QUAN NIỆM VỀ VAI TRÕ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong cuộc đổi mới đất nước (Trang 26 - 36)

TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Giai cấp cơng nhân Việt Nam có vai trò to lớn trong công cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò này đã và đang được phát huy mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay. Để tìm hiểu rõ về vai trị của giai cấp cơng nhân, trước hết cần tìm hiểu quan niệm chung về vai trò của giai cấp này trong thời kỳ đổi mới.

Thứ nhất, vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam trong công cuộc đổi

mới đất nước chính là sự cụ thể hóa về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.

Giai cấp cơng nhân nói chung và giai cấp cơng nhân Việt Nam nói riêng là sản phẩm của q trình phát triển cơng nghiệp. Như các C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra: Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp đã tạo ra tiền đề vật chất cho

giai cấp công nhân tồn tại và phát triển. Sự phát triển mọi mặt của giai cấp công nhân lại là động lực thúc đẩy nền đại công nghiệp phát triển hơn nữa. Qua đó, tạo ra cơ sở để giai cấp cơng nhân thực hiện vai trị lịch sử cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, trong đó, đảm bảo sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Đối với giai cấp công nhân nước ta, khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội VIII (1996) của Đảng, xác định đưa nền kinh tế nước ta bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chủ trương, đường lối này của Đảng và Nhà nước đã mở ra những điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp và công nhân Việt Nam hiện nay.

Với những chủ trương và đường lối ấy, Đảng và Nhà tiếp tục khẳng định giai cấp công nhân nước ta là lực lượng lãnh đạo, lực lượng đi đầu, cơ bản, chủ đạo trong cơng cuộc đổi mới, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng vật chất để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu này, sẽ là tiền đề xây dựng nước ta giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũng chính là nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nhằm thực hiện có hiệu quả vai trị của giai cấp cơng nhân trong cơng cuộc đổi mới, xuất phát từ tình hình thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã không ngừng đổi mới, bổ sung và hồn thiện thiện hệ thống chính sách, pháp luật về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tạo ra hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho công nhân phát triển và phát huy vai trị của mình.

Như vậy, vai trị của giai cấp công nhân Việt Nam trong công cuộc đổi mới chính là sự cụ thể hóa nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới: Thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đưa nước ra phát triển bền vững về mọi mặt tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

gắn liền với trình độ cơng nghệ của đất nước.

Nền công nghiệp hiện đại đưa đến giai cấp công nhân hiện đại, nền công nghiệp lạc hậu đưa đến giai cấp công nhân lạc hậu. Song, một thực tế khách quan là giai cấp công nhân không chỉ là “con đẻ”, là “sản phẩm” của quá trình cơng nghiệp mà cơng nhân cịn đóng vai trị là “chủ thể” của q trình ấy. Bởi vậy, đối với nước ta, đang trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp, tức là nền cơng nghiệp mới đang trong q trình phát triển, chưa thể tạo ra ngay một nền tảng công nghiệp tiên tiến, hiện đại để trên đó cơng nhân thể hiện vị thế và vai trị của mình. Do đó, việc thực hiện vai trị của giai cấp cơng nhân không tránh khỏi những hạn chế, bất cập.

Điều này dần được khắc phục khi Đảng và Nhà nước ta khơng ngừng đưa ra đường lối chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình phát triển cơng nghiệp theo hướng hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức; đường lối mở cửa hội nhập, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến, đồng thời khuyến khích cơng nhân, người lao động không ngừng ứng dụng, sáng tạo ra công nghệ mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp và kinh tế nước ta. Đây là điều kiện thuận lợi để công nhân nước ta phát huy vai trò là “chủ thể” của quá trình phát triển công nghiệp của đất nước.

Thứ ba, vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam trong công cuộc đổi

mới khơng tách rời với vai trị của tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên và các tổ chức chính trị- xã hội khác trong hệ thống chính trị nước ta.

Giai cấp cơng nhân thực hiện vai trò của mình trước hết thơng qua Đảng. Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, Đảng gồm những thành viên ưu tú nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. Đảng khơng chỉ trung thành với lợi ích của giai cấp cơng nhân, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân mà còn đề ra đường lối cách mạng để cơng nhân thực hiện và hồn thành vai trị lịch sử của mình. Vì thế Đảng và giai cấp là không tách rời. Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ và bản lĩnh cách mạng, có đường lối chiến lược đúng đắn, hợp quy luật là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân được hồn thành.

Giai cấp công nhân Việt Nam khi ra đời đã sớm thành lập được tổ chức Đảng. Dưới sự dẫn dắt của Đảng, giai cấp cơng nhân nước ta có sự phát triển vượt bậc, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đưa đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát huy thế mạnh đó, trong cơng cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, giai cấp công nhân tiếp tục thể hiện vai trị to lớn của mình đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Bên cạnh tổ chức Đảng, Cơng đồn cũng giữ vị trí quan trọng trong q trình giai cấp cơng nhân thực hiện vai trị lịch sử của mình. Đúng như Lênin chỉ ra rằng: Giai cấp vơ sản ở bất cứ nước nào trên thế giới cũng chỉ phát triển và chỉ có thể phát triển bằng con đường cơng đồn, bằng sự tác động qua lại giữa Cơng đồn và Đảng của giai cấp cơng nhân. Trong thực tế, Cơng đồn được coi là trường học xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân, là nơi giáo dục, rèn luyện tính giác ngộ giai cấp cho cơng nhân, góp phần nâng cao vị thế và vai trị của giai cấp cơng nhân trong cơng cuộc xây dựng xã hội mới. Đối

với Cơng đồn nước ta, có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân; trong việc giáo dục, rèn luyện cơng nhân nâng cao tính giác ngộ giai cấp, ý thức chính trị, bản lĩnh cách mạng, để giai cấp công nhân xứng đáng là giai cấp lãnh đạo, lực lượng sản xuất hàng đầu và nòng cốt trong khối liên minh cơng- nơng và khối đại đồn kết tồn dân tộc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, thì tổ chức Cơng đồn càng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân, cũng như trong việc nâng cao ý thức công nhân về vị trí, vai trị của họ trong thời kỳ đổi mới.

Ngồi ra, vai trị của giai cấp công nhân gắn liền với vai trò của Đồn Thanh niên và các tổ chức chính trị- xã hội khác trong hệ thống chính trị nước ta. Giai cấp cơng nhân nước ta có cơ cấu tuổi đời và tuổi nghề trẻ, do vậy, Đồn Thanh niên có vai trị rất lớn trong việc lơi cuốn cơng nhân tham gia tổ chức này. Một mặt, góp phần giáo dục ý thức chính trị, ý thức giai cấp cho họ, mặt khác, tạo ra môi trường giao lưu, học hỏi, sinh hoạt văn hóa và sân chơi lành mạnh cho cơng nhân. Những hoạt động đó của tổ chức Đồn Thanh niên góp phần tạo ra sự thống nhất và động lực phấn đấu trong phong trào công nhân.

Như vậy, vai trị của giai cấp cơng nhân trong công cuộc đổi mới không tách rời với vai trị của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị nước ta, mà trước hết là tổ chức Đảng, Cơng đồn và Đồn Thanh Niên. Bởi vậy, khi xem xét, đánh giá vai trị của giai cấp cơng nhân trong công cuộc đổi mới phải gắn liền với việc xem xét, đánh giá vai trò của các tổ chức này trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

Thư tư, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong công cuộc đổi

mới được phát huy trong thế cộng đồng với dân tộc và các giai tầng khác trong xã hội.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Trong cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân muốn giành được thắng lợi hồn tồn, cần phải có sự tham gia và ủng hộ của giai cấp nông dân và các giai tầng khác trong xã hội. Khi tổng kết phong trào đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác và Ph.Ăngnghen đã chỉ ra rằng, “công nhân Pháp không thể tiến lên một bước nào và cũng khơng thể đụng đến một sợi tóc nào của chế độ tư sản, trước khi đơng đảo nhân dân đứng giữa giai cấp vô sản và tư sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản, nổi dậy chống chế độ tư sản, chống sự thống trị của tư bản, chưa bị tiến trình của cách mạng buộc phải đi theo những người vô sản, coi là đội tiền phong của mình. Cơng nhân chỉ có thể mua được những thắng lợi đó bằng sự thất bại ghê ghớm hồi tháng Sáu mà thôi”. Trong tác phẩm “Sơ thảo đầu tiên của đề cương về vấn đề ruộng đất”, V.I. Lênin cũng chỉ ra rằng: “Giai cấp vô sản chỉ trở thành một giai cấp thực sự cách mạng, hành động một cách thực sự theo tinh thần của chủ nghĩa xã hội, khi nó xuất hiện và hành động với tư cách là đội tiền phong của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột, với tư cách là lãnh tụ của họ trong cuộc đấu tranh lật đổ bọn bóc lột”. Điều đó cho thấy, một trong những điều kiện quan trọng để giai cấp cơng nhân hồn thành được sứ mệnh lịch sử của mình là phải thực hiện được liên minh công-nông, phải lôi cuốn được các tầng lớp khác trong xã hội vào cuộc đấu tranh xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Quán triệt tư tưởng này, Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã chú trọng xây dựng liên minh cơng - nơng - trí thức và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong Văn kiện Đại hội lần thứ II (2/1951) của Đảng ghi rõ: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa là chính quyền dân chủ của nhân dân, lấy liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và lao động trí thức làm nền tảng

và do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Đường lối đúng đắn này của Đảng trở thành động lực cho giai cấp cơng nhân, nơng dân, trí thức và tồn thể dân tộc thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, ở Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục xác định “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hịa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”. Nhờ vậy, mà đến nay, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, đời sống của nhân dân được nâng lên, góp phần tạo ra thế và lực để đưa nước ta vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chú trọng đến vai trò liên minh giữa cơng nhân, nơng dân, trí thức và các giai tầng khác trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta, trước hết, chú trọng cơ sở kinh tế của nó, đó là, cơng nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với việc phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện…nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trị của liên minh cơng nhân, nơng dân, trí thức và các giai tầng khác trong xã hội càng có ý nghĩa quan trọng. Giai cấp cơng nhân, nơng dân đóng vai trị chủ đạo trong phát triển nền cơng- nơng nghiệp tồn diện, trí thức đóng vai trị nịng cốt trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt các động giáo dục, y tế, văn hóa... doanh nhân- người sử dụng lao động, có vai trị to lớn trong việc xây dựng mối quan hệ hài hịa về lợi ích, tạo ra mơi trường và động lực phấn đấu cho cả hai bên. Trên cơ sở đó tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, một nền tảng kinh tế vững

mạnh toàn diện để xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu mạnh.

Như vậy, trong công cuộc đổi mới đất nước, vai trị của giai cấp cơng nhân được phát huy trong thế cộng đồng với dân tộc và các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, mà trước hết là giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức và đội ngũ doanh nhân. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá vai trị của giai cấp cơng nhân trong cơng cuộc đổi mới đất nước địi hỏi phải được xem xét tồn diện, khơng tách dời với vai trò của các giai tầng khác trong xã hội.

Thứ năm, vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam trong cơng cuộc đổi

mới đất nước là khách quan, song, trong quá trình thực hiện trên thực tế còn nhiều bất cập, hạn chế, nên cần phải phân biệt vai trò ở mức độ lý tưởng và thực tế đạt được.

Vai trị của giai cấp cơng nhân là một tất yếu khách quan, vai trò ấy được quy định bởi giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, hàng đầu của toàn thể nhân loại. Ra đời và trưởng thành cùng với nền đại công nghiệp đã tạo ở giai cấp công nhân những đặc điểm mà các giai tầng khác ít có, hoặc khơng có, như tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần cách mạng triệt để, tinh thần dân tộc và quốc tế... Có Đảng tiên phong với lý luận cách mạng tiên tiến, đề ra con đường và phương pháp đấu tranh để giai cấp cơng nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong cuộc đổi mới đất nước (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)