40]. Hiện nay, theo số liệu mà Hội nghị Trung ương sáu khóa X đưa ra:

Ở Việt Nam có trên 9.5 triệu cơng nhân (chiếm 11% dân số và 20% lực lượng lao động xã hội). Trong tổng số công nhân có 1.94 triệu người trong các doanh nghiệp nhà nước; 3,37 triệu trong các doanh

nghiệp ngoài khu vực kinh tế nhà nước; 1,45 triệu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và khoảng 2,7 triệu cơng nhân trong các loại hình sản xuất kinh doanh khác [86, tr.36].

Mặc dù, sự tăng lên về số lượng của giai cấp cơng nhân khơng hồn toàn đồng nhất với việc tăng lên vai trị của nó đối với sự phát triển của xã hội, nhưng trong điều kiện của nước ta hiện nay, đó là điều kiện cần để giai cấp cơng nhân Việt Nam tăng cường vai trị của mình đối với cơng cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự tăng lên về số lượng của giai cấp công nhân cũng chứng tỏ nền cơng nghiệp nước ta đang có bước phát triển khởi sắc, thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động xã hội. Điều này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của xã hội, như Mác đã từng chỉ ra: các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản trái lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp. Sự phát triển về lượng là tiền đề cho sự biến đổi về chất của giai cấp công nhân trong việc phát huy vai trị của mình đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.

Ba là, Giai cấp công nhân Việt Nam là bộ phận có tay nghề chun mơn cao so với nhiều bộ phận lao động khác.

Sau hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu mà đất nước ta đạt được là không thể phủ nhận. Trong đó, quan trọng hàng đầu là việc phát huy có hiệu quả nguồn lực con người, đặc biệt là người công nhân- lực lượng sản xuất hàng đầu của nền kinh tế. Bởi vậy, Văn kiện Trung ương sáu khóa X đã chỉ ra: “Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp cơng nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng giai cấp cơng nhân được nâng lên, đã hình thành ngày càng đơng đảo bộ phận cơng nhân trí thức” [20, tr.44]. Sau hơn 20 năm đổi mới, trình độ học vấn,

chuyên môn kỹ thuật của giai cấp công nhân không ngừng được nâng lên, điều này được thể hiện như sau:

So với mức trung bình của người dân và lao động của cả nước thì trình độ học vấn của cơng nhân ngày càng được nâng cao. Năm 1995 cơng nhân có học vấn phổ thông trung học là 42,5%, năm 2000 là 62,2%, năm 2007 là 69,3%; trình độ trung học cơ sở là 23,7%, trình độ tiểu học là 2,4%. Trong đó, cơng nhân trong doanh nghiệp nhà nước có trình độ trung học phổ thơng chiếm tỷ lệ cao nhất với 79,2%, tiếp đến là công nhân trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa với 75,6%; Nhìn chung lao động của cả nước có khoảng 26% được qua đào tạo, thì hiện nay, ở cơng nhân con số này hơn hẳn: công nhân kỹ thuật là 29,1%, trình độ trung cấp là 15,5%, trình độ cao đẳng trở lên là 19,1%, trong đó cơng nhân ngành thương mại, dịch vụ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,5%, sau đó là ngành xây dựng- giao thơng vận tải với 28,2% [2, tr.18; 3, tr.6-7]. Trình độ học vấn, chun mơn tay nghề của công nhân không ngừng được tăng lên, tạo điều kiện cho công nhân tham gia ngày càng sâu vào việc làm chủ công nghệ và ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, hình thành ngày càng đơng đảo bộ phận cơng nhân trí thức, đây là dấu hiệu hình thành đội ngũ cơng nhân chất lượng cao góp phần quan trọng thúc đẩy q trình hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Trong sản xuất đã hình thành nhóm cơng nhân cơ khí chế tạo, cơng nhân điện tử viễn thơng, cơng nhân hóa chất và dược phẩm, cơng nhân chế biến lương thực, thực phẩm và thủy hải sản có giá trị cao…Trong lĩnh vực dịch vụ cơng nghiệp đã hình thành nhóm cơng nhân dịch vụ giao thông vận tải, cảng biển, hàng không, dịch vụ các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng… Việc hình thành các nhóm cơng nhân chất lượng cao đã khẳng định rõ

hơn vai trò lực lượng sản xuất hàng đầu của giai cấp công nhân trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bốn là, giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng hàng đầu điều hành và quản lý những tư liệu sản xuất hiện đại của đất nước, đồng thời không ngừng ứng dụng, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.

Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay, công nhân là lực lượng chủ yếu sử dụng, điều hành và quản lý những tư liệu sản xuất hiện đại của quốc gia. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam khơng ngừng được cải thiện và nâng cao, một số sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài như một số sản phẩm công nghệ, may mặc, giầy da, thủy sản…. Từ đó góp phần nâng cao giá trị hàng hóa và tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.

Cơng nhân trong q trình điều hành và quản lý những tư liệu sản xuất đã không ngừng ứng dụng, đổi mới công nghệ vào quá trình sản xuất. Vì vậy, một mặt đã góp phần vào cải tiến và hiện đại hóa các nghành cơng nghiệp truyền thống, chuyển dịch cơ cấu nghành công nghiệp theo hướng hiện đại. Mặt khác, nâng cao cơng nghệ và hiện đại hóa một số ngành như cơ khí chế tạo (hàn, đúc, đóng tàu biển cỡ lớn…), cơng nghiệp hóa chất và dược phẩm (giấy, xi măng, thiết bị dùng trong nghành y...), công nghệ xây dựng các nhà máy thủy điện… Ngồi ra, với việc khơng ngừng ứng dụng và đổi mới công nghệ vào sản xuất, công nhân đã bước đầu làm chủ một số nghành cơng nghiệp tự động hóa như công nghệ xây dựng cầu, công nghệ gen, cơng nghệ laser… và đã hình thành một số khu cơng nghệ cao như đã nói. Đó là các khu cơng nghệ cao Hịa Lạc- Hà Nội, khu cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh...

Việc ứng dụng và đổi mới cơng nghệ trong q trình sản xuất của cơng nhân một mặt góp phần hình thành một số nghành cơng nghiệp có hàm lượng

khoa học cơng nghệ cao, từ đó thúc đẩy nền cơng nghiệp nước ta phát triển theo hướng ngày càng hiện đại. Mặt khác tạo điều kiện cho giai cấp công nhân khơng ngừng nâng cao trình độ tay nghề, chun mơn kỹ thuật, nhất là năng lực ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Ngồi ra, thơng qua hoạt động ứng dụng và đổi mới cơng nghệ cịn tạo điều kiện thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác, liên kết giữa cơng nhân và trí thức tạo ra một đội ngũ cơng nhân chất lượng cao như trí thức cơng nhân, cơng nhân trí thức… Đây chính là nguồn lực chất lượng cao, là động lực thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Đồng thời, cho thấy vai trò lực lượng sản xuất hàng đầu của giai cấp công nhân trong hoạt động kinh tế và sự phát triển của xã hội.

Năm là, giai cấp cơng nhân Việt Nam là lực lượng đóng góp to lớn vào GDP và ngân sách nhà nước.

Cơng nhân Việt Nam đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đóng góp ngày càng lớn vào GDP của cả nước. Chỉ tính riêng các khu cơng nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), “đến cuối tháng 12/206, các KCN, KCX đã thu hút được 2637 dự án đầu tư trong nước với số vốn lên tới 136 nghìn tỷ đồng (tương đương 850 triệu USD) và thu hút được 2441 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đăng ký lên tới 22,3 tỷ USD. Các KCN, KCX đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước vào năm 1996; 14% năm 2000; 17% năm 2001 và 28% năm 2005. Đã sản xuất hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng 15% tổng kim nghạch xuất khẩu năm 2000; 20% năm 2005, riêng KCX chiếm tỷ trọng 10% và giá trị tuyệt đối khoảng 2,9 tỷ USD… Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước của các KCN, KCX giai đoạn 2001-2005 đạt gần 2 tỷ USD, tăng bình quân mỗi năm khoảng 45% và gấp 6 lần so với giai đoạn 1996-2000. Các KCN, KCX đã thu hút 656 nghìn lao

động giai đoạn 2001-2005, tăng gấp 4 lần giai đoạn 1996-2000 và tính đến tháng 12/2006 đã thu hút được 920 nghìn lao động” [80, tr.54].

Cơng nhân nước ta đóng vai trị chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, điều này được thể hiện rõ nhất thơng qua vai trị của giai cấp công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước những năm đổi mới. Theo thống kê năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nhà nước là 250 000 tỷ đồng chiếm 25% giá trị sản xuất công nghiệp trong nước. Trong lĩnh vực xuất và nhập khẩu đóng góp gần 60% giá trị. Năm 2006 tạo ra 37% GDP và 42,4% Tổng thu ngân sách (tính cả thu từ dầu thô) [2, tr.21]. Với những đóng góp đó cho thấy, mặc dù trong khu vực kinh tế nhà nước, đội ngũ cơng nhân có xu hướng giảm đi đáng kể về số lượng cũng như tỷ trọng trong cơ cấu giai cấp cơng nhân, nhưng họ vẫn giữ vai trị quan trọng và chủ đạo trong phát triển kinh tế, đóng góp to lớn vào GDP và ngân sách nhà nước.

Không chỉ trong khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngồi nhà nước, cơng nhân cũng đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách. Năm 2001 là 6,4% đến năm 2006 tăng lên 11,4%; trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi năm 2005 đã sản xuất ra tổng giá trị sản phẩm là 134 000 tỷ đồng chiếm khoảng 16% GDP, năm 2006 là 166 000 tỷ đồng chiếm khoảng 17% GDP. [2, tr.21] Có thể thấy, lực lượng cơng nhân khu vực ngồi nhà nước, nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đang trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong cuộc đổi mới đất nước (Trang 53 - 68)